Theo tin tuc ban đầu, trong 3 ngày (từ 14 đến 16/8), khoảng 15 người nhập viện cấp cứu, gồm 9 người điều trị tại Khoa bệnh nhiệt đới, 6 trẻ điều trị tại Khoa Nhi.
Chị Ngô Thị Kim Linh (40 tuổi, trú tại P.7, TP. Đà Lạt) cho biết chiều 14/8 chị mua 4 ổ bánh mì tại tiệm bánh mì 24 giờ về cho cả nhà ăn. Sau khi ăn xong, đến rạng sáng 15/8, hai con của chị là Đinh Trung Hiếu (13 tuổi) và Đinh Trung Hòa (11 tuổi) bị nôn ói, tiêu chảy. Chị phải đưa hai con nhập viện.
Chị Ngô Thị Kim Linh (40 tuổi, trú tại P.7, TP. Đà Lạt) cho biết chiều 14/8 chị mua 4 ổ bánh mì tại tiệm bánh mì 24 giờ về cho cả nhà ăn. Sau khi ăn xong, đến rạng sáng 15/8, hai con của chị là Đinh Trung Hiếu (13 tuổi) và Đinh Trung Hòa (11 tuổi) bị nôn ói, tiêu chảy. Chị phải đưa hai con nhập viện.
Chị Đoàn Thị Hương (34 tuổi, trú tại P.7) kể ngày 15/8, chị mua bánh mì tại tiệm bánh mì 24 giờ về ăn. Lúc này, cháu Đoàn Trọng Nhân (2 tuổi, con trai chị Hương) đòi ăn, chị có cho cháu ăn một ít. Đến sáng nay, hai mẹ con phải nhập viện. Chị Hương đã được xuất viện, còn cháu Nhân vẫn bị tiêu chảy, đang điều trị tại bệnh viện.
Tại Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng chật kín bệnh nhân, phòng cấp cứu 2 người nằm chung 1 giường.
Anh Hoàng Đoàn Trung Hiếu (trú tại P.7, TP. Đà Lạt) cho biết, chiều 13/8, mẹ anh (bà Thu) đến tiệm bán bánh mì 24 mua bánh mì về cho con, chị dâu, anh ruột và cháu ăn. Đến khoảng 3g sáng hôm sau cả gia đình có triệu chứng bị tiêu chảy, nôn ói.
Đến chiều 14/8, 4 người trong nhà anh Hiếu được đưa đến Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cấp cứu. Anh Hiếu cho biết, sau khi ăn hết một ổ bánh mì, anh bị co giật, nôn ói rất nhiều và là người bị co giật mạnh nhất trong nhà.
Trong khi đó, anh Hoàng Đoàn Bảo Chí (anh trai của Hiếu) cũng bị co giật, tiêu chảy nhưng giờ đã khỏe. Anh Chí nói chỉ ăn nửa ổ bánh mì nên nhẹ hơn Hiếu.
Tiếp đó, anh Lê Viết Hải (25 tuổi, P.7) cùng một số người khác trong khu vực cũng phải nhập viện hoặc đến trạm y tế mua thuốc điều trị sau khi ăn bánh mì… Thấy không được ổn, anh Hải đã nhập viện để điều trị.
Ông Nguyễn Bá Hy, giám đốc Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, cho biết các bệnh nhân đang cấp cứu tại bệnh viện không nguy kịch, chỉ bị sốc nhẹ với các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy. Sau cấp cứu tình hình sức khỏe bệnh nhân đã ổn định nhưng cần lưu trú để theo dõi thêm.
Bác sĩ Đồng Sỹ Quan, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - dược (Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng) cho biết hiện mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân đã được cơ quan chức năng lấy, xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ngộ độc.
Đồng thời, tiệm bán bánh mì nghi là gây ngộ độc cho người ăn đã bị yêu cầu ngưng hoạt động tạm thời, chờ kết luận của cơ quan chức năng. Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Lâm Đồng đã lấy mẫu thực phẩm đang sử dụng tại tiệm bánh mì này cũng như mẫu thực phẩm lưu trong những ngày gần đây để phân tích.
Tối 16/8, chúng tôi đến tiệm bánh mì 24 giờ trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh để tìm hiểu nhưng tiệm đã đóng cửa, gọi vào số điện thoại ghi trên bảng hiệu thì không liên lạc được.
Tại Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng chật kín bệnh nhân, phòng cấp cứu 2 người nằm chung 1 giường.
Anh Hoàng Đoàn Trung Hiếu (trú tại P.7, TP. Đà Lạt) cho biết, chiều 13/8, mẹ anh (bà Thu) đến tiệm bán bánh mì 24 mua bánh mì về cho con, chị dâu, anh ruột và cháu ăn. Đến khoảng 3g sáng hôm sau cả gia đình có triệu chứng bị tiêu chảy, nôn ói.
Đến chiều 14/8, 4 người trong nhà anh Hiếu được đưa đến Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cấp cứu. Anh Hiếu cho biết, sau khi ăn hết một ổ bánh mì, anh bị co giật, nôn ói rất nhiều và là người bị co giật mạnh nhất trong nhà.
Chị Ngô Thị Kim Linh đang chăm sóc hai con của mình. Hiện tại, cháu Hiếu và Hòa đã không còn tiêu chảy nhưng cả hai vẫn còn mệt - Ảnh: Lâm Thiên |
Tiếp đó, anh Lê Viết Hải (25 tuổi, P.7) cùng một số người khác trong khu vực cũng phải nhập viện hoặc đến trạm y tế mua thuốc điều trị sau khi ăn bánh mì… Thấy không được ổn, anh Hải đã nhập viện để điều trị.
Ông Nguyễn Bá Hy, giám đốc Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, cho biết các bệnh nhân đang cấp cứu tại bệnh viện không nguy kịch, chỉ bị sốc nhẹ với các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy. Sau cấp cứu tình hình sức khỏe bệnh nhân đã ổn định nhưng cần lưu trú để theo dõi thêm.
Bác sĩ Đồng Sỹ Quan, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - dược (Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng) cho biết hiện mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân đã được cơ quan chức năng lấy, xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ngộ độc.
Đồng thời, tiệm bán bánh mì nghi là gây ngộ độc cho người ăn đã bị yêu cầu ngưng hoạt động tạm thời, chờ kết luận của cơ quan chức năng. Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Lâm Đồng đã lấy mẫu thực phẩm đang sử dụng tại tiệm bánh mì này cũng như mẫu thực phẩm lưu trong những ngày gần đây để phân tích.
Hàng bánh mì 24 giờ trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – nơi các bệnh nhân mua bánh mì về ăn - Ảnh: Lâm Thiên |
0 comments:
Post a Comment