Theo bản báo cáo công bố hôm 19/11 của Uỷ ban kinh tế - an ninh Mỹ - Trung thuộc Quốc hội Mỹ, trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ là mối đe doạ đối với các lực lượng Mỹ, các căn cứ và cơ sở của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc cũng sẽ có thể tấn công các vệ tinh an ninh quốc gia của Mỹ theo nhiều cách thức như động lực, lazer, gây nhiễu và chế áp điện tử. Năng lực của Trung Quốc sẽ là nguy cơ đối với tất cả các vệ tinh an ninh quốc gia của Mỹ ở mọi quỹ đạo bay trong 5-10 năm tới.
Mỹ lo lắng về kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc?
"Trên vũ trụ, năm 2014, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chương trình phản vũ trụ sâu rộng nhằm thách thức ưu thế thông tin của Mỹ trong một cuộc xung đột, ngăn chặn hay phá huỷ các vệ tinh Mỹ nếu cần thiết", báo cáo nêu rõ.
Bắc Kinh cũng toan tính phát triển năng lực tác chiến vũ trụ nhằm tăng cường khả năng răn đe chiến lược, tránh bị Mỹ và các nước khác chèn ép về mặt quân sự.
Bản báo cáo quan ngại về năng lực tác chiến hạt nhân ngày càng hoàn thiện của Trung Quốc. Trong 5 năm tới, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ mở rộng và hiện đại hoá nhanh chóng, mang lại cho Trung Quốc nhiều lựa chon chính sách đối ngoại và quân sự, "khiến khả năng ngăn đe của Mỹ giảm sút, nhất là trong quan hệ với đồng minh Nhật Bản."
Trong 3-5 năm tới, chương trình hạt nhân Trung Quốc cũng sẽ nguy hiểm và bền vững hơn với việc triển khai bổ sung các tên lửa hạt nhân tự hành; 5 tàu ngầm đạn đạo hạt nhân, mỗi chiếc có thể mag 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ biển (ICBM).
Trong năm 2013, Lầu Năm góc ra báo cáo cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ gồm 50-75 ICBM, trong đó các tên lửa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ sẽ tăng lên trong 15 năm tới. Tuy nhiên, bản báo cáo cũng cho rằng, thực tế Trung Quốc có tham vọng hạt nhân và kho hạt nhân lớn hơn nhiều.
Khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc hình thành từ năm 2007 với việc triển khai 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Tấn và dự kiến sẽ có thêm các tàu khác vào năm 2020.
Theo đó, các tàu ngầm lớp Tấn JL-2 có tầm hoạt động 4.598 dặm giúp Trung Quốc có khả năng tấn công hạt nhân đối với Alaska, Mỹ nếu được phóng từ vùng biển gần Trung Quốc; với cả Alaska và Hawaii nếu được phóng từ vùng biển phía Nam Nhật Bản; với Alaska, Hawaii và phần phía Tây lục địa Mỹ nếu được phóng từ vùng biển phía Tây Hawaii; và với toàn bộ 50 bang nước Mỹ nếu được phóng từ vùng biển phía Đông Hawaii.
Ngoài tàu ngầm, mối quan ngại lớn khác là sự phổ biến các tên lửa đạn đạo hạt nhận tự hành như DF-31. Năm 2006, Trung Quốc đã triển khai các tên lửa ICBM DF-31 và năm 2007 là các tên lửa ICBM DF-31A hiện đại hơn.
Các hệ thống tự hành này cho phép phóng nhanh hơn và khó bị phát hiện, tấn công. "DF-31A có tầm xa cực đại tối thiểu là 6.959 dặm, cho phép tấn công hầu hết các vị trí trên lục địa Mỹ."
Ngoài ra, Trung Quốc đang thử nghiệm tên lửa ICBM tự hành mới DF-41 có thể được triển khai vào năm 2015, có thể mang trên 10 MIRV và có tầm xa 7.456 dặm cho phép tiếp cận toàn bộ lục địa Mỹ. Trung Quốc có thể đã hiện đại hoá DF-5 và DF-31A để có thể mang trên MIRV.
"Trung Quốc có thể sử dụng MIRV để phóng các đầu đạn hạt nhân tới cá thành phố lớn, các cơ sở quân sự, áp đảo các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ."
Trong bài báo "Lần đầu tiên Trung Quốc sở hữu khả năng răn đe hạt nhân đối với Mỹ" đăng trên Thời báo Hoàn cầu ngày 13/10/2013, tác giả Pei Shen có kèm một bản đồ mô tả Los Angeles trong một cuộc tấn công hạt nhân của tàu ngầm lớp Tấn JL-2: "Sau khi tên lửa hạt nhân tấn công thành phố, bụi phóng xạ tạo ra bởi 20 đầu đạn hạt nhân sẽ tạo ra một khu vực nhiễm xạ hàng nghìn km".
Khi đó, khả năng sống sót của con người ở bên ngoài trong bán kính 746-870 dặm là bằng 0. "Với sức công phá tương đương 1 triệu tấn thuốc nổ TNT của một đầu đạn hạt nhân nhỏ, thì 12 tên lửa hạt nhận của tàu ngầm JL-2 có thể huỷ diệt 12 triệu người."
