TiLoài cá đắt tiền này phải cho ăn vào ban đêm. Đặc biệt, khi cá còn nhỏ thì 24h phải cho ăn 24 bữa.
Luôn gọi những con cá khó tính có nguồn gốc "tây" của mình là "hoàng tử, công chúa", Hà Trần Quyền (33 tuổi) cho hay gần 10 năm làm trang trại, anh đã nếm trải đủ mùi vị của thất bại và cay đắng.
Nhưng cũng phải mất từng ấy thời gian mới đủ để anh thực sự bừng tỉnh trong làm ăn kinh tế.
Loài cá tầm vốn chỉ ưa thích sống ở một số vùng nước lạnh của nước Nga. Thế nhưng, thật bất ngờ, một chàng trai người Tày đã đưa tin vào nuôi thành công loại cá này trên vùng núi Cấm Sơn - Bắc Giang. Mô hình không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình anh mà còn mở ra hướng làm ăn mới cho nhiều hộ dân khác trên địa bàn.
Giữa không khí của mùa xuân mới, chúng tôi vượt gần 200 cây số tìm lên Cấm Sơn – Bắc Giang đến với khu nuôi cá tầm, thứ cá tưởng chỉ có ở vùng biển xa xôi của nước Nga.
Mô hình nuôi cá tầm trên đỉnh Cấm Sơn - Bắc Giang mỗi năm mang về thu nhập hàng tỉ đồng cho anh Hà Trần Quyền. Ảnh H.H
10h30 phút, khi xe đỗ xịch trước sân công ty cá tầm Việt Nam – Bắc Giang, anh thanh niên nhỏ nhắn, xương xương đứng chờ sẵn mỉm cười thân thiện bắt tay từng người, hỏi thăm đôi câu sức khỏe rồi mời tất cả vào nhà điều hành nghỉ ngơi, uống nước với lời hứa "cần thông tin gì về cá tầm Việt Nam sẽ cung cấp hết."
Trung tâm điều hành trại Cấm Sơn – Bắc Giang (dự án được dự kiến đầu tư khoản kinh phí khổng lồ 65 triệu USD) là dãy nhà mái bằng khang trang, phòng giám đốc và kế toán – nhân sự ở hai bên, gian giữa dành tiếp khách.
Ngó vào trong ấy đã thấy có 4 – 5 khách đang trò chuyện rôm rả, toàn từ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng xuống đặt vấn đề về việc mở đại lý kinh doanh các sản phẩm từ cá Tầm, người thanh niên ban nãy cho biết vậy và giới thiệu chúng tôi làm quen nhau. Đến lúc này tôi mới biết anh tên Hà Trần Quyền, giám đốc công ty cá tầm Việt .
Bên hương thơm thoang thoảng của cốc trà mới pha, câu chuyện của những vị khách lạ quy về một mối quan tâm chung: cá tầm.
Khởi đầu gian truân… đưa cá về núi
Khoảng giữa 2010, sau những ngày lang thang khắp các vùng lòng hồ thủy điện Buôn Tua Srah, Đắk R’Tíh (khu vực Tây Nguyên) học cách nuôi cá tầm, Hà Trần Quyền (25 tuổi, người dân tộc Tày, quê Thái Nguyên) quyết định ngược ra Bắc, làm trang trại. Niềm đam mê với giống cá tầm đã thôi thúc anh đến với mảnh đất Cấm Sơn - Bắc Giang.
"Trong năm đầu tiên, do kinh nghiệm chăm sóc cá và quản lý trang trại hạn chế nên sản lượng khai thác cá bị sụt giảm, nguồn thu chỉ đủ trả lương cho người lao động. Được sự hỗ trợ kỹ thuật nuôi từ các chuyên gia người nước ngoài của Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam, mình quyết định xây dựng trang trại theo hướng khoa học qui mô lớn. Ngoài nguồn vốn tự thân, tranh thủ vay mượn từ bạn bè và kêu gọi hợp tác đầu tư," - Hà Trần Quyền, nói.
