Quan su Hiệp ước được coi là một thỏa thuận lịch sử trong cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của hai cường quốc, tiến tới đạt mục tiêu dài hạn mà ông Obama đặt ra là ngừng phát triển và cuối cùng là loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên thế giới. Từ đó đến nay, dù quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng quanh vấn đề Ukraine, nhưng nhìn chung hai nước này vẫn thực thi đầy đủ hiệp ước START mới.
Kỳ 1: Nội dung START mới
Sự kiện Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi tháng 8/1945 đã kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô. Cuộc chạy đua này lên đến đỉnh điểm thời Chiến tranh Lạnh và kéo dài đến tận năm 1990, khi các bên ký kết Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường châu Âu (CFE).
Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến 1990, cả một thế hệ đã lớn lên trong tâm trạng nơm nớp lo sợ về bóng ma hạt nhân khi mà một quả bom cũng có thể hủy diệt cả thành phố. Người ta sợ rằng thời điểm diệt vong của loài người sắp đến. Một nhà lãnh đạo liều lĩnh, một sai lầm, thậm chí một sự hiểu lầm cũng có thể dẫn tới kịch bản này.
Trong bối cảnh đó, Liên Xô và Mỹ - hai nước có vũ khí hạt nhân nhiều nhất thế giới - đã ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START 1) năm 1991. Nga và Mỹ mỗi nước từng có hơn 30.000 vũ khí hạt nhân và đã giảm được một lượng vũ khí hạt nhân tương đối lớn nhờ hiệp ước này.
Tuy nhiên, ngay từ khi mới nhậm chức, ông Obama nhận ra nguy cơ của việc để cho START 1 hết hạn mà không có hiệp ước thay thế. Nhằm duy trì các biện pháp xác minh vũ khí hạt nhân đề ra trong START 1, chính quyền Mỹ đã gấp rút đàm phán START mới trong một thời gian kỷ lục.
START mới có tên chính thức là “Các biện pháp cắt giảm và hạn chế thêm vũ khí phòng thủ chiến lược”. Sau khi được ký kết ở Prague (CH Séc), hiệp ước có hiệu lực từ ngày 5/2/2011 đến tận năm 2021. Có thể nói START mới là hiệp ước nối tiếp START 1 vì hiệp ước START 2 không được Quốc hội Nga thông qua. Tiếp đó, START 3 chưa thành hình thì đàm phán đã thất bại.
Theo START mới, Mỹ và Nga hạn chế đáng kể vũ khí chiến lược trong vòng 7 năm từ ngày hiệp ước có hiệu lực.
Về số đầu đạn hạt nhân: Đến tháng 2/2018, START mới chỉ cho phép giới hạn số đầu đạn và bom hạt nhân chiến lược được triển khai còn 1.550 đơn vị, giảm khoảng 30% so với giới hạn 2.200 theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (SORT) và giảm 74% so với giới hạn 6.000 của START cũ.
Về giới hạn bệ phóng, máy bay ném bom và tên lửa: Số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng được triển khai giới hạn ở con số 700. Tổng số tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng không được triển khai và được triển khai là 800.
Con số này gồm cả máy bay ném bom và bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa thử nghiệm cùng tàu ngầm Trident đang được sửa chữa. Con số này giảm 50% so với giới hạn 1.600 của START cũ. Mức trần 800 được đưa ra nhằm ngăn hai bên “lách luật” bằng cách duy trì một số lượng lớn máy bay ném bom và bệ phóng không được triển khai và khi cần có thể tung ra bất kỳ lúc nào.
START mới không giới hạn số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm chưa triển khai, mà chỉ giám sát chúng để đảm bảo nắm thông tin về vị trí để các loại vũ khí này không được thêm vào lực lượng triển khai. Các bên có thể linh hoạt trong cơ cấu lực lượng hạt nhân theo ý muốn, miễn là không vượt quá giới hạn của hiệp ước.
