Thông tin Trường CĐ Nghề Việt Mỹ “cấm thầy cô trong trường có quan hệ yêu đương với học sinh”. Theo đó, nếu để xảy ra chuyện này, dù dưới bất kỳ hình thức nào, giáo viên vi phạm đều buộc phải nghỉ việc.
Trả lời báo chí, lãnh đạo nhà trường cho biết đây là quy định nội bộ từ lâu tại trường. Việc giám sát thực hiện sẽ thông qua phản ánh của giáo viên, học sinh cũng như hệ thống giám sát công cộng.
Lãnh đạo nhà trường giải thích, tình trạng quan hệ yêu đương phức tạp giữa thầy và trò, gạ tình tồn tại ở nhiều trường học hiện nay. Tuy chưa có trường hợp nào đáng tiếc bị phát hiện tại trường nhưng trường đưa ra quy định này nhằm tạo lập môi trường an toàn cho học sinh, giúp các thầy cô ý thức, trách nhiệm hơn. Quy định không ảnh hưởng đến quyền tự do yêu đương và chỉ có hiệu lực trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường.
Suy diễn tùy tiện, xúc phạm người trong cuộc
Đứng về khía cạnh giáo viên, thầy giáo Trần Mạnh Tùng, giáo viên Toán trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội cho biết: “Khi đọc báo thấy trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ có quy định “Cấm giảng viên và sinh viên yêu nhau”. Thú thực, tôi chuyển từ ngạc nhiên, tò mò đến rất sốc. Cũng là một người làm trong ngành giáo dục, tôi rất không đồng tình với quy định cứng nhắc và sai trái này”.
Giáo viên Tùng phân tích: Giảng viên, sinh viên đều đã qua 18 tuổi, họ đủ quyền tự quyết định chuyện tình cảm của mình. Theo luật, cả gia đình và xã hội đều không được can thiệp, không có lý gì nhà trường lại can thiệp được. Trong các quy định về đạo đức nhà giáo, không có quy định nào như thế cả. Đã có những mối tình đẹp của các đồng nghiệp của tôi ở các trường đại học, cao đẳng, giờ họ là những đôi vợ chồng hạnh phúc mà quá khứ là tình yêu trong sáng, không vụ lợi.
Còn tại sao lại quy tình yêu giảng viên, sinh viên về chuyện đổi tình lấy điểm? GV Tùng thẳng thắn cho rằng, cách lập luận này thể hiện sự xúc phạm với những người trong cuộc, thể hiện cái nhìn ngắn, thiếu nhân văn của người đề ra quy định.
Điểm số cần phải chính xác, song điểm số không quan trọng đến mức phải đổi tình lấy điểm. Một vài trường hợp đã xảy ra là thiểu số, là quan hệ mua bán chứ không phải tình yêu. Nhầm lẫn bản chất sự việc là một điều tai hại, do nó ảnh hưởng rất lớn đến con người, đến xã hội. Để điểm số được công bằng cần có các biện pháp nghiệp vụ chứ không phải chỉ trông chờ vào tình cảm cá nhân.
Tình yêu là một tình cảm đẹp và thiêng liêng, hành chính hóa tình yêu là một quyết định sai lầm. Ai đó viện dẫn rằng, ở Harvard người ta làm thế, song tôi cho rằng nền văn hóa của mình có những nét riêng mà không thể tùy tiện theo họ được.
Tình cảm yêu đương, đa số mọi người đều kín đáo, nhất là trong quan hệ giảng viên – sinh viên. Nhà trường sẽ căn cứ vào đâu để quy kết họ vi phạm quy chế?
Giáo viên Tùng cho hay, phạm trù tình cảm không dễ đo đếm được, nên để buộc thôi việc một giảng viên là điều không dễ dàng, thậm chí vi phạm hợp đồng lao động. Trong một nhà trường có quy định như trên rất dễ nảy sinh hiện tượng soi mói, dò xét lẫn nhau, thậm chí mối quan hệ giảng viên – sinh viên hơi thân mật một chút cũng có thể bị quy kết yêu đương. Mặt tích cực của quy định thì chưa thấy nhưng mặt tiêu cực thì có thể thấy ngay.
