Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thảo luận về khả năng triển khai tên lửa trên đất liền ở châu Âu, để có thể đánh phủ đầu và phá hủy vũ khí của Nga.
Xem thêm: tin tuc quan su
Thông tin này được đăng tải trên AP ngày 5/6. Một trong những vấn đề được đưa ra thảo luận là cải thiện các loại vũ khí hạt nhân Mỹ,để chúng có khả năng phá hủy các cơ sở quân sự trên lãnh thổ Nga nếu cần thiết.
Trước đó ngày 4/6, hãng tin AP cũng tiết lộ rằng Washington đang thảo luận vấn đề cải thiện năng lực của vũ khí hạt nhân Mỹ nhằm tiêu diệt các mục tiêu quân sự Nga.
Theo hãng tin RIA Novosti, Nhà Trắng đang xem xét 3 phương án: Phát triển các phương tiện quốc phòng, tấn công phá hủy các vũ khí vi phạm hiệp ước INF (Hiệp ước về cấm chế tạo, phát triển và phóng thử tên lửa hành trình tầm ngắn và tầm trung) và xây dựng khả năng tấn công hạt nhân vào các trung tâm công nghiệp của đối phương.
Ông Robert Sher, Trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách hạt nhân, từng tuyên bố Mỹ có thể tấn công phá hủy các tên lửa vi phạm hiệp ước ngay trên lãnh thổ Nga.
Đáp lại thông tin này, Điện Kremlin cho biết phía Nga sẽ lưu ý để đưa ra đối sách phù hợp.
"Chúng tôi có chú ý đến thông tin này từ các phương tiện truyền thông" - ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga nói với TASS. Theo ông, "đầu tiên là cần phân tích những tin tức, thông điệp này, trước khi đưa ra bất kỳ sự đánh giá nào".
Hiệp ước INF được Liên Xô trước đây và Mỹ ký năm 1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.
Nội dung chính của văn kiện này cấm các bên tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa hạt nhân có tầm bắn từ 500-5.500 km phóng từ mặt đất.
Trước đó ngày 4/6, hãng tin AP cũng tiết lộ rằng Washington đang thảo luận vấn đề cải thiện năng lực của vũ khí hạt nhân Mỹ nhằm tiêu diệt các mục tiêu quân sự Nga.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars của Nga. |
Ông Robert Sher, Trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách hạt nhân, từng tuyên bố Mỹ có thể tấn công phá hủy các tên lửa vi phạm hiệp ước ngay trên lãnh thổ Nga.
Đáp lại thông tin này, Điện Kremlin cho biết phía Nga sẽ lưu ý để đưa ra đối sách phù hợp.
Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết, Điện Kremlin sẽ "quan tâm đến vấn đề này". |
Hiệp ước INF được Liên Xô trước đây và Mỹ ký năm 1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.
Nội dung chính của văn kiện này cấm các bên tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa hạt nhân có tầm bắn từ 500-5.500 km phóng từ mặt đất.
0 comments:
Post a Comment