Sự phát triển mạnh của mạng xã hội giúp các thông tin nhanh hơn và rộng hơn; nhưng cần nhận ra độ rủi ro cũng cao hơn...
Tối ngày 11/6, giới truyền thông và showbiz chấn động với tin tuc Trần Thị Hương Giang - bị tình nghi là chủ tài khoản trang facebook Thánh Cô Cô Bóc, Tuyết Anh Trần… “làm mưa làm gió” vài tháng trở lại đây với những câu chuyện “động trời” thuộc hàng “thâm cung bí sử” của các sao nổi tiếng làng giải trí Việt - bị Cục CSĐT tội phạm về TTXH Bộ Công an đã tạm giữ hình sự. Đời tư “xấu xí” của một loạt nhân vật “có máu mặt” như Phượng Chanel, Mr. Đàm, Vũ Khắc Tiệp, Ngọc Trinh, người mẫu Linh Chi (gà của Venus) …, và mới đây nhất là Nữ hoàng giải trí Hồ Ngọc Hà - được Thánh Cô Cô Bóc khui ra xem chừng cũng làm cho cuộc sống những nhân vật này cũng có thời gian bị "đảo lộn", "thất điên bát đảo".
Chưa biết thực hư những câu chuyện đó chính xác đến bao nhiêu phần trăm, nhưng sức hút của những facebook này có thể nói đã tăng theo cấp số nhân. Bị “đánh sập” hơn 8 lần, song những tài khoản của Tập đoàn Thánh Cô Cô bóc đã “nhanh chóng hồi phục” và nhận được hàng chục nghìn lượt theo dõi, hàng chục nghìn lượt like, hàng nghìn bình luận và chia sẻ sau mỗi bài viết.
|
Không phải chỉ đến sau khi Trần Thị Hương Giang - kẻ bị tình nghi là chủ tài khoản trang facebook Thánh Cô Cô Bóc, Tuyết Anh Trần… bị bắt giữ và điều tra, trước đó đã có rất nhiều bài báo xuất hiện nhằm tìm hiểu Thánh Cô Cô Bóc thực sự là ai, và lý do gì mà lại “tấn công” một loạt sao “sừng sỏ” như vậy.
Đến giờ phút này, trong khi chờ đợi cơ quan điều tra đưa ra kết luận chính thức về vụ việc, tạm gác mọi lùm xùm xung quanh “tảng băng chìm” trong giới showbiz, chúng ta hãy nói về một câu chuyện khác: giới hạn nào cho “tự do ngôn luận trên mạng xã hội”; tác động của những thông tin, tin đồn trên mạng xã hội đối với đối tượng được đồn và xã hội như thế nào; và việc báo chí sử dụng những thông tin thu lượm được trên mạng xã hội - đặc biệt là facebook - như một kênh thông tin cho bản báo ra sao…
Dưới đây là một số ý kiến mà chúng tôi ghi nhận được qua trao đổi nhanh với một số chuyên gia xã hội học và báo chí:
PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, chuyên gia xã hội học, Giám đốc Viện Điều tra Dư luận Xã hội - Viện Xã hội học
|
Như chúng ta đã biết, trong đời sống của cộng đồng, những tin đồn thổi, những lời bàn luận, đánh giá được đưa đi đưa lại cũng có tác dụng nhất định, và thường những tin đồn đi theo hướng méo mó làm xấu xí hình ảnh của người được đưa tin.
PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, chuyên gia xã hội học, Giám đốc Viện Điều tra Dư luận Xã hội
Nhà báo Dương Kỳ Anh - nguyên TBT báo Tiền phong
Với những thông tin có được từ mạng xã hội, điển hình là facebook, nếu các phóng viên, biên tập viên sử dụng để đưa lên các trang báo như những thông tin báo chí thì phải kiểm chứng, phải có căn cứ xác thực, phải điều tra, xem xét lại cho chuẩn xác. Tuyệt đối không đưa lại các thông tin đó nếu nó chưa được kiểm chứng, chưa được xác minh đầy đủ.
Xét về phương diện lý thuyết truyền thông, lý thuyết tuyên truyền, “điều không có nhưng cứ nói mãi thì mọi người sẽ tin, và cứ nói mãi thì mọi người sẽ tin là thật”, còn chúng ta thường có câu “Không có lửa làm sao có khói”, cho nên những lời đàm tiếu, bình luận, đơm đặt… nói theo chiều âm hay chiều dương đều có những tác dụng nhất định.
Bên cạnh đó, trong thời đại mạng xã hội ngày càng phát triển như hiện, sức lan tỏa và sự cộng hưởng đối với tin đồn sẽ rất khủng khiếp. Và, nó dường như cũng trở thành công cụ để người ta có thể sử dụng nhằm hạ thấp, phỉ báng, đánh giá lại, hoặc thậm chí tôn vinh một ai đó.
Cho nên, một việc nào đó do một nhóm xã hội nào đó, một cá nhân nào đó sử dụng mạng xã hội để đơm đặt, thêu dệt, bình luận, miêu tả, dùng để làm méo mó, hoặc thổi tới, "căng đầy" hơn nữa hình ảnh, sự kiện, thái độ, ý chí, tình cảm, hướng đích của bất kỳ người nào đó thì đều có tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến đối tác, khách thể được phản ánh.
Thạc sĩ Báo chí Đỗ Minh Thùy - Trưởng nhóm dự án truyền thông MediaME
|
Hiện nay có khá nhiều phóng viên không đi tác nghiệp hiện trường mà thường ngồi "phòng lạnh vợt tin", với một nguồn thông tin "nhanh và phong phú" từ các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, cần khẳng định một điều: Các phóng viên, biên tập viên không nên coi thông tin tung trên trang mạng xã hội là nguồn thông tin chính thức.
Sự phát triển mạnh của mạng xã hội giúp các thông tin, tin tức lan truyền nhanh hơn và rộng hơn; nhưng cần nhận ra độ rủi ro cao hơn, xét về tính chính xác và kiểm chứng thông tin. Nhiều người tham gia mạng xã hội không đăng ký bằng các thông tin cá nhân thực mà ẩn danh, nặc danh hoặc đăng ký dưới nhiều tên khác nhau để phục vụ mục đích riêng của họ.
Ai đảm bảo rằng người gõ những dòng chữ trên mạng xã hội của người đó là chính cô ta/anh ta? Đó là chúng ta còn chưa nói tới, liệu thông tin đó có đúng hay không, có bằng chứng hỗ trợ hay không?
Nếu bạn muốn sử dụng thông tin đó bạn phải liên lạc để phỏng vấn, xác nhận thông tin trước khi tiếp tục lan truyền tới đông đảo bạn đọc của bạn.
Và khi bạn (phóng viên, biên tập viên...) không kiểm chứng, đưa tin thiếu căn cứ thì bạn đã vi phạm cả nguyên tắc nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp (báo chí). Và lúc ấy, chính bạn đã không thông minh trong việc sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình.
0 comments:
Post a Comment