Suýt bị người cho thuê nhà lừa hết số tiền đang có, Binder đã rút ra kinh nghiệm khi đi thuê nhà trong thời gian du học ở Anh.
Không phải tất cả trường đại học đều có ký túc xá hoặc nhà ở cho sinh viên. Do vậy, sinh viên tham gia các nghiên cứu quốc tế dài hạn hoặc du học sinh phải tự lo chỗ ở trong thời gian sinh sống ở nước ngoài.
Eve Binder, một sinh viên Mỹ, phải tự đi tìm nhà ở khi đến Anh học chương trình thạc sĩ tại Đại học Oxford. Tuy trường có chỗ ở nhưng cô không thể vào vì mang theo hai chú mèo, Disaster và Calamity. Cuối cùng, Binder đã tìm được nơi đáp ứng nhu cầu sau khi bị một người cho thuê nhà lừa gần hết số tiền cô có.
Ngày 20/7, trang US. News đã đưa ra 5 lời khuyên giúp các sinh viên quốc tế tương lai tránh các cạm bẫy phổ biến trong việc tìm nhà ở nước ngoài.
1. Kiểm tra thông tin trong các nhóm Facebook
Các sinh viên và cựu sinh viên Mỹ học ở nước ngoài nhận định Facebook là nguồn tìm kiếm nhà ở vô cùng hữu ích.
Grace Taylor, một sinh viên người Mỹ học 2 năm đại học ở Ecuador, cho biết Facebook là nơi cô tìm thấy hầu hết thông tin mình cần. Cô đã tìm thấy một nhóm Facebook của những người nước ngoài sống ở khu vực cô định tìm nhà và đọc được thông tin về những căn hộ, chủ nhà được mọi người nhận xét tốt.
Rosie Thomas, sinh viên Mỹ học thạc sĩ tại Đại học Bielefeld, Đức, khuyên các sinh viên nên tham gia hội sinh viên đại học trên diễn đàn xã hội. Các thành viên của hội có thể đăng câu hỏi để xin tư vấn về nhà ở như “Những website nào hữu ích cho việc tìm một căn hộ cho thuê?”, hay “Có ai biết gì về chỗ ở tại trường đại học này không? Chỗ đó có tốt không?”.
2. Kết nối với mạng lưới trong nước
Rất nhiều trang web trường đại học có thông tin cho sinh viên quốc tế về việc tìm nhà ở địa phương. Ví dụ, Đại học Bielefeld đưa ra một số trang tìm nhà trực tuyến để sinh viên tham khảo. Sinh viên cũng có thể tiếp cận các văn phòng đại diện của trường đại học ở nước mình để hỏi về việc tìm nhà.
Một cách khác để khai thác là hỏi những người bạn hoặc bạn bè họ từng sinh sống ở nước ngoài. Đây là cách mà Binder đã sử dụng và nó cứu cô khỏi một vụ lừa tiền. Cô đã tìm đến sự giúp đỡ của một người quen ở Anh để nhờ tìm hiểu thêm về căn hộ phù hợp đã tìm được trên mạng. Sau khi nói chuyện với bạn của người đó, cô biết được đây là trang lừa đảo mà các sinh viên địa phương đều biết.
Binder cho biết: “Nếu có một người bạn có bạn bè đang sống ở khu vực mình đang muốn thuê nhà, hãy đề nghị họ tìm hiểu thật kỹ thông tin về nơi đó và trả họ 20 đô. Số tiền đó không đáng là bao so với 3.000 bảng mà bạn có thể mất trong một vụ lừa đảo”.
3. Xác định những gì là quan trọng nhất với bạn
Thomas cho biết thường có ba tiêu chí chính khi nói đến nhà ở là vị trí, con người và giá cả, rất ít nơi đáp ứng đủ cả ba điều này. Đối với cô, hai tiêu chí quan trọng nhất là vị trí và con người, cả hai đều có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của cô. Đối với Binder, vấn đề quan trọng lại là sự thân thiện với vật nuôi.
