Các nhà biên kịch tập "Star Trek Into Darkness" từng phải xin lỗi fan vì cảnh thay đồ, khoe bikini hở hang do mỹ nhân Alice Eve đóng.
Star Strek là loạt phim truyền hình và điện ảnh viễn tưởng ăn khách số một ở Bắc Mỹ. Tập phim gốc lên sóng màn ảnh nhỏ Mỹ vào năm 1966 và sau đó trở thành loạt phim dài nhiều kỳ suốt vài thập kỷ. Năm 1979, bộ phim điện ảnh đầu tiên dựa trên series - Star Trek: The Motion Picture - ra mắt. Từ đó tới nay, loạt phim này đã đi qua sáu phần truyền hình và 13 tập điện ảnh.
Mùa hè này, Star Trek Beyond đánh dấu tròn 50 năm loạt phim gắn bó màn ảnh. Để mang lại trải nghiệm phiêu lưu cho nhiều thế hệ người hâm mộ, các êkíp làm phim để xảy ra không ít vụ gây tranh cãi ở hậu trường. The Wrap vừa điểm lại những vụ việc xôn xao nhất của series viễn tưởng lâu đời.
Tài tử George Takei phản đối nhân vật Sulu bị đổi thành đồng tính
Trước khi ra mắt hôm 22/7, Star Trek Beyond gây tranh cãi trong vài tháng. Nhân vật Hikaru Sulu được êkíp biên kịch Simon Pegg và đạo diễn Justin Lin đổi thành đồng tính.
Trong khi đó, người đóng vai này ở những tập Star Trek gốc (George Takei) liên tục can ngăn quyết định của các nhà sản xuất. Ông cho rằng các nhà làm phim mới đã đổi nhân vật nguyên gốc là dị tính thành đồng tính - nghĩa là không tôn trọng tác giả gốc Gene Roddenberry. Việc phản đối của George Takei trở thành đề tài bàn tán ngay trước thềm phim ra mắt. Ở ngoài đời, tài tử người Nhật cũng là người đồng tính.
Cảnh khoe bikini trong "Star Trek Beyond" bị fan chỉ trích dung tục
Năm 2013, Star Trek Into Darkness bị người hâm mộ chỉ trích dữ dội sau khi chiếu cảnh thay đồ trong vũ trụ của nhân vật Carol do nữ diễn viên Alice Eve đóng. Cảnh phim này bị cho là cố ý đưa vào phim nhằm thu hút sự chú ý của khán giả nhưng lại không phù hợp với một nhà khoa học du hành trong vũ trụ. Nhà biên kịch Damon Lindelof sau đó lên tiếng xin lỗi người xem vì sự hở hang của phân đoạn.
Anh cấm chiếu cảnh khẳng định Ireland độc lập vào năm 2024
Năm 1990, truyền hình Anh cấm chiếu cảnh phim gây tranh cãi trong tập "The Next Generation". Tập phim truyền hình này kể về nhân vật tiến sĩ Crusher bị những kẻ ly khai trong dải ngân hà bắt cóc. Nhân vật chỉ huy Data (Brent Spiner) ngay sau đó khẳng định Ireland sẽ độc lập vào năm 2024 sau một chiến dịch khủng bố. Mặc dù đây chỉ là chi tiết hư cấu trong thế giới viễn tưởng, chi tiết nhạy cảm vẫn khiến Vương quốc Anh chỉ trích và xóa khỏi truyền hình xứ sương mù. Mãi tới năm 2007, bản phim đầy đủ mới được phát sóng trở lại mà không bị kiểm duyệt.
Minh tinh Canada - Geneviève Bujold - bỏ vai sau một ngày quay "Star Trek: Voyager"
Star Trek: Voyager là phần phim kéo dài từ năm 1995 tới 2001. Minh tinh Canada - Geneviève Bujold - thình lình bỏ vai đô đốc Janeway của hạm đội Starfleet chỉ một ngày sau khi quay tập đầu tiên. Sự việc bất ngờ khiến cho đoàn phim phải náo loạn đi tìm người thay thế. Tin nóng chia sẻ Minh tinh Kate Mulgrew sau đó được chọn.
