Những bước đi nhằm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam đã có rất nhiều chia sẻ thắng thắn, vạch trần những mưu đồ của phía Trung Quốc.
Theo Chuẩn đô đốc Lâm, ngay từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập vào tháng 10/1949 thì âm mưu độc chiếm Biển Đông của nước này đã bắt đầu nhen nhóm.
Từ những năm 50, nước này đã đưa vào "giáo dục nhồi nhét" trong nhân dân rằng, vùng biển Nam Hải (Biển Đông - PV) là của Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào thời gian những năm 50, lực lượng của Trung Quốc không đủ nên cố gắng lắm mới chỉ giải phóng được đảo Hải Nam, còn lại Đài Loan không giải phóng được và họ phải chấp nhận với vùng hải phận 12 hải lý của đảo này.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép ở bãi Vành Khăn của Việt Nam - Ảnh: CSIS
"Nhưng Trung Quốc là nước rất biết chú tâm quan sát thời cuộc để lợi dụng tạo nên những thời cơ có lợi cho họ, nhằm chiếm đoạt đất đai trái phép của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam", Chuẩn đô đốc Lâm cho hay.
Theo ông, vào năm 1956, theo Hiệp định Geneve (1954) thì 2 năm sau phải tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam, nhưng các thế lực phản động đã phá hoại cuộc tổng tuyển cử đó.
Cũng từ năm 1956, chính quyền Pháp chiếm giữ Nam vĩ tuyến 17 nhưng giao cho Bảo Đại quản lý. Đó là một lỗ hổng về quyền lực.
Lợi dụng thời cơ đó, Trung Quốc cho quân đánh chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và họ bắt đầu xây dựng những căn cứ ở cụm đảo đó, đặc biệt là ở đảo Phú Lâm.
Đến tháng Giêng năm 1974, Mỹ rút và công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước của Việt Nam thì Trung Quốc biết rằng, chế độ Việt Nam Cộng hòa không thể thắng nổi nhân dân Việt Nam.
Do đó, họ cố tình gây căng thẳng với Hải quân Việt Nam Cộng hòa, tạo cớ xua quân đánh chiếm nốt cụm Lưỡi Liềm ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Đến năm 1986, Trung Quốc tiếp tục đề nghị UNESCO cho họ quyền cứu hộ, cứu nạn, nghiên cứu trên biển, bảo vệ môi trường và được đồng ý.
Từ cớ này, năm 1988, Trung Quốc đưa quân xuống phía Nam Biển Đông nổ súng vào toàn bộ công binh, gây nên thảm sát 64 chiến sỹ của Hải quân Việt Nam tại Gạc Ma.
Sau khi chiếm 5 bãi đá ngầm trái phép của Việt Nam ở Trường Sa thì Trung Quốc liền tổ chức một cụm đóng quân.
Từ những năm 1988 đến 2014, họ xây dựng ít nhưng trong khoảng 18 tháng trở lại đây, nước này bắt đầu đẩy mạnh xây dựng, cải tạo ồ ạt các đảo nhân tạo này.
"Trung Quốc ngang ngược tuyên bố xây dựng các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép của Việt Nam là vì mục đích chung nhưng mục đích chung đâu chưa thấy chỉ thấy một vùng Biển Đông đang yên bình bỗng xuất hiện nhiều nguy cơ, mối đe dọa.
Ẩn ý sâu xa của việc xây dựng các đảo nhân tạo này của Trung Quốc là phục vụ cho quân sự chứ đâu phải dân sự. Dân sự thì sao phải làm một dãy đảo cắt ngang Biển Đông như vậy.
Chưa kể, khi máy bay do thám của Mỹ bay qua, thì ở dưới các đảo này lại phát lên cảnh báo "đây là hải quân Trung Quốc" và yêu cầu máy bay Mỹ phải dời đi. Rõ ràng là giấu đầu hở đuôi. Thế giới nhìn thấy rõ và Trung Quốc không thể lừa bịp được...", vị này nhìn nhận.
Đồng thời, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cũng đánh giá, thông tin hình ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đưa pháo ra các đảo nhân tạo xây dựng trái phép của Việt Nam cũng là chuyện động trời nhưng vẫn là nhỏ.
Bởi lẽ, trên đá Chữ Thập, Trung Quốc đã đổ bãi cát dài đến 3.000m và xây những nhà 7 tầng bằng bê tông, có cầu tàu, cơ sở radar...
"Với đường băng dài như vậy thì nhiều loại máy bay có thể xuất kích từ đây và với địa điểm tĩnh, khoảngkhông thoáng đãng như ở đá Chữ Thập thì trừ khi có bão tố còn máy bay có thể cất cánh 24/24h...
