Theo báo cáo đánh giá Hải quân Trung Quốc 6 năm qua của Mỹ, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc đã mở rộng phạm vi tấn công và có khả năng bắn tới Philippines.
Cũng theo tình báo hải quân Hoa Kỳ, Trung Quốc đã có bước tiến đáng kể về chất lượng binh chủng không quân trong hải quân, lực lượng tàu ngầm và ngày càng có khả năng tấn công chính xác mục tiêu tầm xa hàng trăm dặm từ đại lục.
Đặc biệt, báo cáo cũng cho cho biết việc triển khai tên lửa DF-21D sẽ mở rộng phạm vi tấn công của quân đội Trung Quốc xuống các khu vực xa hơn ở Biển Đông. Đây được cho là tên lửa đạn đạo chống tàu hàng đầu của thế giới. Trung tâm quốc gia hàng không và Vũ trụ Mỹ ước tính rằng DF-21D có tầm bắn tối đa trên 1.450 km.
Ngoài việc cải tiến chất lượng, quân đội Trung Quốc cũng đang mở rộng lực lượng chiến hạm hiện nay lên 300 tàu bao gồm lực lượng tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu tuần tra vũ trang mang tên lửa, chiến hạm mặt nước các loại. Trung Quốc đã sử dụng việc mở rộng sức mạnh hải quân trong các tranh chấp hàng hải khác nhau, bao gồm Biển Đông, Hoa Đông, Hoàng Hải.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng sẵn sàng khẳng định yêu sách biển của họ trước khả năng quân sự ngày càng tăng, bất chấp các hành động như vậy có nguy cơ làm trầm trọng thêm mối quan hệ với các nước láng giềng, báo cáo cho biết. Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc cũng đang phát triển nhanh chóng, sẽ tăng từ 59 tàu ngầm động cơ diesel và 9 tàu ngầm hạt nhân hiện nay lên 63 tàu ngầm diesel và 11 tàu ngầm hạt nhân vào năm 2020.
Báo cáo cũng đặc biệt đề cập đến tên lửa YJ-18 trang bị trên tàu khu trục Luyang III, các tàu ngầm tấn công diesel lớp Song / Yuan, và tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Shang.
Sở hữu tầm bắn 400 km và tốc độ bay siêu thanh, tên lửa YJ-18 ASCM được cho là có thể đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ. Giới chuyên gia nhận định việc Trung Quốc triển khai “sát thủ tàu sân bay” tạo ra mối đe dọa mới đối với chiến hạm mặt nước của Mỹ và các nước đồng minh trên vùng biển châu Á.
Giới phân tích cho rằng tên lửa YJ-18 ASCM đóng vai trò quan trọng trong chiến lược “ngăn chặn tiếp cận” (A2/AD) của quân đội Trung Quốc nhằm ngăn Mỹ triển khai sức mạnh quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương.
Cũng theo tình báo hải quân Hoa Kỳ, Trung Quốc đã có bước tiến đáng kể về chất lượng binh chủng không quân trong hải quân, lực lượng tàu ngầm và ngày càng có khả năng tấn công chính xác mục tiêu tầm xa hàng trăm dặm từ đại lục.
Đặc biệt, báo cáo cũng cho cho biết việc triển khai tên lửa DF-21D sẽ mở rộng phạm vi tấn công của quân đội Trung Quốc xuống các khu vực xa hơn ở Biển Đông. Đây được cho là tên lửa đạn đạo chống tàu hàng đầu của thế giới. Trung tâm quốc gia hàng không và Vũ trụ Mỹ ước tính rằng DF-21D có tầm bắn tối đa trên 1.450 km.
Ngoài việc cải tiến chất lượng, quân đội Trung Quốc cũng đang mở rộng lực lượng chiến hạm hiện nay lên 300 tàu bao gồm lực lượng tàu ngầm, tàu đổ bộ, tàu tuần tra vũ trang mang tên lửa, chiến hạm mặt nước các loại. Trung Quốc đã sử dụng việc mở rộng sức mạnh hải quân trong các tranh chấp hàng hải khác nhau, bao gồm Biển Đông, Hoa Đông, Hoàng Hải.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng sẵn sàng khẳng định yêu sách biển của họ trước khả năng quân sự ngày càng tăng, bất chấp các hành động như vậy có nguy cơ làm trầm trọng thêm mối quan hệ với các nước láng giềng, báo cáo cho biết. Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc cũng đang phát triển nhanh chóng, sẽ tăng từ 59 tàu ngầm động cơ diesel và 9 tàu ngầm hạt nhân hiện nay lên 63 tàu ngầm diesel và 11 tàu ngầm hạt nhân vào năm 2020.
Báo cáo cũng đặc biệt đề cập đến tên lửa YJ-18 trang bị trên tàu khu trục Luyang III, các tàu ngầm tấn công diesel lớp Song / Yuan, và tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Shang.
Sở hữu tầm bắn 400 km và tốc độ bay siêu thanh, tên lửa YJ-18 ASCM được cho là có thể đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ. Giới chuyên gia nhận định việc Trung Quốc triển khai “sát thủ tàu sân bay” tạo ra mối đe dọa mới đối với chiến hạm mặt nước của Mỹ và các nước đồng minh trên vùng biển châu Á.
Giới phân tích cho rằng tên lửa YJ-18 ASCM đóng vai trò quan trọng trong chiến lược “ngăn chặn tiếp cận” (A2/AD) của quân đội Trung Quốc nhằm ngăn Mỹ triển khai sức mạnh quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương.
0 comments:
Post a Comment