Reuters ngày 30/1 đưa tin, Philippines và Việt Nam đang nỗ lực củng cố quan hệ gần gũi hơn trong một động thái mang tính biểu tượng sau khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động (bành trướng thực địa) trong khu vực (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm Thứ Năm đã bắt đầu chuyến thăm tới Manila cho một cuộc đàm phán xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và tăng cường an ninh, thương mại và quan hệ hợp tác văn hóa song phương. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu: "Chúng tôi tin rằng một quan hệ đối tác chiến lược sẽ tăng cường sự hợp tác một cách toàn diện".
Theo ông Rosario, Việt Nam sẽ là đối tác chiến lược thứ 3 của Philippines, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Reuters cho rằng, mặc dù các quan chức tránh nói rằng những nỗ lực mới được thiết kế để đối phó với (dã tâm bành trướng của) Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines và Việt Nam có được sự tăng trưởng ổn định chặt chẽ hơn trong việc đối mặt với sự hung hãn ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Tờ Tin tức Tham khảo, phụ san của Tân Hoa Xã hôm 30/1 đưa lại tin này của Reuters đã giật tít gây chú ý: "Phó Thủ tướng Việt Nam thăm Philippines bàn hợp tác an ninh trên biển, báo Anh: Để đối phó Trung Quốc". Bản tin trên Reuters cho biết, quan hệ đối tác chiến lược sẽ đẩy mạnh hoạt động tiếp xúc cấp cao giữa quân đội 2 nước, tuần tra hải quân chung, đào tạo và các bài tập.
Bắc Kinh đã bắt đầu xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp trên 6 rặng san hô họ cưỡng chiếm ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc cất quân xâm lược năm 1988 và đồn trú bất hợp pháp từ đó đến nay - PV) để mở rộng lãnh thổ, xây dựng quân cảng và sân bay, các phương tiện thông tin liên lạc, giám sát (bất hợp pháp). Trung Quốc cũng đã triển khai thêm tàu hải quân và hải cảnh ra khu vực này.
"Hoạt động cải tạo quy mô lớn là một mối đe dọa cho tất cả chúng ta", Ngoại trưởng Philippines Rosario khẳng định. Chính sự leo thang này của Bắc Kinh đang dẫn đến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước láng giềng. Trong tháng 12/2014, Việt Nam đã có công hàm gửi Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật Biển, phủ nhận đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc, bảo lưu chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trong vụ kiện đường lưỡi bò.
Năm ngoái, Việt Nam và Philippines đã tổ chức hội đàm hải quân lần đầu tiên, 2 tàu hộ vệ mạnh nhất của Việt Nam cũng đã tới thăm Manila. Một sĩ quan Hải quân Philippines nói với Reuters: "Chúng tôi đã có liên kết đào tạo và các bài tập với Hải quân Mỹ mỗi năm, và chúng tôi rất mong được tập trận chung với Hải quân Việt Nam".
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm Thứ Năm đã bắt đầu chuyến thăm tới Manila cho một cuộc đàm phán xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và tăng cường an ninh, thương mại và quan hệ hợp tác văn hóa song phương. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu: "Chúng tôi tin rằng một quan hệ đối tác chiến lược sẽ tăng cường sự hợp tác một cách toàn diện".
Theo ông Rosario, Việt Nam sẽ là đối tác chiến lược thứ 3 của Philippines, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Reuters cho rằng, mặc dù các quan chức tránh nói rằng những nỗ lực mới được thiết kế để đối phó với (dã tâm bành trướng của) Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines và Việt Nam có được sự tăng trưởng ổn định chặt chẽ hơn trong việc đối mặt với sự hung hãn ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Tờ Tin tức Tham khảo, phụ san của Tân Hoa Xã hôm 30/1 đưa lại tin này của Reuters đã giật tít gây chú ý: "Phó Thủ tướng Việt Nam thăm Philippines bàn hợp tác an ninh trên biển, báo Anh: Để đối phó Trung Quốc". Bản tin trên Reuters cho biết, quan hệ đối tác chiến lược sẽ đẩy mạnh hoạt động tiếp xúc cấp cao giữa quân đội 2 nước, tuần tra hải quân chung, đào tạo và các bài tập.
Bắc Kinh đã bắt đầu xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp trên 6 rặng san hô họ cưỡng chiếm ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc cất quân xâm lược năm 1988 và đồn trú bất hợp pháp từ đó đến nay - PV) để mở rộng lãnh thổ, xây dựng quân cảng và sân bay, các phương tiện thông tin liên lạc, giám sát (bất hợp pháp). Trung Quốc cũng đã triển khai thêm tàu hải quân và hải cảnh ra khu vực này.
"Hoạt động cải tạo quy mô lớn là một mối đe dọa cho tất cả chúng ta", Ngoại trưởng Philippines Rosario khẳng định. Chính sự leo thang này của Bắc Kinh đang dẫn đến sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước láng giềng. Trong tháng 12/2014, Việt Nam đã có công hàm gửi Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật Biển, phủ nhận đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc, bảo lưu chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trong vụ kiện đường lưỡi bò.
Năm ngoái, Việt Nam và Philippines đã tổ chức hội đàm hải quân lần đầu tiên, 2 tàu hộ vệ mạnh nhất của Việt Nam cũng đã tới thăm Manila. Một sĩ quan Hải quân Philippines nói với Reuters: "Chúng tôi đã có liên kết đào tạo và các bài tập với Hải quân Mỹ mỗi năm, và chúng tôi rất mong được tập trận chung với Hải quân Việt Nam".
0 comments:
Post a Comment