Điều đó sẽ còn nguy hiểm hơn rất nhiều", ông nói.
"Chiến lược biển xanh" của Trung Quốc
Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, âm mưu xuyên suốt của Trung Quốc là độc chiếm, quản lý được Biển Đông.
Tuy nhiên, hiện nay, Trung Quốc đang gặp phải rất nhiều trở ngại, vì vậy, chắc chắn trong thời gian tới, nước này sẽ còn có nhiều hành động ngang ngược, khó lường khác.
"Chiến lược của các nước lớn như Trung Quốc là hướng ra biển xanh, tức là Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương. Muốn như vậy, họ phải đưa ra rất nhiều hướng chiến lược để thực hiện điều đó.
Có thể là bằng chiến lược mềm hoặc cũng có thể là bằng những hành động ngang ngược, xây dựng các hạm đội...", ông Lâm nhận định.
Cũng theo Chuẩn đô đốc Lâm, hiện tại, Trung Quốc đang có một tàu sân bay Liêu Ninh mua lại của Ukraine nhưng cho đến nay vẫn chưa thành một thực thể hoạt động được.
Trong khi đó, muốn thực hiện "chiến lược biển xanh" thì nước này phải có 3 - 4 cụm tàu sân bay.
"Cho dù Trung Quốc có cố gắng đến đâu thì phải đến năm 2030 hay đến khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước này thì may ra mới có được những cụm tàu sân bay thiết thực, có thể hoạt động.
Từ chuyện đó, với việc Trung Quốc ngang ngược bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép của Việt Nam thành các căn cứ quân sự thì người ta gọi đó là những tàu sân bay không chìm.
Nếu họ biến đá Chữ Thập chiếm đóng trái phép của Việt Nam thành căn cứ tổng hợp quân sự thì nó còn mạnh hơn tàu sân bay, chỉ có điều nó không cơ động được.
Thêm vào đó, so về giá thành và thời gian thì theo tôi được biết, sẽ giảm hơn rất nhiều so với việc đóng các tàu sân bay, trong khi sức sống dài hơn.
Với những gì đã, đang diễn ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ còn có nhiều hơn nữa những hành động nguy hiểm và sẽ gây ra nhiều nguy cơ khó lường hơn trên Biển Đông", chuẩn đô đốc Lâm đánh giá.
Vị này cũng khẳng định, việc can thiệp của Mỹ hay một số nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc... là rất tích cực, thể hiện rõ thái độ phản đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, khả năng là khó có thể xảy ra chiến tranh ở đây.
Ông Lâm phân tích: "Biển Đông là con đường hàng hải sôi động nhất thế giới, chiếm hơn 50% lượng hàng hóa với trị giá lên tới hàng ngàn tỷ USD đi qua đây.
Chính vì thế mà Mỹ, Nhật hay một số nước khác đã có những phản ứng hết sức mạnh mẽ trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Tôi cho rằng, những hành động ngăn chặn của các nước với Trung Quốc trong thời gian tới sẽ từng bước tăng lên và đến mức căng nhất là có thể cọ xát về quân sự.
Còn để xảy ra một cuộc chiến tranh thì sẽ rất khó, bởi chưa có một nước nào có thể đủ lực để gây chiến. Do đó, các nước sẽ đấu tranh kiềm chế nhau ở mức chịu đựng được".
Trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam đã có rất nhiều chia sẻ thắng thắn, vạch trần những mưu đồ của phía Trung Quốc.
Theo Chuẩn đô đốc Lâm, ngay từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập vào tháng 10/1949 thì âm mưu độc chiếm Biển Đông của nước này đã bắt đầu nhen nhóm.
Từ những năm 50, nước này đã đưa vào "giáo dục nhồi nhét" trong nhân dân rằng, vùng biển Nam Hải (Biển Đông - PV) là của Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào thời gian những năm 50, lực lượng của Trung Quốc không đủ nên cố gắng lắm mới chỉ giải phóng được đảo Hải Nam, còn lại Đài Loan không giải phóng được và họ phải chấp nhận với vùng hải phận 12 hải lý của đảo này.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép ở bãi Vành Khăn của Việt Nam - Ảnh: CSIS
"Nhưng Trung Quốc là nước rất biết chú tâm quan sát thời cuộc để lợi dụng tạo nên những thời cơ có lợi cho họ, nhằm chiếm đoạt đất đai trái phép của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam", Chuẩn đô đốc Lâm cho hay.