"Khoảng 10/2011, Công ty Cá Tầm Việt Nam – Bắc Giang ra đời, toàn bộ cơ sở vật chất vốn của Trạm Cá giống Cấm Sơn gồm: ao nuôi, bể ấp, kênh dẫn nước... được chúng tôi tận dụng." – Quyền nói thêm.
Thuận lợi từ việc cơ sở nuôi trồng sẵn có, Hà Trần Quyền quyết định xây dựng thêm 30 buồng vỗ cá con. Ngoài giống và thức ăn nhập khẩu châu Âu, nguồn nước và nhiệt độ là 2 yếu tố tối quan trọng đã được "hóa giải" nhanh chóng: nước lấy từ nguồn tự nhiên trên núi theo một đường kênh nhân tạo, đổ vào bể nuôi cá tầm, rồi từ bể chảy xuống các hồ chứa nuôi cá nước ngọt. "Chúng tôi nuôi thêm các loại cá nước ngọt để làm thức ăn cho cá tầm," Hà Trần Quyền giải thích.
Quyền nói thêm, cá tầm vốn quen sống trong môi trường nước lạnh, nhiệt độ nước phù hợp cho sự tăng trưởng từ 18 - 27oC. Trước đây, theo tiêu chuẩn tạm thời về yêu cầu chất lượng nước đối với việc nuôi cá tầm áp dụng cho vùng Astrakhan của Nga, các kĩ sư cho rằng cá tầm có thể sống được khi nhiệt độ cao hơn, nhưng khả năng tăng trưởng kém, nếu nhiệt độ cao kéo dài có thể gây chết hoặc phát triển dịch bệnh. Tuy nhiên sau một thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, Hà Trần Quyền đã tìm ra môi trường lý tưởng cho loài cá nước lạnh khó tính này: môi trường nước chảy tuần hoàn, trong lồng chứa hoặc các hồ thủy điện lớn.
Khi các điều kiện nuôi trồng đã đáp ứng gần như hoàn hảo, một kế hoạch lớn với tổng mức đầu tư dự kiến 65 triệu USD được ông chủ trang trại vạch ra, nhằm biến 64ha lồng nuôi hồ Cấm Sơn – Bắc Giang thành trại nuôi cá tầm lớn nhất miền Bắc. "Để biến dự án này thành hiện thực, chúng tôi đang tích cực đàm phán với Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam. Khi hoàn thành, sẽ cho lượng cá giống hàng năm là 10 triệu con, sản lượng cá thương phẩm hàng năm là 1800 tấn, riêng trứng cá đen là 120 tấn." - Hà Trần Quyền nói.
24h cho cá ăn 24 bữa
Đưa cả gia đình lên Cấm Sơn – Bắc Giang sinh sống, giám đốc Hà Trần Quyền cho hay, công việc tại trại giống cuốn anh gần như cả ngày lẫn đêm: "Cá tầm chỉ thích ăn đêm nên người nuôi phải cho cá ăn vào khung thời gian từ 19h đêm đến 4h sáng. Khổ nhất là giai đoạn nuôi cá giống, 24h cho ăn đủ 24 bữa, không thiếu bữa nào."- Quyền lí giải.
Cũng theo Quyền, mấy năm gần đây, các sản phẩm từ cá tầm được thị trường ưa chuông, tiêu thụ nhanh, lại được giá nên anh em khá hào hứng và tin tưởng vào sự thành công của mô hình. "Mỗi ngày chúng tôi xuất bán vài tạ, giá bán thương phẩm hiện nay ổn định từ 200 – 280.000 kg, trừ tất cả các chi phí, thu lãi từ 80 – 100.000 kg," giám đốc Quyền thành thật.
Đem những băn khoăn của mình về việc cá tầm Trung Quốc tràn ngập thị trường, giá rẻ hơn 1 nửa nói với giám đốc trại Cấm Sơn – Bắc Giang, Quyền trầm ngâm: "Chính tôi cũng trăn trở nhiều vì điều đó."