Luật sư: Không có Luật nào quy định cấm yêu đương
Trao đổi với phóng viên Dân trí, luật sư Hồ Ngọc Hải, Công ty luật Công Phúc nhấn mạnh: “Vấn đề yêu đương không cấm được, không có gì để cấm. Xét về mặt con người, đây thuộc về tâm lý, thuộc về tình cảm của từng người. Việt Nam quy định, độ tuổi kết hôn là 18 đối với nữ và 20 đối với nam.
Như vậy, chuyện nhu cầu tình cảm liên quan đến đạo đức chứ không liên quan đến pháp luật và không có quy định nào về vấn đề này từ luật hôn nhân gia đình, Luật Thanh niên, Luật bảo vệ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng không có quy định nào quy định rằng một người nam phải là người nào mới có quyền yêu một người nữ.
Thời gian là giảng viên và thời gian là con người hoàn toàn khác nhau, không thể cấm người nào đó một yêu người khác được, đó là trái luật. Đây là quyền của các bên, quyền được sống, được yêu, được thương... Thậm chí, người nữ đang là sinh viên vẫn có thể lấy chồng, sinh con được.
Luật sư Hải cho rằng, sinh viên và thầy giáo không có nghĩa là khi yêu đương người ta có tư lợi trong việc này. Nếu có mục đích về điểm số hay vì mục đích khác nhà trường có thể phạt thầy giáo. Nhà trường có thể thường xuyên kiểm tra các bài thi, bài kiểm tra, kết quả thi của người mà có mối quan hệ đó, nếu phát hiện nâng điểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây trục lợi cho người khác… thì rõ ràng người giáo viên đang lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội thì đó là câu chuyện khác và sẽ bị xử lý hành chính.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Phương, Văn phòng luật sư Trường Phát cho hay: “ Trường cao đẳng cấm thầy cô trong trường có quan hệ yêu đương với học sinh là rất vô lý, không nên có quy định như vậy. Nếu cấm như vậy là vi phạm quyền con người và hiến pháp hay các luật khác.
Việc thầy yêu trò có động cơ trong sáng thì chẳng có lý gì mà cấm người ta việc đó. Người dân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm vậy tại sao lại cấm người khác yêu đương. Quy định này thậm chí không nên có ở trong các cơ quan khác và lại càng nên không có trong môi trường sư phạm”.
Cần bãi bỏ quy định, để không tạo ra một tiền lệ xấu
Giáo viên Trần MạnhTùng cho biết, mỗi nơi có thể có những quy định riêng song quy định đó phải nhận được sự đồng thuận của những người trong cuộc và không tạo ảnh hưởng xấu, không vi phạm những quy định chung. Lệnh cấm trên kia, xét về cả lý và tình đều không chấp nhận được. Sẽ rất là tai hại nếu những cơ quan khác, những ngành khác cũng có quy định này.
Tiến sĩ Tùng Lâm, Hội Tâm lý Hà Nội cho hay, không nên ra quy định như vậy, các em sinh viên lớn, trưởng thành có quyền quyết định việc tình cảm của mình. Trong trường hợp này, theo tôi để đảm bảo quyền lợi học tập cho học sinh chỉ nên đưa ra lời khuyên thì tốt hơn, nếu thành quy định cấm là không đúng so với hiến pháp và Luật hôn nhân gia đình. Cấm như vậy là vi phạm vì các em đến tuổi là được tự do yêu đương, sao lại cấm được.
Theo tiến sĩ Lâm, đã là nhà giáo đều có phẩm chất của một nhà giáo nên không vì yêu đương mà làm ảnh hưởng công việc của cả đời. Nếu giáo viên để sảy ra vấn đề dẫn đến đuổi việc thì đó lại là việc khác. Xét về mặt tâm lý học, con người có quyền, có tình cảm yêu với người này và người khác, không thể dấu diếm được. Xét về mặt pháp luật đó là quyền con người sao ngăn cấm được.
“Có thể trường đưa ra quy định, cấm không được cưới trong thời gian ở trường. Nếu giảng viên không làm đúng nhiệm vụ của mình, không công bằng giữa các sinh viên thì bị xa thải nếu bị tố cáo” – TS Lâm chia sẻ.
Đồng quan điểm, GS Phạm Tất Dong cũng cho rằng: “Nhà trường cấm thầy yêu trò là vi phạm hiến pháp, vi phạm quyền tự do yêu đương của mỗi người, rất vô lý, nên bỏ”.