Đỗ Tuấn (Theo Defense News) / Tiền phong
Trung Quốc cũng sẽ có thể tấn công các vệ tinh an ninh quốc gia của Mỹ theo nhiều cách thức như động lực, lazer, gây nhiễu và chế áp điện tử. Năng lực của Trung Quốc sẽ là nguy cơ đối với tất cả các vệ tinh an ninh quốc gia của Mỹ ở mọi quỹ đạo bay trong 5-10 năm tới.
Mỹ lo lắng về kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc?
"Trên vũ trụ, năm 2014, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chương trình phản vũ trụ sâu rộng nhằm thách thức ưu thế thông tin của Mỹ trong một cuộc xung đột, ngăn chặn hay phá huỷ các vệ tinh Mỹ nếu cần thiết", báo cáo nêu rõ.
Bắc Kinh cũng toan tính phát triển năng lực tác chiến vũ trụ nhằm tăng cường khả năng răn đe chiến lược, tránh bị Mỹ và các nước khác chèn ép về mặt quân sự.
Bản báo cáo quan ngại về năng lực tác chiến hạt nhân ngày càng hoàn thiện của Trung Quốc. Trong 5 năm tới, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ mở rộng và hiện đại hoá nhanh chóng, mang lại cho Trung Quốc nhiều lựa chon chính sách đối ngoại và quân sự, "khiến khả năng ngăn đe của Mỹ giảm sút, nhất là trong quan hệ với đồng minh Nhật Bản."
Trong 3-5 năm tới, chương trình hạt nhân Trung Quốc cũng sẽ nguy hiểm và bền vững hơn với việc triển khai bổ sung các tên lửa hạt nhân tự hành; 5 tàu ngầm đạn đạo hạt nhân, mỗi chiếc có thể mag 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ biển (ICBM).
Trong năm 2013, Lầu Năm góc ra báo cáo cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ gồm 50-75 ICBM, trong đó các tên lửa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ sẽ tăng lên trong 15 năm tới. Tuy nhiên, bản báo cáo cũng cho rằng, thực tế Trung Quốc có tham vọng hạt nhân và kho hạt nhân lớn hơn nhiều.
Khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc hình thành từ năm 2007 với việc triển khai 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Tấn và dự kiến sẽ có thêm các tàu khác vào năm 2020.
Theo đó, các tàu ngầm lớp Tấn JL-2 có tầm hoạt động 4.598 dặm giúp Trung Quốc có khả năng tấn công hạt nhân đối với Alaska, Mỹ nếu được phóng từ vùng biển gần Trung Quốc; với cả Alaska và Hawaii nếu được phóng từ vùng biển phía Nam Nhật Bản; với Alaska, Hawaii và phần phía Tây lục địa Mỹ nếu được phóng từ vùng biển phía Tây Hawaii; và với toàn bộ 50 bang nước Mỹ nếu được phóng từ vùng biển phía Đông Hawaii.
Ngoài tàu ngầm, mối quan ngại lớn khác là sự phổ biến các tên lửa đạn đạo hạt nhận tự hành như DF-31. Năm 2006, Trung Quốc đã triển khai các tên lửa ICBM DF-31 và năm 2007 là các tên lửa ICBM DF-31A hiện đại hơn.
Các hệ thống tự hành này cho phép phóng nhanh hơn và khó bị phát hiện, tấn công. "DF-31A có tầm xa cực đại tối thiểu là 6.959 dặm, cho phép tấn công hầu hết các vị trí trên lục địa Mỹ."
Ngoài ra, Trung Quốc đang thử nghiệm tên lửa ICBM tự hành mới DF-41 có thể được triển khai vào năm 2015, có thể mang trên 10 MIRV và có tầm xa 7.456 dặm cho phép tiếp cận toàn bộ lục địa Mỹ. Trung Quốc có thể đã hiện đại hoá DF-5 và DF-31A để có thể mang trên MIRV.
"Trung Quốc có thể sử dụng MIRV để phóng các đầu đạn hạt nhân tới cá thành phố lớn, các cơ sở quân sự, áp đảo các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ."
Trong bài báo "Lần đầu tiên Trung Quốc sở hữu khả năng răn đe hạt nhân đối với Mỹ" đăng trên Thời báo Hoàn cầu ngày 13/10/2013, tác giả Pei Shen có kèm một bản đồ mô tả Los Angeles trong một cuộc tấn công hạt nhân của tàu ngầm lớp Tấn JL-2: "Sau khi tên lửa hạt nhân tấn công thành phố, bụi phóng xạ tạo ra bởi 20 đầu đạn hạt nhân sẽ tạo ra một khu vực nhiễm xạ hàng nghìn km".
Khi đó, khả năng sống sót của con người ở bên ngoài trong bán kính 746-870 dặm là bằng 0. "Với sức công phá tương đương 1 triệu tấn thuốc nổ TNT của một đầu đạn hạt nhân nhỏ, thì 12 tên lửa hạt nhận của tàu ngầm JL-2 có thể huỷ diệt 12 triệu người."
Đỗ Tuấn (Theo Defense News) / Tiền phong
0 comments:
Post a Comment