Nhà sản xuất series - Rick Berman - tiết lộ sự thật vào năm 2006 rằng Geneviève Bujold là người không có tính kỷ luật nên không chịu nổi quy tắc làm việc trong một đoàn phim truyền hình.
Hai nữ diễn viên Kate Mulgrew và Jeri Ryan ghét nhau ra mặt
Sau khi Kate Mulgrew thay Geneviève Bujold đóng vai đô đốc Janeway ở Star Trek: Voyager, cô và đồng nghiệp Jeri Ryan (phải) có hiềm khích ngoài đời nhưng luôn phải diễn cùng nhau. Trong phần này, Kate Mulgrew vào vai đô đốc chỉ huy hạm đội Starfleet, còn Jeri Ryan vào vai một người máy sinh học.
Trong bài phỏng vấn năm 2014 trên Aisha Tyler, Ryan kể lại cô thấy "muốn ói" vào ngày nào phải quay chung cảnh với Kate Mulgrew quá nhiều lần. Bản thân Ryan cũng rất không thích việc xem lại những cảnh đóng chung với đồng nghiệp này.
Kịch bản phần "Star Trek: Deep Space Nine" bị tố nhái từ series "Babylon 5"
Loạt Star Trek: Deep Space Nine kéo dài từ năm 1993 tới 1999. Trong suốt sáu năm phát sóng, series liên tục bị người xem tố cáo đạo ý tưởng kịch bản từ series viễn tưởng ăn khách khác của thập niên 1990 là Babylon 5. Nhiều khán giả chỉ ra rằng các nhân vật và cuộc phiêu lưu trong hai loạt phim giống hệt nhau.
Vào năm 2013, một thành viên giấu danh tính của êkíp Deep Space Nine tiết lộ hồi làm kịch bản, ông được các nhà sản xuất chỉ đạo lấy bất kỳ điều gì thích từ câu chuyện Babylon 5.
Các diễn viên lãn công để được đóng cảnh hôn mang tính lịch sử
Sự việc gây chấn động làng truyền hình thế giới thuộc về hậu trường Star Trek mùa ba, phát sóng năm 1968. Trong tập 10 chiếu trên kênh NBC vào tháng 11/1968, phim chứa nụ hôn giữa thuyền trưởng Kirk (tài tử William Shatner đóng) và sĩ quan liên lạc Uhura (nữ diễn viên Nichelle Nichols thủ vai). Đây là nụ hôn đầu tiên giữa người da trắng và da màu trên màn ảnh.
Trước khi quay, các nhà sản xuất lo sợ cảnh phim sẽ bị bàn tán tới nỗi xóa cảnh hôn này. Các diễn viên sau đó cố tình diễn tệ và lãn công để ép các nhà sản xuất phải đưa cảnh hôn vào. Tiếp đến, các nhà sản xuất muốn người thực hiện cảnh hôn này là nhân vật phụ - thuyền phó Spock - thay vì vai chính Kirk. Mặc dù vậy, cuối cùng người đóng cảnh này vẫn là thuyền trưởng Kirk. Sau khi lên sóng, cảnh phim gây tranh cãi dữ dội giữa các cộng đồng người hâm mộ khác màu da. Giờ đây, giới chuyên môn nhìn nhận lại phân đoạn này và coi là cảnh phim đặt dấu mốc trong lịch sử phim Mỹ.
Nữ diễn viên Grace Lee Whitney tố cáo nhà sản xuất phần đầu tấn công tình dục
Mùa một - Star Trek: The Original Series - phát sóng từ 1966 tới 1969. Trong phim, nữ diễn viên Grace Lee Whitney vào vai một thư ký và là hoa khôi của hạm đội tàu Starfleet trên không trung trong tám tập đầu. Sau khi đóng tám tập đầu, Whitney bất ngờ bị sa thải khỏi loạt phim vì tố cáo giám đốc sản xuất tấn công tình dục bản thân ở hậu trường. Vụ lùm xùm sau đó rơi vào im lặng.
