Một quân y sĩ ở Thái Bình đang bị điều tra sau khi tiêm bừa cho bệnh nhân làm nhiều người gặp họa.
Bệnh đâu tiêm đó
Cố lết người với thân thể còn lở loét, anh Nguyễn Văn Việt (37 tuổi, trú tại 9/887 Ngô Gia Tự, Đằng Hải, Q.Hải An, TP.Hải Phòng, đang làm việc tại công ty TNHH Cảng Hoàng Diệu) kể lại vụ chết hụt của mình vì cả tin vào thầy thuốc rởm. Bị thoát vị đĩa đệm năm 2012, anh Việt chạy chữa nhiều nơi nhưng chưa dứt. Nghe một người giới thiệu có thầy thuốc Giang Công Nhuế ở xã Thái Hòa, H.Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có thể chữa khỏi mọi bệnh xương khớp, anh Việt lặn lội tìm đến và ở trọ nhà cháu ông Nhuế để đợi tiêm mỗi ngày một mũi. "Vì thầy Nhuế chỉ tiếp bệnh nhân từ 3 đến 5 giờ sáng ngày thứ 7, chủ nhật và 5 đến 9 giờ sáng các ngày còn lại”, anh Việt giải thích, và cho biết mấy ngày ở đây, anh thấy ai đến chữa bệnh cũng được tiêm đúng vào chỗ đau, trong thuốc của mọi bệnh nhân đều có một ống màu trắng đục như sữa.
Sau 4 mũi tiêm đầu, anh Việt thấy đau ở bẹn. Sau khi khám, “lương y” Giang Công Nhuế lại tiếp tục tiêm vào bẹn và khớp gối cho anh Việt. Nhưng càng tiêm càng đau, đến mũi thứ 4 thì chân anh Việt to như cây chuối hột, đau không chịu được nên gia đình đưa anh đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai và được xác định là nhiễm khuẩn máu, không cứu được. May sao, sang Bệnh viện Nhiệt đới, anh được lọc máu và điều trị phần chân, nội tạng bị viêm nhiễm toàn bộ. Từ 26.5 đến nay, sau khi vượt cơn nguy kịch, anh Việt được chuyển sang khoa Liền cơ xương của Viện Bỏng Quốc gia để điều trị tiếp.
Tại Viện Bỏng Quốc gia, anh Việt gặp lại anh Phạm Đức Tuân (43 tuổi, thôn Châu Xuyên, xã An Mỹ, H.Quỳnh Phụ), từng cùng đến "thầy Nhuế" chữa đau lưng. “Sau khi tiêm, Tuân cũng bị như tôi, đến ngày 12.6 thì anh Tuân mất”, anh Việt bật khóc khi kể lại. Quá bức xúc nên đang nằm viện, anh Việt vẫn gửi đơn đến cơ quan công an cũng như báo Thanh Niên để tố cáo ông Nhuế.
Chiều 25.7, chị Vũ Thị Duyên (40 tuổi), vợ anh Phạm Đức Tuân xác nhận, tháng 4.2016, chồng chị đau lưng, nghe đồn có thầy Nhuế chữa được nên đến tiêm. “Chồng tôi chỉ tiêm 4 lần ở nhà thầy Nhuế, sau đó chỗ tiêm ở mông và khoeo sưng to, lở loét, phải đưa đi cấp cứu, rồi chết tại viện”.
Lang y “rởm”
Trao đổi với PV, bác sĩ Phạm Sỹ Tuấn, Phó phòng Y tế H.Thái Thụy khẳng định ông Giang Công Nhuế vốn chỉ là y sĩ quân y, trước là nhân viên của Trạm Y tế xã Thái Hòa, do không vào được biên chế nên về nhà mở cơ sở chữa bệnh. Giấy phép của Sở Y tế cấp cho ông Nhuế chỉ là điều dưỡng với chức năng thay băng gạc, đếm mạch, đo huyết áp và tiêm theo chỉ định của bác sĩ, chứ không được phép khám, chữa, điều trị bệnh.
Bà Đoàn Thị Láng, Trạm trưởng Trạm y tế xã Thái Hòa cho biết, từ năm 2012, sau khi nghỉ làm ở trạm y tế xã, ông Nhuế đã tự mở cơ sở chữa bệnh tại nhà, từng bị phạt hành chính và bắt đóng cửa vì không có giấy phép. “Đến năm 2013, ông Nhuế xin được giấy phép điều dưỡng, chẳng hiểu tin đồn ở đâu mà bệnh nhân ùn đổ đến. Chúng tôi kiểm tra, nhắc nhở nhiều lần nên dân trong xã không ai đến, chỉ bệnh nhân ở xa đến chữa”.
Còn theo ông Đặng Công Toàn, Trưởng Phòng Quản lý hành nghề, Sở Y tế Thái Bình, sau khi được thông báo có bệnh nhân tử vong sau khi tiêm tại nhà ông Nhuế, Sở đã kiểm tra và thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động y tế của ông Nhuế, ông Toàn cho biết và xác nhận cơ quan điều tra, Công an tỉnh Thái Bình đang thụ lý vụ việc. Theo một bác sĩ của Sở Y tế Thái Bình, loại thuốc "màu trắng đục" mà ông Nhuế tiêm cho nhiều bệnh nhân có thể là corticoid, có tác dụng chống viêm, giảm đau, trị các bệnh xương khớp tức thời nhưng nếu tiêm liên tục sẽ gây xơ cơ, sưng tấy, nếu không đảm bảo tiệt trùng, sẽ gây nhiễm khuẩn, hoại tử, giống triệu chứng các bệnh nhân của ông Nhuế mô tả.