"Trên thị trường, cá tầm Trung Quốc đổ về rất nhiều theo đường tiểu ngạch với giá bán chỉ trên 100.000 đ/kg. Cá này có đặc điểm thịt nhão, nát, trắng, ít mỡ còn cá Việt Nam thịt cũng trắng nhưng chắc và có mỡ hơi vàng" – Quyền cho biết.
"Nhưng tôi không tin giá cá có thể thấp như vậy!" – giám đốc trại Cấm Sơn – Bắc Giang, có gần chục năm gắn bó với loài cá này, nói.
Theo đà câu chuyện, Quyền bảo "có thể có yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, họ cố tình hạ giá bán, thao túng thị trường, tiêu diệt các nhà chăn nuôi trong nước, khi đã có thị trường rồi sẽ tăng giá bán để thu hồi vốn."
Về hành trình mình và các cộng sự đã đi, Hà Trần Quyền tự tin nói, trại giống Cấm Sơn – Bắc Giang đang bước những bước dài vững chắc trong việc nuôi cá tầm thương phẩm, mở ra triển vọng mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng trên địa bàn Bắc Giang.
"Việc gấp cần tập trung trước mắt là đầu tư nghiên cứu thức ăn và cho sinh sản nhân tạo cá tầm để giải quyết nguồn con giống tại chỗ, hạ giá thành sản xuất vì hiện nay, con giống chủ yếu được nhập khẩu từ nước Nga nên giá thành rất cao."
Quyền cho hay, ở đâu cũng thế, sự canh tranh là áp lực buộc doanh nghiệp hoặc trở lên linh hoạt, mạnh mẽ hoặc lụn bại, suy sụp. Tuy nhiên, điều làm vị giám đốc này trăn trở nhiều nhất là tính chuyên nghiệp, lành mạnh trong phương thức cạnh tranh.
Hoàng Hưng / Nguoiduatin.vn
Luôn gọi những con cá khó tính có nguồn gốc "tây" của mình là "hoàng tử, công chúa", Hà Trần Quyền (33 tuổi) cho hay gần 10 năm làm trang trại, anh đã nếm trải đủ mùi vị của thất bại và cay đắng.
Nhưng cũng phải mất từng ấy thời gian mới đủ để anh thực sự bừng tỉnh trong làm ăn kinh tế.
Loài cá tầm vốn chỉ ưa thích sống ở một số vùng nước lạnh của nước Nga. Thế nhưng, thật bất ngờ, một chàng trai người Tày đã đưa tin vào nuôi thành công loại cá này trên vùng núi Cấm Sơn - Bắc Giang. Mô hình không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình anh mà còn mở ra hướng làm ăn mới cho nhiều hộ dân khác trên địa bàn.
Giữa không khí của mùa xuân mới, chúng tôi vượt gần 200 cây số tìm lên Cấm Sơn – Bắc Giang đến với khu nuôi cá tầm, thứ cá tưởng chỉ có ở vùng biển xa xôi của nước Nga.
Mô hình nuôi cá tầm trên đỉnh Cấm Sơn - Bắc Giang mỗi năm mang về thu nhập hàng tỉ đồng cho anh Hà Trần Quyền. Ảnh H.H
10h30 phút, khi xe đỗ xịch trước sân công ty cá tầm Việt Nam – Bắc Giang, anh thanh niên nhỏ nhắn, xương xương đứng chờ sẵn mỉm cười thân thiện bắt tay từng người, hỏi thăm đôi câu sức khỏe rồi mời tất cả vào nhà điều hành nghỉ ngơi, uống nước với lời hứa "cần thông tin gì về cá tầm Việt Nam sẽ cung cấp hết."
Trung tâm điều hành trại Cấm Sơn – Bắc Giang (dự án được dự kiến đầu tư khoản kinh phí khổng lồ 65 triệu USD) là dãy nhà mái bằng khang trang, phòng giám đốc và kế toán – nhân sự ở hai bên, gian giữa dành tiếp khách.