Star Strek là loạt phim truyền hình và điện ảnh viễn tưởng ăn khách số một ở Bắc Mỹ. Tập phim gốc lên sóng màn ảnh nhỏ Mỹ vào năm 1966 và sau đó trở thành loạt phim dài nhiều kỳ suốt vài thập kỷ. Năm 1979, bộ phim điện ảnh đầu tiên dựa trên series - Star Trek: The Motion Picture - ra mắt. Từ đó tới nay, loạt phim này đã đi qua sáu phần truyền hình và 13 tập điện ảnh.
Mùa hè này, Star Trek Beyond đánh dấu tròn 50 năm loạt phim gắn bó màn ảnh. Để mang lại trải nghiệm phiêu lưu cho nhiều thế hệ người hâm mộ, các êkíp làm phim để xảy ra không ít vụ gây tranh cãi ở hậu trường. The Wrap vừa điểm lại những vụ việc xôn xao nhất của series viễn tưởng lâu đời.
Tài tử George Takei phản đối nhân vật Sulu bị đổi thành đồng tính
Trước khi ra mắt hôm 22/7, Star Trek Beyond gây tranh cãi trong vài tháng. Nhân vật Hikaru Sulu được êkíp biên kịch Simon Pegg và đạo diễn Justin Lin đổi thành đồng tính.
Trong khi đó, người đóng vai này ở những tập Star Trek gốc (George Takei) liên tục can ngăn quyết định của các nhà sản xuất. Ông cho rằng các nhà làm phim mới đã đổi nhân vật nguyên gốc là dị tính thành đồng tính - nghĩa là không tôn trọng tác giả gốc Gene Roddenberry. Việc phản đối của George Takei trở thành đề tài bàn tán ngay trước thềm phim ra mắt. Ở ngoài đời, tài tử người Nhật cũng là người đồng tính.
Cảnh khoe bikini trong "Star Trek Beyond" bị fan chỉ trích dung tục
Năm 2013, Star Trek Into Darkness bị người hâm mộ chỉ trích dữ dội sau khi chiếu cảnh thay đồ trong vũ trụ của nhân vật Carol do nữ diễn viên Alice Eve đóng. Cảnh phim này bị cho là cố ý đưa vào phim nhằm thu hút sự chú ý của khán giả nhưng lại không phù hợp với một nhà khoa học du hành trong vũ trụ. Nhà biên kịch Damon Lindelof sau đó lên tiếng xin lỗi người xem vì sự hở hang của phân đoạn.
Anh cấm chiếu cảnh khẳng định Ireland độc lập vào năm 2024
Năm 1990, truyền hình Anh cấm chiếu cảnh phim gây tranh cãi trong tập "The Next Generation". Tập phim truyền hình này kể về nhân vật tiến sĩ Crusher bị những kẻ ly khai trong dải ngân hà bắt cóc. Nhân vật chỉ huy Data (Brent Spiner) ngay sau đó khẳng định Ireland sẽ độc lập vào năm 2024 sau một chiến dịch khủng bố. Mặc dù đây chỉ là chi tiết hư cấu trong thế giới viễn tưởng, chi tiết nhạy cảm vẫn khiến Vương quốc Anh chỉ trích và xóa khỏi truyền hình xứ sương mù. Mãi tới năm 2007, bản phim đầy đủ mới được phát sóng trở lại mà không bị kiểm duyệt.
Minh tinh Canada - Geneviève Bujold - bỏ vai sau một ngày quay "Star Trek: Voyager"
Star Trek: Voyager là phần phim kéo dài từ năm 1995 tới 2001. Minh tinh Canada - Geneviève Bujold - thình lình bỏ vai đô đốc Janeway của hạm đội Starfleet chỉ một ngày sau khi quay tập đầu tiên. Sự việc bất ngờ khiến cho đoàn phim phải náo loạn đi tìm người thay thế. Tin nóng chia sẻ Minh tinh Kate Mulgrew sau đó được chọn.