Chân anh Nguyễn Văn Việt bị hoại tử vì tiêm thuốc của ông Nhuế |
Cố lết người với thân thể còn lở loét, anh Nguyễn Văn Việt (37 tuổi, trú tại 9/887 Ngô Gia Tự, Đằng Hải, Q.Hải An, TP.Hải Phòng, đang làm việc tại công ty TNHH Cảng Hoàng Diệu) kể lại vụ chết hụt của mình vì cả tin vào thầy thuốc rởm. Bị thoát vị đĩa đệm năm 2012, anh Việt chạy chữa nhiều nơi nhưng chưa dứt. Nghe một người giới thiệu có thầy thuốc Giang Công Nhuế ở xã Thái Hòa, H.Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có thể chữa khỏi mọi bệnh xương khớp, anh Việt lặn lội tìm đến và ở trọ nhà cháu ông Nhuế để đợi tiêm mỗi ngày một mũi. "Vì thầy Nhuế chỉ tiếp bệnh nhân từ 3 đến 5 giờ sáng ngày thứ 7, chủ nhật và 5 đến 9 giờ sáng các ngày còn lại”, anh Việt giải thích, và cho biết mấy ngày ở đây, anh thấy ai đến chữa bệnh cũng được tiêm đúng vào chỗ đau, trong thuốc của mọi bệnh nhân đều có một ống màu trắng đục như sữa.
Sau 4 mũi tiêm đầu, anh Việt thấy đau ở bẹn. Sau khi khám, “lương y” Giang Công Nhuế lại tiếp tục tiêm vào bẹn và khớp gối cho anh Việt. Nhưng càng tiêm càng đau, đến mũi thứ 4 thì chân anh Việt to như cây chuối hột, đau không chịu được nên gia đình đưa anh đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai và được xác định là nhiễm khuẩn máu, không cứu được. May sao, sang Bệnh viện Nhiệt đới, anh được lọc máu và điều trị phần chân, nội tạng bị viêm nhiễm toàn bộ. Từ 26.5 đến nay, sau khi vượt cơn nguy kịch, anh Việt được chuyển sang khoa Liền cơ xương của Viện Bỏng Quốc gia để điều trị tiếp.
Tại Viện Bỏng Quốc gia, anh Việt gặp lại anh Phạm Đức Tuân (43 tuổi, thôn Châu Xuyên, xã An Mỹ, H.Quỳnh Phụ), từng cùng đến "thầy Nhuế" chữa đau lưng. “Sau khi tiêm, Tuân cũng bị như tôi, đến ngày 12.6 thì anh Tuân mất”, anh Việt bật khóc khi kể lại. Quá bức xúc nên đang nằm viện, anh Việt vẫn gửi đơn đến cơ quan công an cũng như báo Thanh Niên để tố cáo ông Nhuế.
Chiều 25.7, chị Vũ Thị Duyên (40 tuổi), vợ anh Phạm Đức Tuân xác nhận, tháng 4.2016, chồng chị đau lưng, nghe đồn có thầy Nhuế chữa được nên đến tiêm. “Chồng tôi chỉ tiêm 4 lần ở nhà thầy Nhuế, sau đó chỗ tiêm ở mông và khoeo sưng to, lở loét, phải đưa đi cấp cứu, rồi chết tại viện”.
Lang y “rởm”
Trao đổi với PV, bác sĩ Phạm Sỹ Tuấn, Phó phòng Y tế H.Thái Thụy khẳng định ông Giang Công Nhuế vốn chỉ là y sĩ quân y, trước là nhân viên của Trạm Y tế xã Thái Hòa, do không vào được biên chế nên về nhà mở cơ sở chữa bệnh. Giấy phép của Sở Y tế cấp cho ông Nhuế chỉ là điều dưỡng với chức năng thay băng gạc, đếm mạch, đo huyết áp và tiêm theo chỉ định của bác sĩ, chứ không được phép khám, chữa, điều trị bệnh.
Bà Đoàn Thị Láng, Trạm trưởng Trạm y tế xã Thái Hòa cho biết, từ năm 2012, sau khi nghỉ làm ở trạm y tế xã, ông Nhuế đã tự mở cơ sở chữa bệnh tại nhà, từng bị phạt hành chính và bắt đóng cửa vì không có giấy phép. “Đến năm 2013, ông Nhuế xin được giấy phép điều dưỡng, chẳng hiểu tin đồn ở đâu mà bệnh nhân ùn đổ đến. Chúng tôi kiểm tra, nhắc nhở nhiều lần nên dân trong xã không ai đến, chỉ bệnh nhân ở xa đến chữa”.
Còn theo ông Đặng Công Toàn, Trưởng Phòng Quản lý hành nghề, Sở Y tế Thái Bình, sau khi được thông báo có bệnh nhân tử vong sau khi tiêm tại nhà ông Nhuế, Sở đã kiểm tra và thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động y tế của ông Nhuế, ông Toàn cho biết và xác nhận cơ quan điều tra, Công an tỉnh Thái Bình đang thụ lý vụ việc. Theo một bác sĩ của Sở Y tế Thái Bình, loại thuốc "màu trắng đục" mà ông Nhuế tiêm cho nhiều bệnh nhân có thể là corticoid, có tác dụng chống viêm, giảm đau, trị các bệnh xương khớp tức thời nhưng nếu tiêm liên tục sẽ gây xơ cơ, sưng tấy, nếu không đảm bảo tiệt trùng, sẽ gây nhiễm khuẩn, hoại tử, giống triệu chứng các bệnh nhân của ông Nhuế mô tả.
0 comments:
Post a Comment