(Báo quan su)Tạp chí quốc phòng IHS Jane's (Anh) cho hay, trong tháng 11 và 12/2014, thêm 2 nguyên mẫu của tiêm kích thế hệ năm J-20 do Tập đoàn máy bay Thành Đô (CAC) chế tạo đã xuất hiện.
Điều này thúc đẩy quá trình phát triển chiến đấu cơ này tới mục tiêu đạt khả năng hoạt động ban đầu (IOC) trong giai đoạn 2017-2018. Hiện tại, chương trình J-20 đã có 6 nguyên mẫu. Hai nguyên mẫu đầu tiên (số hiệu 2001 và 2002) xuất hiện vào năm 2009 và 2010.
Bốn nguyên mẫu cải tiến còn lại (số hiệu 2011, 2012, 2013 và 2015) đều được tiết lộ trong năm 2014. Có thể để ý thấy nguyên mẫu mang số hiệu 2014 vẫn chưa xuất hiện, hay thậm chí là sẽ không xuất hiện.
Theo Jane's, đó là do theo quan điểm truyền thống của Trung Quốc, "4" là con số không may mắn. Những bức ảnh được chia sẻ trên internet cho thấy 2 nguyên mẫu mới nhất mang số hiệu 2013 và 2015 đã thực hiện các chuyến bay đầu tiên từ sân bay của CAC vào khoảng ngày 29/11 và 18/12/2014.
Vì sao Trung Quốc tránh đặt số hiệu 2014 cho J-20?
Nguyên mẫu J-20 số hiệu 2015
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) nhận định, sự xuất hiện của nguyên mẫu 2015 cho thấy một bước tiến mới trong chương trình tiêm kích tàng hình của Trung Quốc. Từ đây, các chuyên gia dự đoán chương trình J-20 có thể đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt nguyên mẫu.
Hoàn Cầu cho rằng, với 6 nguyên mẫu J-20 đủ khả năng thực hiện các chuyến bay thử nghiệm, quá trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất tiêm kích tàng hình của Trung Quốc đã vượt qua Nga.
Lý giải cho tuyên bố của mình, Hoàn Cầu cho hay, J-20 cất cánh lần đầu tiên vào tháng 1/2011, một năm sau khi tiêm kích tàng hình thế hệ năm T-50 của Nga thực hiện chuyến bay đầu tiên.
Việc J-20 có thể bắt kịp với T-50 hay không luôn là tâm điểm chú ý của truyền thông. Nguyên mẫu thứ 5 của T-50 đã hoàn tất chuyến bay thử nghiệm hồi tháng 2/2014.
Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm nguyên mẫu T-50 thứ 6 hồi tháng 6/2014 không thành công, bởi chiếc máy bay đã bốc cháy khi hạ cánh. Theo một nhà bình luận quân sự Trung Quốc, ngoài sự cố trên, hiện nay Nga còn đang lấn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính.
Điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch trang bị vũ khí, thiết bị quân sự hùng hậu trước đó của Nga. Tốc độ trang bị và số lượng trang bị của T-50 cũng vì thế mà sẽ bị ảnh hưởng.
Hoàn Cầu cho rằng, lợi thế tiềm năng của J-20 là kích cỡ lớn hơn và sự cơ động, linh hoạt tuyệt vời. Khi có khả năng hoạt động đầy đủ, J-20 sẽ vượt trội tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.
Tuy nhiên, do độ phức tạp của công nghệ, Trung Quốc sẽ không vội vã đưa J-20 vào hoạt động, hay thử nghiệm bay và thử nghiệm trang thiết bị cùng lúc, giống như Mỹ đang áp dụng với các tiêm kích F-35.
Nhật Minh / tin quan su Đại lộ
Điều này thúc đẩy quá trình phát triển chiến đấu cơ này tới mục tiêu đạt khả năng hoạt động ban đầu (IOC) trong giai đoạn 2017-2018. Hiện tại, chương trình J-20 đã có 6 nguyên mẫu. Hai nguyên mẫu đầu tiên (số hiệu 2001 và 2002) xuất hiện vào năm 2009 và 2010.
Bốn nguyên mẫu cải tiến còn lại (số hiệu 2011, 2012, 2013 và 2015) đều được tiết lộ trong năm 2014. Có thể để ý thấy nguyên mẫu mang số hiệu 2014 vẫn chưa xuất hiện, hay thậm chí là sẽ không xuất hiện.
Theo Jane's, đó là do theo quan điểm truyền thống của Trung Quốc, "4" là con số không may mắn. Những bức ảnh được chia sẻ trên internet cho thấy 2 nguyên mẫu mới nhất mang số hiệu 2013 và 2015 đã thực hiện các chuyến bay đầu tiên từ sân bay của CAC vào khoảng ngày 29/11 và 18/12/2014.
Vì sao Trung Quốc tránh đặt số hiệu 2014 cho J-20?
Nguyên mẫu J-20 số hiệu 2015
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) nhận định, sự xuất hiện của nguyên mẫu 2015 cho thấy một bước tiến mới trong chương trình tiêm kích tàng hình của Trung Quốc. Từ đây, các chuyên gia dự đoán chương trình J-20 có thể đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt nguyên mẫu.
Hoàn Cầu cho rằng, với 6 nguyên mẫu J-20 đủ khả năng thực hiện các chuyến bay thử nghiệm, quá trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất tiêm kích tàng hình của Trung Quốc đã vượt qua Nga.
Lý giải cho tuyên bố của mình, Hoàn Cầu cho hay, J-20 cất cánh lần đầu tiên vào tháng 1/2011, một năm sau khi tiêm kích tàng hình thế hệ năm T-50 của Nga thực hiện chuyến bay đầu tiên.
Việc J-20 có thể bắt kịp với T-50 hay không luôn là tâm điểm chú ý của truyền thông. Nguyên mẫu thứ 5 của T-50 đã hoàn tất chuyến bay thử nghiệm hồi tháng 2/2014.
Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm nguyên mẫu T-50 thứ 6 hồi tháng 6/2014 không thành công, bởi chiếc máy bay đã bốc cháy khi hạ cánh. Theo một nhà bình luận quân sự Trung Quốc, ngoài sự cố trên, hiện nay Nga còn đang lấn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính.
Điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch trang bị vũ khí, thiết bị quân sự hùng hậu trước đó của Nga. Tốc độ trang bị và số lượng trang bị của T-50 cũng vì thế mà sẽ bị ảnh hưởng.
Hoàn Cầu cho rằng, lợi thế tiềm năng của J-20 là kích cỡ lớn hơn và sự cơ động, linh hoạt tuyệt vời. Khi có khả năng hoạt động đầy đủ, J-20 sẽ vượt trội tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.
Tuy nhiên, do độ phức tạp của công nghệ, Trung Quốc sẽ không vội vã đưa J-20 vào hoạt động, hay thử nghiệm bay và thử nghiệm trang thiết bị cùng lúc, giống như Mỹ đang áp dụng với các tiêm kích F-35.
Nhật Minh / tin quan su Đại lộ
0 comments:
Post a Comment