Khoảng cách đến trường cũng là chi tiết quan trọng đối với bất kỳ sinh viên quốc tế nào đang tìm nhà ở. Nếu phương tiện công cộng thuận tiện và chi phí phải chăng, sống xa trường không phải là vấn đề lớn. Bạn có thể chọn đạp xe đến lớp.
4. Xem xét thuê nhà ngắn hạn
Chiến lược của Thomas trong việc tìm nhà ở Đức là thuê nhà ngắn hạn. Sau khi đến, cô có thể từ chối việc gia hạn thuê nhà dài hạn sau vài tuần ở đó. Cô cho biết: “Theo kinh nghiệm bản thân, tôi biết rằng việc gặp trực tiếp con người trong thực tế, cảm nhận về nơi ở là rất quan trọng trước khi đưa ra cam kết lâu dài về bất kỳ điều gì”. Thomas đã sử dụng trang WG-Gesucht.de để tìm chỗ ở ngắn hạn.
5. Nhận các chi tiết bằng văn bản
Taylor, người đã học ở Ecuador, khuyên sinh viên là phải có được hợp đồng thuê nhà bằng văn bản đã được ký bởi hai bên, chủ nhà và người thuê, trước khi dọn vào ở. Taylor tìm được một căn hộ cô thích gần Đại học Cuenca, nơi cô theo học. Cô đã trả tiền đặt cọc và tiền thuê nhà tháng đầu tiên cho chủ, dự định chuyển vào sau khi việc tu sửa căn hộ hoàn thành.
Tuy nhiên, chủ nhà đã không sửa nhà xong đúng hạn. Taylor không chỉ phải đi tìm thuê một căn hộ khác mà còn bị mất tiền. Chủ nhà đã chối việc nhận tiền của cô. Một trong những lý do Taylor không có bằng chứng chứng mình việc trả tiền trước là đã không ký hợp đồng thuê nhà. “Tôi đã có được một bài học đắt giá”, cô nói.
Không phải tất cả trường đại học đều có ký túc xá hoặc nhà ở cho sinh viên. Do vậy, sinh viên tham gia các nghiên cứu quốc tế dài hạn hoặc du học sinh phải tự lo chỗ ở trong thời gian sinh sống ở nước ngoài.
Eve Binder, một sinh viên Mỹ, phải tự đi tìm nhà ở khi đến Anh học chương trình thạc sĩ tại Đại học Oxford. Tuy trường có chỗ ở nhưng cô không thể vào vì mang theo hai chú mèo, Disaster và Calamity. Cuối cùng, Binder đã tìm được nơi đáp ứng nhu cầu sau khi bị một người cho thuê nhà lừa gần hết số tiền cô có.
Ngày 20/7, trang US. News đã đưa ra 5 lời khuyên giúp các sinh viên quốc tế tương lai tránh các cạm bẫy phổ biến trong việc tìm nhà ở nước ngoài.
1. Kiểm tra thông tin trong các nhóm Facebook
Các sinh viên và cựu sinh viên Mỹ học ở nước ngoài nhận định Facebook là nguồn tìm kiếm nhà ở vô cùng hữu ích.
Grace Taylor, một sinh viên người Mỹ học 2 năm đại học ở Ecuador, cho biết Facebook là nơi cô tìm thấy hầu hết thông tin mình cần. Cô đã tìm thấy một nhóm Facebook của những người nước ngoài sống ở khu vực cô định tìm nhà và đọc được thông tin về những căn hộ, chủ nhà được mọi người nhận xét tốt.
Rosie Thomas, sinh viên Mỹ học thạc sĩ tại Đại học Bielefeld, Đức, khuyên các sinh viên nên tham gia hội sinh viên đại học trên diễn đàn xã hội. Các thành viên của hội có thể đăng câu hỏi để xin tư vấn về nhà ở như “Những website nào hữu ích cho việc tìm một căn hộ cho thuê?”, hay “Có ai biết gì về chỗ ở tại trường đại học này không? Chỗ đó có tốt không?”.