Theo nguon : dantri.com.vn
Trả lời báo chí, lãnh đạo nhà trường cho biết đây là quy định nội bộ từ lâu tại trường. Việc giám sát thực hiện sẽ thông qua phản ánh của giáo viên, học sinh cũng như hệ thống giám sát công cộng.
Lãnh đạo nhà trường giải thích, tình trạng quan hệ yêu đương phức tạp giữa thầy và trò, gạ tình tồn tại ở nhiều trường học hiện nay. Tuy chưa có trường hợp nào đáng tiếc bị phát hiện tại trường nhưng trường đưa ra quy định này nhằm tạo lập môi trường an toàn cho học sinh, giúp các thầy cô ý thức, trách nhiệm hơn. Quy định không ảnh hưởng đến quyền tự do yêu đương và chỉ có hiệu lực trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường.
Việt Nam quy định, độ tuổi kết hôn là 18 đối với nữ và 20 đối với nam.
|
Suy diễn tùy tiện, xúc phạm người trong cuộc
Đứng về khía cạnh giáo viên, thầy giáo Trần Mạnh Tùng, giáo viên Toán trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội cho biết: “Khi đọc báo thấy trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ có quy định “Cấm giảng viên và sinh viên yêu nhau”. Thú thực, tôi chuyển từ ngạc nhiên, tò mò đến rất sốc. Cũng là một người làm trong ngành giáo dục, tôi rất không đồng tình với quy định cứng nhắc và sai trái này”.
Giáo viên Tùng phân tích: Giảng viên, sinh viên đều đã qua 18 tuổi, họ đủ quyền tự quyết định chuyện tình cảm của mình. Theo luật, cả gia đình và xã hội đều không được can thiệp, không có lý gì nhà trường lại can thiệp được. Trong các quy định về đạo đức nhà giáo, không có quy định nào như thế cả. Đã có những mối tình đẹp của các đồng nghiệp của tôi ở các trường đại học, cao đẳng, giờ họ là những đôi vợ chồng hạnh phúc mà quá khứ là tình yêu trong sáng, không vụ lợi.
Còn tại sao lại quy tình yêu giảng viên, sinh viên về chuyện đổi tình lấy điểm? GV Tùng thẳng thắn cho rằng, cách lập luận này thể hiện sự xúc phạm với những người trong cuộc, thể hiện cái nhìn ngắn, thiếu nhân văn của người đề ra quy định.
Điểm số cần phải chính xác, song điểm số không quan trọng đến mức phải đổi tình lấy điểm. Một vài trường hợp đã xảy ra là thiểu số, là quan hệ mua bán chứ không phải tình yêu. Nhầm lẫn bản chất sự việc là một điều tai hại, do nó ảnh hưởng rất lớn đến con người, đến xã hội. Để điểm số được công bằng cần có các biện pháp nghiệp vụ chứ không phải chỉ trông chờ vào tình cảm cá nhân.
Tình yêu là một tình cảm đẹp và thiêng liêng, hành chính hóa tình yêu là một quyết định sai lầm. Ai đó viện dẫn rằng, ở Harvard người ta làm thế, song tôi cho rằng nền văn hóa của mình có những nét riêng mà không thể tùy tiện theo họ được.
Tình cảm yêu đương, đa số mọi người đều kín đáo, nhất là trong quan hệ giảng viên – sinh viên. Nhà trường sẽ căn cứ vào đâu để quy kết họ vi phạm quy chế?
Giáo viên Tùng cho hay, phạm trù tình cảm không dễ đo đếm được, nên để buộc thôi việc một giảng viên là điều không dễ dàng, thậm chí vi phạm hợp đồng lao động. Trong một nhà trường có quy định như trên rất dễ nảy sinh hiện tượng soi mói, dò xét lẫn nhau, thậm chí mối quan hệ giảng viên – sinh viên hơi thân mật một chút cũng có thể bị quy kết yêu đương. Mặt tích cực của quy định thì chưa thấy nhưng mặt tiêu cực thì có thể thấy ngay.