Ngó vào trong ấy đã thấy có 4 – 5 khách đang trò chuyện rôm rả, toàn từ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng xuống đặt vấn đề về việc mở đại lý kinh doanh các sản phẩm từ cá Tầm, người thanh niên ban nãy cho biết vậy và giới thiệu chúng tôi làm quen nhau. Đến lúc này tôi mới biết anh tên Hà Trần Quyền, giám đốc công ty cá tầm Việt .
Bên hương thơm thoang thoảng của cốc trà mới pha, câu chuyện của những vị khách lạ quy về một mối quan tâm chung: cá tầm.
Khởi đầu gian truân… đưa cá về núi
Khoảng giữa 2010, sau những ngày lang thang khắp các vùng lòng hồ thủy điện Buôn Tua Srah, Đắk R’Tíh (khu vực Tây Nguyên) học cách nuôi cá tầm, Hà Trần Quyền (25 tuổi, người dân tộc Tày, quê Thái Nguyên) quyết định ngược ra Bắc, làm trang trại. Niềm đam mê với giống cá tầm đã thôi thúc anh đến với mảnh đất Cấm Sơn - Bắc Giang.
Hà Trần Quyền đang ấp ủ biến khu vực Cấm Sơn thành trung tâm nuôi cá tầm lớn của Việt Nam. Ảnh H.H |
"Trong năm đầu tiên, do kinh nghiệm chăm sóc cá và quản lý trang trại hạn chế nên sản lượng khai thác cá bị sụt giảm, nguồn thu chỉ đủ trả lương cho người lao động. Được sự hỗ trợ kỹ thuật nuôi từ các chuyên gia người nước ngoài của Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam, mình quyết định xây dựng trang trại theo hướng khoa học qui mô lớn. Ngoài nguồn vốn tự thân, tranh thủ vay mượn từ bạn bè và kêu gọi hợp tác đầu tư," - Hà Trần Quyền, nói.
"Khoảng 10/2011, Công ty Cá Tầm Việt Nam – Bắc Giang ra đời, toàn bộ cơ sở vật chất vốn của Trạm Cá giống Cấm Sơn gồm: ao nuôi, bể ấp, kênh dẫn nước... được chúng tôi tận dụng." – Quyền nói thêm.
Thuận lợi từ việc cơ sở nuôi trồng sẵn có, Hà Trần Quyền quyết định xây dựng thêm 30 buồng vỗ cá con. Ngoài giống và thức ăn nhập khẩu châu Âu, nguồn nước và nhiệt độ là 2 yếu tố tối quan trọng đã được "hóa giải" nhanh chóng: nước lấy từ nguồn tự nhiên trên núi theo một đường kênh nhân tạo, đổ vào bể nuôi cá tầm, rồi từ bể chảy xuống các hồ chứa nuôi cá nước ngọt. "Chúng tôi nuôi thêm các loại cá nước ngọt để làm thức ăn cho cá tầm," Hà Trần Quyền giải thích.
Quyền nói thêm, cá tầm vốn quen sống trong môi trường nước lạnh, nhiệt độ nước phù hợp cho sự tăng trưởng từ 18 - 27oC. Trước đây, theo tiêu chuẩn tạm thời về yêu cầu chất lượng nước đối với việc nuôi cá tầm áp dụng cho vùng Astrakhan của Nga, các kĩ sư cho rằng cá tầm có thể sống được khi nhiệt độ cao hơn, nhưng khả năng tăng trưởng kém, nếu nhiệt độ cao kéo dài có thể gây chết hoặc phát triển dịch bệnh. Tuy nhiên sau một thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, Hà Trần Quyền đã tìm ra môi trường lý tưởng cho loài cá nước lạnh khó tính này: môi trường nước chảy tuần hoàn, trong lồng chứa hoặc các hồ thủy điện lớn.