2. Kết nối với mạng lưới trong nước
Rất nhiều trang web trường đại học có thông tin cho sinh viên quốc tế về việc tìm nhà ở địa phương. Ví dụ, Đại học Bielefeld đưa ra một số trang tìm nhà trực tuyến để sinh viên tham khảo. Sinh viên cũng có thể tiếp cận các văn phòng đại diện của trường đại học ở nước mình để hỏi về việc tìm nhà.
Một cách khác để khai thác là hỏi những người bạn hoặc bạn bè họ từng sinh sống ở nước ngoài. Đây là cách mà Binder đã sử dụng và nó cứu cô khỏi một vụ lừa tiền. Cô đã tìm đến sự giúp đỡ của một người quen ở Anh để nhờ tìm hiểu thêm về căn hộ phù hợp đã tìm được trên mạng. Sau khi nói chuyện với bạn của người đó, cô biết được đây là trang lừa đảo mà các sinh viên địa phương đều biết.
Binder cho biết: “Nếu có một người bạn có bạn bè đang sống ở khu vực mình đang muốn thuê nhà, hãy đề nghị họ tìm hiểu thật kỹ thông tin về nơi đó và trả họ 20 đô. Số tiền đó không đáng là bao so với 3.000 bảng mà bạn có thể mất trong một vụ lừa đảo”.
3. Xác định những gì là quan trọng nhất với bạn
Thomas cho biết thường có ba tiêu chí chính khi nói đến nhà ở là vị trí, con người và giá cả, rất ít nơi đáp ứng đủ cả ba điều này. Đối với cô, hai tiêu chí quan trọng nhất là vị trí và con người, cả hai đều có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của cô. Đối với Binder, vấn đề quan trọng lại là sự thân thiện với vật nuôi.
Khoảng cách đến trường cũng là chi tiết quan trọng đối với bất kỳ sinh viên quốc tế nào đang tìm nhà ở. Nếu phương tiện công cộng thuận tiện và chi phí phải chăng, sống xa trường không phải là vấn đề lớn. Bạn có thể chọn đạp xe đến lớp.
4. Xem xét thuê nhà ngắn hạn
Chiến lược của Thomas trong việc tìm nhà ở Đức là thuê nhà ngắn hạn. Sau khi đến, cô có thể từ chối việc gia hạn thuê nhà dài hạn sau vài tuần ở đó. Cô cho biết: “Theo kinh nghiệm bản thân, tôi biết rằng việc gặp trực tiếp con người trong thực tế, cảm nhận về nơi ở là rất quan trọng trước khi đưa ra cam kết lâu dài về bất kỳ điều gì”. Thomas đã sử dụng trang WG-Gesucht.de để tìm chỗ ở ngắn hạn.
5. Nhận các chi tiết bằng văn bản
Taylor, người đã học ở Ecuador, khuyên sinh viên là phải có được hợp đồng thuê nhà bằng văn bản đã được ký bởi hai bên, chủ nhà và người thuê, trước khi dọn vào ở. Taylor tìm được một căn hộ cô thích gần Đại học Cuenca, nơi cô theo học. Cô đã trả tiền đặt cọc và tiền thuê nhà tháng đầu tiên cho chủ, dự định chuyển vào sau khi việc tu sửa căn hộ hoàn thành.
Tuy nhiên, chủ nhà đã không sửa nhà xong đúng hạn. Taylor không chỉ phải đi tìm thuê một căn hộ khác mà còn bị mất tiền. Chủ nhà đã chối việc nhận tiền của cô. Một trong những lý do Taylor không có bằng chứng chứng mình việc trả tiền trước là đã không ký hợp đồng thuê nhà. “Tôi đã có được một bài học đắt giá”, cô nói.
0 comments:
Post a Comment