Tin quan su - Theo The Wall Street Journal đưa tin ngày 31/3, tại một cuộc họp an ninh hải quân ở Canberra, Australia, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris Jr cho biết tốc độ xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông rất nhanh chóng, giống như đang xây “vạn lý trường thành cát”.
Đô đốc Harry Harris Jr nói rằng việc đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc như một hành động khiêu khích với các nước láng giềng. Điều này càng làm tăng thêm căng thẳng tại Biển Đông, vùng biển có tuyên bố chủ quyền chồng chéo, phức tạp.
"Điều thực sự gây nhiều lo ngại ngay trước mắt là hoạt động cải tạo đất chưa từng có mà Bắc Kinh đang làm", Đô đốc Harris nói. Theo ông, khu vực này là nơi có các đá tự nhiên đẹp nhưng "Trung Quốc lại sử dụng máy xúc, máy ủi trong nhiều tháng để tạo ra một vạn lý trường thành bằng cát".
Ông Harris Jr. nhấn mạnh, tốc độ xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc làm “dấy lên những lo ngại thực sự về ý đồ của nước này”.
Tính đến nay, Trung Quốc đã tạo ra một khu vực nhân tạo rộng hơn 4km2 bằng cách bơm cát lên các rạn san hô, một số ngập nước và lát bê tông ở Biển Đông.
Theo Reuters, Bắc Kinh đã hoàn tất giai đoạn xây dựng 6 hòn đảo khác nhau trên Biển Đông và bắt đầu tạo ra hòn đảo thứ bảy.
Những hòn đảo này sẽ là cơ sở hoạt động cho quân đội Trung Quốc. Các hòn đảo đang được trang bị cảng, trung tâm tiếp nhiên liệu cho các tàu. Sau khi hoàn tất việc xây dựng, Bắc Kinh có thể sử dụng các đảo như các căn cứ quân sự tại Biển Đông.
"Trung Quốc dường như đang mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự - bao gồm radar, thiết bị thông tin vệ tinh, súng phòng không, sân đỗ trực thăng và bến tàu - trên một số hòn đảo nhân tạo", theo báo cáo tháng 12/2014 của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn với một số quốc gia ASEAN gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei. Bắc Kinh cho rằng tuyên bố của họ có căn cứ lịch sử và Mỹ không nên can thiệp.
Đô đốc Harry Harris Jr., Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan cần tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN trong đó các bên cam kết “kiềm chế các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng và gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Đô đốc Harris Jr. nhấn mạnh, Mỹ đang tiến hành thực hiện kế hoạch điều động 60% quân số Hải quân của nước này tham gia vào hạm đội Thái Bình Dương cho đến năm 2020.
“Bằng cách duy trì sự hiện diện của mình trong khu vực, chúng tôi có thể tăng cường năng lực của mình trong việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực. Nếu có bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào xảy ra, chúng tôi có thể dễ dàng điều lực lượng Hải quân và ứng phó một cách nhanh nhất có thể”, ông Harris Jr. nói.
Theo nguồn : Tin nhanh
Đô đốc Harry Harris Jr nói rằng việc đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc như một hành động khiêu khích với các nước láng giềng. Điều này càng làm tăng thêm căng thẳng tại Biển Đông, vùng biển có tuyên bố chủ quyền chồng chéo, phức tạp.
"Điều thực sự gây nhiều lo ngại ngay trước mắt là hoạt động cải tạo đất chưa từng có mà Bắc Kinh đang làm", Đô đốc Harris nói. Theo ông, khu vực này là nơi có các đá tự nhiên đẹp nhưng "Trung Quốc lại sử dụng máy xúc, máy ủi trong nhiều tháng để tạo ra một vạn lý trường thành bằng cát".
Ông Harris Jr. nhấn mạnh, tốc độ xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc làm “dấy lên những lo ngại thực sự về ý đồ của nước này”.
Tính đến nay, Trung Quốc đã tạo ra một khu vực nhân tạo rộng hơn 4km2 bằng cách bơm cát lên các rạn san hô, một số ngập nước và lát bê tông ở Biển Đông.
Theo Reuters, Bắc Kinh đã hoàn tất giai đoạn xây dựng 6 hòn đảo khác nhau trên Biển Đông và bắt đầu tạo ra hòn đảo thứ bảy.
Những hòn đảo này sẽ là cơ sở hoạt động cho quân đội Trung Quốc. Các hòn đảo đang được trang bị cảng, trung tâm tiếp nhiên liệu cho các tàu. Sau khi hoàn tất việc xây dựng, Bắc Kinh có thể sử dụng các đảo như các căn cứ quân sự tại Biển Đông.
"Trung Quốc dường như đang mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự - bao gồm radar, thiết bị thông tin vệ tinh, súng phòng không, sân đỗ trực thăng và bến tàu - trên một số hòn đảo nhân tạo", theo báo cáo tháng 12/2014 của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn với một số quốc gia ASEAN gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei. Bắc Kinh cho rằng tuyên bố của họ có căn cứ lịch sử và Mỹ không nên can thiệp.
Đô đốc Harry Harris Jr., Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan cần tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN trong đó các bên cam kết “kiềm chế các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng và gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Đô đốc Harris Jr. nhấn mạnh, Mỹ đang tiến hành thực hiện kế hoạch điều động 60% quân số Hải quân của nước này tham gia vào hạm đội Thái Bình Dương cho đến năm 2020.
“Bằng cách duy trì sự hiện diện của mình trong khu vực, chúng tôi có thể tăng cường năng lực của mình trong việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực. Nếu có bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào xảy ra, chúng tôi có thể dễ dàng điều lực lượng Hải quân và ứng phó một cách nhanh nhất có thể”, ông Harris Jr. nói.
Theo nguồn : Tin nhanh
0 comments:
Post a Comment