Theo ông, vào năm 1956, theo Hiệp định Geneve (1954) thì 2 năm sau phải tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam, nhưng các thế lực phản động đã phá hoại cuộc tổng tuyển cử đó.
Cũng từ năm 1956, chính quyền Pháp chiếm giữ Nam vĩ tuyến 17 nhưng giao cho Bảo Đại quản lý. Đó là một lỗ hổng về quyền lực.
Lợi dụng thời cơ đó, Trung Quốc cho quân đánh chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và họ bắt đầu xây dựng những căn cứ ở cụm đảo đó, đặc biệt là ở đảo Phú Lâm.
Đến tháng Giêng năm 1974, Mỹ rút và công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước của Việt Nam thì Trung Quốc biết rằng, chế độ Việt Nam Cộng hòa không thể thắng nổi nhân dân Việt Nam.
Do đó, họ cố tình gây căng thẳng với Hải quân Việt Nam Cộng hòa, tạo cớ xua quân đánh chiếm nốt cụm Lưỡi Liềm ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Đến năm 1986, Trung Quốc tiếp tục đề nghị UNESCO cho họ quyền cứu hộ, cứu nạn, nghiên cứu trên biển, bảo vệ môi trường và được đồng ý.
Từ cớ này, năm 1988, Trung Quốc đưa quân xuống phía Nam Biển Đông nổ súng vào toàn bộ công binh, gây nên thảm sát 64 chiến sỹ của Hải quân Việt Nam tại Gạc Ma.
Sau khi chiếm 5 bãi đá ngầm trái phép của Việt Nam ở Trường Sa thì Trung Quốc liền tổ chức một cụm đóng quân.
Từ những năm 1988 đến 2014, họ xây dựng ít nhưng trong khoảng 18 tháng trở lại đây, nước này bắt đầu đẩy mạnh xây dựng, cải tạo ồ ạt các đảo nhân tạo này.
"Trung Quốc ngang ngược tuyên bố xây dựng các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép của Việt Nam là vì mục đích chung nhưng mục đích chung đâu chưa thấy chỉ thấy một vùng Biển Đông đang yên bình bỗng xuất hiện nhiều nguy cơ, mối đe dọa.
Ẩn ý sâu xa của việc xây dựng các đảo nhân tạo này của Trung Quốc là phục vụ cho quân sự chứ đâu phải dân sự. Dân sự thì sao phải làm một dãy đảo cắt ngang Biển Đông như vậy.
Chưa kể, khi máy bay do thám của Mỹ bay qua, thì ở dưới các đảo này lại phát lên cảnh báo "đây là hải quân Trung Quốc" và yêu cầu máy bay Mỹ phải dời đi. Rõ ràng là giấu đầu hở đuôi. Thế giới nhìn thấy rõ và Trung Quốc không thể lừa bịp được...", vị này nhìn nhận.
Đồng thời, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cũng đánh giá, thông tin hình ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đưa pháo ra các đảo nhân tạo xây dựng trái phép của Việt Nam cũng là chuyện động trời nhưng vẫn là nhỏ.
Bởi lẽ, trên đá Chữ Thập, Trung Quốc đã đổ bãi cát dài đến 3.000m và xây những nhà 7 tầng bằng bê tông, có cầu tàu, cơ sở radar...
"Với đường băng dài như vậy thì nhiều loại máy bay có thể xuất kích từ đây và với địa điểm tĩnh, khoảngkhông thoáng đãng như ở đá Chữ Thập thì trừ khi có bão tố còn máy bay có thể cất cánh 24/24h...
Điều đó sẽ còn nguy hiểm hơn rất nhiều", ông nói.
"Chiến lược biển xanh" của Trung Quốc
Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, âm mưu xuyên suốt của Trung Quốc là độc chiếm, quản lý được Biển Đông.
Tuy nhiên, hiện nay, Trung Quốc đang gặp phải rất nhiều trở ngại, vì vậy, chắc chắn trong thời gian tới, nước này sẽ còn có nhiều hành động ngang ngược, khó lường khác.
"Chiến lược của các nước lớn như Trung Quốc là hướng ra biển xanh, tức là Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương. Muốn như vậy, họ phải đưa ra rất nhiều hướng chiến lược để thực hiện điều đó.
Có thể là bằng chiến lược mềm hoặc cũng có thể là bằng những hành động ngang ngược, xây dựng các hạm đội...", ông Lâm nhận định.
Cũng theo Chuẩn đô đốc Lâm, hiện tại, Trung Quốc đang có một tàu sân bay Liêu Ninh mua lại của Ukraine nhưng cho đến nay vẫn chưa thành một thực thể hoạt động được.