Về cơ chế giám sát và xác minh: Cơ chế xác minh của START mới gồm các phần có liên quan của START 1 cũng như có thêm các điều khoản mới. Hệ thống xác minh đã được đơn giản hóa để tiết kiệm và dễ vận hành hơn so với cơ chế của START 1. START mới cho phép hai bên giám sát tại thực địa để yên tâm rằng đối phương đang thực hiện hiệp ước.
Hai bên sẽ trao đổi danh sách số lượng đầu đạn được triển khai trên từng tên lửa đơn lẻ. Trong quá trình thanh tra “Kiểu 1”, mỗi bên có thể chọn một tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm để thanh tra và đếm đầu đạn mà chỉ cần báo trước trong một thời gian ngắn.
Phần đầu đạn tên lửa đạn đạo có thể được che để bảo vệ thông tin nhạy cảm nhưng phải đảm bảo các thanh tra viên đếm được số lượng. Quá trình này nhằm ngăn hai bên triển khai một tên lửa với số đầu đạn nhiều hơn số lượng đã tuyên bố.
Thời hạn của hiệp ước START mới là 10 năm từ ngày có hiệu lực, trừ khi hiệp ước được thay thế bằng một thỏa thuận khác. START mới có thể được gia hạn thêm 5 năm. Cũng giống như START 1, các bên có thể rút khỏi hiệp ước nếu thấy “các sự kiện bất thường liên quan tới các chủ thể của hiệp ước gây tổn hại tới lợi ích tối thượng của mình”.
Kỳ 1: Nội dung START mới
Sự kiện Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi tháng 8/1945 đã kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô. Cuộc chạy đua này lên đến đỉnh điểm thời Chiến tranh Lạnh và kéo dài đến tận năm 1990, khi các bên ký kết Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường châu Âu (CFE).
Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến 1990, cả một thế hệ đã lớn lên trong tâm trạng nơm nớp lo sợ về bóng ma hạt nhân khi mà một quả bom cũng có thể hủy diệt cả thành phố. Người ta sợ rằng thời điểm diệt vong của loài người sắp đến. Một nhà lãnh đạo liều lĩnh, một sai lầm, thậm chí một sự hiểu lầm cũng có thể dẫn tới kịch bản này.
Trong bối cảnh đó, Liên Xô và Mỹ - hai nước có vũ khí hạt nhân nhiều nhất thế giới - đã ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START 1) năm 1991. Nga và Mỹ mỗi nước từng có hơn 30.000 vũ khí hạt nhân và đã giảm được một lượng vũ khí hạt nhân tương đối lớn nhờ hiệp ước này.
Tuy nhiên, ngay từ khi mới nhậm chức, ông Obama nhận ra nguy cơ của việc để cho START 1 hết hạn mà không có hiệp ước thay thế. Nhằm duy trì các biện pháp xác minh vũ khí hạt nhân đề ra trong START 1, chính quyền Mỹ đã gấp rút đàm phán START mới trong một thời gian kỷ lục.
START mới có tên chính thức là “Các biện pháp cắt giảm và hạn chế thêm vũ khí phòng thủ chiến lược”. Sau khi được ký kết ở Prague (CH Séc), hiệp ước có hiệu lực từ ngày 5/2/2011 đến tận năm 2021. Có thể nói START mới là hiệp ước nối tiếp START 1 vì hiệp ước START 2 không được Quốc hội Nga thông qua. Tiếp đó, START 3 chưa thành hình thì đàm phán đã thất bại.
Theo START mới, Mỹ và Nga hạn chế đáng kể vũ khí chiến lược trong vòng 7 năm từ ngày hiệp ước có hiệu lực.
Về số đầu đạn hạt nhân: Đến tháng 2/2018, START mới chỉ cho phép giới hạn số đầu đạn và bom hạt nhân chiến lược được triển khai còn 1.550 đơn vị, giảm khoảng 30% so với giới hạn 2.200 theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (SORT) và giảm 74% so với giới hạn 6.000 của START cũ.