Khi các điều kiện nuôi trồng đã đáp ứng gần như hoàn hảo, một kế hoạch lớn với tổng mức đầu tư dự kiến 65 triệu USD được ông chủ trang trại vạch ra, nhằm biến 64ha lồng nuôi hồ Cấm Sơn – Bắc Giang thành trại nuôi cá tầm lớn nhất miền Bắc. "Để biến dự án này thành hiện thực, chúng tôi đang tích cực đàm phán với Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam. Khi hoàn thành, sẽ cho lượng cá giống hàng năm là 10 triệu con, sản lượng cá thương phẩm hàng năm là 1800 tấn, riêng trứng cá đen là 120 tấn." - Hà Trần Quyền nói.
24h cho cá ăn 24 bữa
Đưa cả gia đình lên Cấm Sơn – Bắc Giang sinh sống, giám đốc Hà Trần Quyền cho hay, công việc tại trại giống cuốn anh gần như cả ngày lẫn đêm: "Cá tầm chỉ thích ăn đêm nên người nuôi phải cho cá ăn vào khung thời gian từ 19h đêm đến 4h sáng. Khổ nhất là giai đoạn nuôi cá giống, 24h cho ăn đủ 24 bữa, không thiếu bữa nào."- Quyền lí giải.
Cũng theo Quyền, mấy năm gần đây, các sản phẩm từ cá tầm được thị trường ưa chuông, tiêu thụ nhanh, lại được giá nên anh em khá hào hứng và tin tưởng vào sự thành công của mô hình. "Mỗi ngày chúng tôi xuất bán vài tạ, giá bán thương phẩm hiện nay ổn định từ 200 – 280.000 kg, trừ tất cả các chi phí, thu lãi từ 80 – 100.000 kg," giám đốc Quyền thành thật.
Một góc khu nuôi cá nước ngọt làm thức ăn cho cá tầm. Ảnh H.H |
Đem những băn khoăn của mình về việc cá tầm Trung Quốc tràn ngập thị trường, giá rẻ hơn 1 nửa nói với giám đốc trại Cấm Sơn – Bắc Giang, Quyền trầm ngâm: "Chính tôi cũng trăn trở nhiều vì điều đó."
"Trên thị trường, cá tầm Trung Quốc đổ về rất nhiều theo đường tiểu ngạch với giá bán chỉ trên 100.000 đ/kg. Cá này có đặc điểm thịt nhão, nát, trắng, ít mỡ còn cá Việt Nam thịt cũng trắng nhưng chắc và có mỡ hơi vàng" – Quyền cho biết.
"Nhưng tôi không tin giá cá có thể thấp như vậy!" – giám đốc trại Cấm Sơn – Bắc Giang, có gần chục năm gắn bó với loài cá này, nói.
Theo đà câu chuyện, Quyền bảo "có thể có yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, họ cố tình hạ giá bán, thao túng thị trường, tiêu diệt các nhà chăn nuôi trong nước, khi đã có thị trường rồi sẽ tăng giá bán để thu hồi vốn."
Về hành trình mình và các cộng sự đã đi, Hà Trần Quyền tự tin nói, trại giống Cấm Sơn – Bắc Giang đang bước những bước dài vững chắc trong việc nuôi cá tầm thương phẩm, mở ra triển vọng mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng trên địa bàn Bắc Giang.
"Việc gấp cần tập trung trước mắt là đầu tư nghiên cứu thức ăn và cho sinh sản nhân tạo cá tầm để giải quyết nguồn con giống tại chỗ, hạ giá thành sản xuất vì hiện nay, con giống chủ yếu được nhập khẩu từ nước Nga nên giá thành rất cao."
Quyền cho hay, ở đâu cũng thế, sự canh tranh là áp lực buộc doanh nghiệp hoặc trở lên linh hoạt, mạnh mẽ hoặc lụn bại, suy sụp. Tuy nhiên, điều làm vị giám đốc này trăn trở nhiều nhất là tính chuyên nghiệp, lành mạnh trong phương thức cạnh tranh.
Hoàng Hưng / Nguoiduatin.vn
0 comments:
Post a Comment