Nhà sản xuất series - Rick Berman - tiết lộ sự thật vào năm 2006 rằng Geneviève Bujold là người không có tính kỷ luật nên không chịu nổi quy tắc làm việc trong một đoàn phim truyền hình.
Hai nữ diễn viên Kate Mulgrew và Jeri Ryan ghét nhau ra mặt
Sau khi Kate Mulgrew thay Geneviève Bujold đóng vai đô đốc Janeway ở Star Trek: Voyager, cô và đồng nghiệp Jeri Ryan (phải) có hiềm khích ngoài đời nhưng luôn phải diễn cùng nhau. Trong phần này, Kate Mulgrew vào vai đô đốc chỉ huy hạm đội Starfleet, còn Jeri Ryan vào vai một người máy sinh học.
Trong bài phỏng vấn năm 2014 trên Aisha Tyler, Ryan kể lại cô thấy "muốn ói" vào ngày nào phải quay chung cảnh với Kate Mulgrew quá nhiều lần. Bản thân Ryan cũng rất không thích việc xem lại những cảnh đóng chung với đồng nghiệp này.
Kịch bản phần "Star Trek: Deep Space Nine" bị tố nhái từ series "Babylon 5"
Loạt Star Trek: Deep Space Nine kéo dài từ năm 1993 tới 1999. Trong suốt sáu năm phát sóng, series liên tục bị người xem tố cáo đạo ý tưởng kịch bản từ series viễn tưởng ăn khách khác của thập niên 1990 là Babylon 5. Nhiều khán giả chỉ ra rằng các nhân vật và cuộc phiêu lưu trong hai loạt phim giống hệt nhau.
Vào năm 2013, một thành viên giấu danh tính của êkíp Deep Space Nine tiết lộ hồi làm kịch bản, ông được các nhà sản xuất chỉ đạo lấy bất kỳ điều gì thích từ câu chuyện Babylon 5.
Các diễn viên lãn công để được đóng cảnh hôn mang tính lịch sử
Sự việc gây chấn động làng truyền hình thế giới thuộc về hậu trường Star Trek mùa ba, phát sóng năm 1968. Trong tập 10 chiếu trên kênh NBC vào tháng 11/1968, phim chứa nụ hôn giữa thuyền trưởng Kirk (tài tử William Shatner đóng) và sĩ quan liên lạc Uhura (nữ diễn viên Nichelle Nichols thủ vai). Đây là nụ hôn đầu tiên giữa người da trắng và da màu trên màn ảnh.
Trước khi quay, các nhà sản xuất lo sợ cảnh phim sẽ bị bàn tán tới nỗi xóa cảnh hôn này. Các diễn viên sau đó cố tình diễn tệ và lãn công để ép các nhà sản xuất phải đưa cảnh hôn vào. Tiếp đến, các nhà sản xuất muốn người thực hiện cảnh hôn này là nhân vật phụ - thuyền phó Spock - thay vì vai chính Kirk. Mặc dù vậy, cuối cùng người đóng cảnh này vẫn là thuyền trưởng Kirk. Sau khi lên sóng, cảnh phim gây tranh cãi dữ dội giữa các cộng đồng người hâm mộ khác màu da. Giờ đây, giới chuyên môn nhìn nhận lại phân đoạn này và coi là cảnh phim đặt dấu mốc trong lịch sử phim Mỹ.
Nữ diễn viên Grace Lee Whitney tố cáo nhà sản xuất phần đầu tấn công tình dục
Mùa một - Star Trek: The Original Series - phát sóng từ 1966 tới 1969. Trong phim, nữ diễn viên Grace Lee Whitney vào vai một thư ký và là hoa khôi của hạm đội tàu Starfleet trên không trung trong tám tập đầu. Sau khi đóng tám tập đầu, Whitney bất ngờ bị sa thải khỏi loạt phim vì tố cáo giám đốc sản xuất tấn công tình dục bản thân ở hậu trường. Vụ lùm xùm sau đó rơi vào im lặng.
0 comments:
Post a Comment