Về giới hạn bệ phóng, máy bay ném bom và tên lửa: Số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng được triển khai giới hạn ở con số 700. Tổng số tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng không được triển khai và được triển khai là 800.
Con số này gồm cả máy bay ném bom và bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa thử nghiệm cùng tàu ngầm Trident đang được sửa chữa. Con số này giảm 50% so với giới hạn 1.600 của START cũ. Mức trần 800 được đưa ra nhằm ngăn hai bên “lách luật” bằng cách duy trì một số lượng lớn máy bay ném bom và bệ phóng không được triển khai và khi cần có thể tung ra bất kỳ lúc nào.
START mới không giới hạn số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm chưa triển khai, mà chỉ giám sát chúng để đảm bảo nắm thông tin về vị trí để các loại vũ khí này không được thêm vào lực lượng triển khai. Các bên có thể linh hoạt trong cơ cấu lực lượng hạt nhân theo ý muốn, miễn là không vượt quá giới hạn của hiệp ước.
Về cơ chế giám sát và xác minh: Cơ chế xác minh của START mới gồm các phần có liên quan của START 1 cũng như có thêm các điều khoản mới. Hệ thống xác minh đã được đơn giản hóa để tiết kiệm và dễ vận hành hơn so với cơ chế của START 1. START mới cho phép hai bên giám sát tại thực địa để yên tâm rằng đối phương đang thực hiện hiệp ước.
Hai bên sẽ trao đổi danh sách số lượng đầu đạn được triển khai trên từng tên lửa đơn lẻ. Trong quá trình thanh tra “Kiểu 1”, mỗi bên có thể chọn một tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm để thanh tra và đếm đầu đạn mà chỉ cần báo trước trong một thời gian ngắn.
Phần đầu đạn tên lửa đạn đạo có thể được che để bảo vệ thông tin nhạy cảm nhưng phải đảm bảo các thanh tra viên đếm được số lượng. Quá trình này nhằm ngăn hai bên triển khai một tên lửa với số đầu đạn nhiều hơn số lượng đã tuyên bố.
Thời hạn của hiệp ước START mới là 10 năm từ ngày có hiệu lực, trừ khi hiệp ước được thay thế bằng một thỏa thuận khác. START mới có thể được gia hạn thêm 5 năm. Cũng giống như START 1, các bên có thể rút khỏi hiệp ước nếu thấy “các sự kiện bất thường liên quan tới các chủ thể của hiệp ước gây tổn hại tới lợi ích tối thượng của mình”.
Hiệp ước sẽ bị hủy sau ba tháng kể từ ngày một bên nào đó thông báo rút khỏi hiệp ước. Trong giai đoạn Mỹ tỏ thái độ căng thẳng, thù địch với Nga do vấn đề Ukraine, Nga hồi tháng 1/2015 từng cảnh báo sẽ xem xét lại START mới với Mỹ.
Tính đến ngày 1/3/2015, số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng được triển khai của Mỹ là 785, của Nga là 515; số lượng đầu đạn trên các loại vũ khí trên của Mỹ là 1.597, của Nga là 1.582; tổng số các loại vũ khí được triển khai và không được triển khai của Mỹ là 898, của Nga là 890. Các bên sẽ phải cập nhật số liệu sáu tháng một lần.
Mời các bạn đón đọc "Nga, Mỹ và hiệp ước vũ khí hạt nhân lịch sử (P2): Cuộc đàm phán cam go" trên Tintuc.vn
Tính đến ngày 1/3/2015, số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng được triển khai của Mỹ là 785, của Nga là 515; số lượng đầu đạn trên các loại vũ khí trên của Mỹ là 1.597, của Nga là 1.582; tổng số các loại vũ khí được triển khai và không được triển khai của Mỹ là 898, của Nga là 890. Các bên sẽ phải cập nhật số liệu sáu tháng một lần.
Mời các bạn đón đọc "Nga, Mỹ và hiệp ước vũ khí hạt nhân lịch sử (P2): Cuộc đàm phán cam go" trên Tintuc.vn
0 comments:
Post a Comment