Theo tin quan su viet nam thời gian vừa qua, dư luận quốc tế đang rất quan tâm tới thông tin về sự xuất hiện của dòng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ chế tạo. Trên báo chí thế giới cũng xuất hiện các luồng thông tin khác nhau khi bàn về trang bị mới nhất này của quân đội Mỹ.
Đáng chú ý, có một sự thật là phần lớn giữa các kênh truyền thông Nga và truyền thông Mỹ xuất hiện sự đối nghịch nhau hoàn toàn khi nói về các sản phẩm công nghệ của nhau.
Phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Mai Văn Cương, cựu phi công lái nhiều loại chiến đấu cơ do Nga chế tạo đồng thời cũng là nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân để tham khảo ý kiến của ông.
Tướng Mai Văn Cương được biết tới là một trong số các phi công xuất sắc của không quân Việt Nam từng bắn rơi 8 chiếc máy bay tiêm kích F-105 và F-4 của Mỹ từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Thiếu tướng Mai Văn Cương: Là một trong những học viên đầu tiên được cử đi học khóa đào tạo về máy bay tiêm kích Mig-17, Mig-21 ở Liên Xô từ cách đây 50 năm, thế hệ lính không quân chúng tôi hiểu hơn ai hết những tính năng, đặc điểm của dòng tiêm kích này do nước bạn (Liên Xô trước đây và Nga ngày nay) chế tạo.
Tin tuc quan su tham gia chiến đấu cùng với chiếc máy bay Mig-21 để đối đầu với máy bay "Thần sấm" F-105 cũng như tiêm kích F-4 của không quân Mỹ nhằm bảo vệ bầu trời Hà Nội từ năm 1966, đó là một sự lựa chọn đúng đắn của lãnh đạo quân chủng và Quân ủy Trung ương.
Có những trận không chiến giữa một bên, là từng tốp tới 40 – 50 chiếc tiêm kích F-105 cùng với một dàn máy bay phản lực F-4 yểm trợ phía sau của Mỹ. Ta chỉ dùng máy bay tiêm kích Mig-21 để chiến đấu mà đã giành thắng lợi. Dù trước đó, phía Mỹ luôn tung hô F-105 là "Thần sấm" và rằng Mig của Việt Nam không thể đánh bại. Nhưng thực tế đã minh chứng điều ngược lại.
Trong cả cuộc chiến, tôi cùng với các đồng đội đã lần lượt "hạ gục" uy lực của hàng chục "Thần sấm" của không lực Mỹ trên bầu trời Việt Nam.
Nói như vậy để thấy rằng, trình độ khoa học đóng vai trò quan trọng trong sản xuất vũ khí, phương tiện chiến đấu trong chiến tranh. Nhưng con người mới là nhân tố quyết định mọi thắng lợi đó.
Còn về dòng máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27 thì tính năng còn hiện đại hơn.
Tôi đã từng lái máy bay Su-22M và những gì có ở những chiếc máy bay loại này do Nga sản xuất có phần vượt trội hơn hẳn dòng F-16 ngày nay của Mỹ.
Riêng về dòng máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ, thì mới chỉ ở giai đoạn đầu chứ chưa sản xuất và đưa vào sử dụng hàng loạt với số lượng lớn trên toàn cầu nên cũng khó có thể đánh giá được tính năng thực tiễn của nó trong chiến đấu.
Về việc tin nhanh truyền thông Mỹ đưa tin, tính năng của siêu tiêm kích có khả năng tàng hình như F-35 đang chuẩn bị được trang bị cho thủy quân lục chiến Mỹ. Giá của mỗi chiến đấu cơ F-35B khá đắt đỏ, khoảng 134 triệu USD/chiếc, tôi cho rằng đây là chi phí đầu tư quá lớn
nguồn: tintuc.vn
0 comments:
Post a Comment