Luật sư: Không có Luật nào quy định cấm yêu đương
Trao đổi với phóng viên Dân trí, luật sư Hồ Ngọc Hải, Công ty luật Công Phúc nhấn mạnh: “Vấn đề yêu đương không cấm được, không có gì để cấm. Xét về mặt con người, đây thuộc về tâm lý, thuộc về tình cảm của từng người. Việt Nam quy định, độ tuổi kết hôn là 18 đối với nữ và 20 đối với nam.
Như vậy, chuyện nhu cầu tình cảm liên quan đến đạo đức chứ không liên quan đến pháp luật và không có quy định nào về vấn đề này từ luật hôn nhân gia đình, Luật Thanh niên, Luật bảo vệ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng không có quy định nào quy định rằng một người nam phải là người nào mới có quyền yêu một người nữ.
Thời gian là giảng viên và thời gian là con người hoàn toàn khác nhau, không thể cấm người nào đó một yêu người khác được, đó là trái luật. Đây là quyền của các bên, quyền được sống, được yêu, được thương... Thậm chí, người nữ đang là sinh viên vẫn có thể lấy chồng, sinh con được.
Luật sư Hải cho rằng, sinh viên và thầy giáo không có nghĩa là khi yêu đương người ta có tư lợi trong việc này. Nếu có mục đích về điểm số hay vì mục đích khác nhà trường có thể phạt thầy giáo. Nhà trường có thể thường xuyên kiểm tra các bài thi, bài kiểm tra, kết quả thi của người mà có mối quan hệ đó, nếu phát hiện nâng điểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây trục lợi cho người khác… thì rõ ràng người giáo viên đang lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội thì đó là câu chuyện khác và sẽ bị xử lý hành chính.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Phương, Văn phòng luật sư Trường Phát cho hay: “ Trường cao đẳng cấm thầy cô trong trường có quan hệ yêu đương với học sinh là rất vô lý, không nên có quy định như vậy. Nếu cấm như vậy là vi phạm quyền con người và hiến pháp hay các luật khác.
Việc thầy yêu trò có động cơ trong sáng thì chẳng có lý gì mà cấm người ta việc đó. Người dân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm vậy tại sao lại cấm người khác yêu đương. Quy định này thậm chí không nên có ở trong các cơ quan khác và lại càng nên không có trong môi trường sư phạm”.
Cần bãi bỏ quy định, để không tạo ra một tiền lệ xấu
Giáo viên Trần MạnhTùng cho biết, mỗi nơi có thể có những quy định riêng song quy định đó phải nhận được sự đồng thuận của những người trong cuộc và không tạo ảnh hưởng xấu, không vi phạm những quy định chung. Lệnh cấm trên kia, xét về cả lý và tình đều không chấp nhận được. Sẽ rất là tai hại nếu những cơ quan khác, những ngành khác cũng có quy định này.
Tiến sĩ Tùng Lâm, Hội Tâm lý Hà Nội cho hay, không nên ra quy định như vậy, các em sinh viên lớn, trưởng thành có quyền quyết định việc tình cảm của mình. Trong trường hợp này, theo tôi để đảm bảo quyền lợi học tập cho học sinh chỉ nên đưa ra lời khuyên thì tốt hơn, nếu thành quy định cấm là không đúng so với hiến pháp và Luật hôn nhân gia đình. Cấm như vậy là vi phạm vì các em đến tuổi là được tự do yêu đương, sao lại cấm được.
Theo tiến sĩ Lâm, đã là nhà giáo đều có phẩm chất của một nhà giáo nên không vì yêu đương mà làm ảnh hưởng công việc của cả đời. Nếu giáo viên để sảy ra vấn đề dẫn đến đuổi việc thì đó lại là việc khác. Xét về mặt tâm lý học, con người có quyền, có tình cảm yêu với người này và người khác, không thể dấu diếm được. Xét về mặt pháp luật đó là quyền con người sao ngăn cấm được.
“Có thể trường đưa ra quy định, cấm không được cưới trong thời gian ở trường. Nếu giảng viên không làm đúng nhiệm vụ của mình, không công bằng giữa các sinh viên thì bị xa thải nếu bị tố cáo” – TS Lâm chia sẻ.
Đồng quan điểm, GS Phạm Tất Dong cũng cho rằng: “Nhà trường cấm thầy yêu trò là vi phạm hiến pháp, vi phạm quyền tự do yêu đương của mỗi người, rất vô lý, nên bỏ”.
Theo nguon : dantri.com.vn
0 comments:
Post a Comment