Trong khi đó, muốn thực hiện "chiến lược biển xanh" thì nước này phải có 3 - 4 cụm tàu sân bay.
"Cho dù Trung Quốc có cố gắng đến đâu thì phải đến năm 2030 hay đến khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước này thì may ra mới có được những cụm tàu sân bay thiết thực, có thể hoạt động.
Từ chuyện đó, với việc Trung Quốc ngang ngược bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép của Việt Nam thành các căn cứ quân sự thì người ta gọi đó là những tàu sân bay không chìm.
Nếu họ biến đá Chữ Thập chiếm đóng trái phép của Việt Nam thành căn cứ tổng hợp quân sự thì nó còn mạnh hơn tàu sân bay, chỉ có điều nó không cơ động được.
Thêm vào đó, so về giá thành và thời gian thì theo tôi được biết, sẽ giảm hơn rất nhiều so với việc đóng các tàu sân bay, trong khi sức sống dài hơn.
Với những gì đã, đang diễn ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ còn có nhiều hơn nữa những hành động nguy hiểm và sẽ gây ra nhiều nguy cơ khó lường hơn trên Biển Đông", chuẩn đô đốc Lâm đánh giá.
Vị này cũng khẳng định, việc can thiệp của Mỹ hay một số nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc... là rất tích cực, thể hiện rõ thái độ phản đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, khả năng là khó có thể xảy ra chiến tranh ở đây.
Ông Lâm phân tích: "Biển Đông là con đường hàng hải sôi động nhất thế giới, chiếm hơn 50% lượng hàng hóa với trị giá lên tới hàng ngàn tỷ USD đi qua đây.
Chính vì thế mà Mỹ, Nhật hay một số nước khác đã có những phản ứng hết sức mạnh mẽ trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Tôi cho rằng, những hành động ngăn chặn của các nước với Trung Quốc trong thời gian tới sẽ từng bước tăng lên và đến mức căng nhất là có thể cọ xát về quân sự.
Còn để xảy ra một cuộc chiến tranh thì sẽ rất khó, bởi chưa có một nước nào có thể đủ lực để gây chiến. Do đó, các nước sẽ đấu tranh kiềm chế nhau ở mức chịu đựng được".
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh): Hành động của Trung Quốc cải tạo các bãi đá ngầm ở Trường Sa là hành động đi xâm chiếm. Toàn thể cử tri và nhân dân cả nước đang mong muốn Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ phải có quyết sách đúng đắn hơn, phù hợp hơn. Đồng thời tăng cường nhiều hơn các chuyến đi của lãnh đạo nước ta đến các nước trên thế giới để nói về vấn đề Biển Đông.
Trước những âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đề nghị, cần thành lập ngay một tổ chức thống nhất quy tụ đội ngũ học giả, nhà quản lý, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước về Biển Đông.
Lực lượng này rất cần thiết và cấp bách để nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo đất nước trong việc thống nhất hoạch định chiến lược, sách lược đối phó với các tình huống nhằm gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia.
Cũng theo TS Trục, ngày càng có nhiều học giả, nhà nghiên cứu lên tiếng vạch trần bộ mặt, bản chất các hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam mà phía Trung Quốc đã, đang và sẽ thực hiện.
Có rất nhiều bài báo phân tích sâu sắc, lập luận chắc chắn, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, phản đối các âm mưu, thủ đoạn xâm phạm.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đấu tranh hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài này, nhất là trong bối cảnh hiện nay, những thành quả nói trên còn chưa tương xứng.
Chúng ta mới chủ yếu là mình nói, mình nghe mà thiếu một chiến lược và hoạt động truyền thông bài bản, đặc biệt là đến đối tượng là các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chiến lược nước ngoài quan tâm đến vấn đề Biển Đông.
"Muốn được khu vực và thế giới ủng hộ, bản thân chúng ta phải thường xuyên tuyên truyền, cung cấp hệ thống bằng chứng có giá trị pháp lý để chứng minh cho chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình.
Chúng ta đang thiếu và yếu trong công tác đấu tranh bằng con đường học thuật, pháp lý, bằng chứng đủ sức thuyết phục dư luận quốc tế ủng hộ ta, cũng như tranh tụng trước các cơ quan tài phán", TS Trục nhấn mạnh.
Trước những âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đề nghị, cần thành lập ngay một tổ chức thống nhất quy tụ đội ngũ học giả, nhà quản lý, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước về Biển Đông.
Lực lượng này rất cần thiết và cấp bách để nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo đất nước trong việc thống nhất hoạch định chiến lược, sách lược đối phó với các tình huống nhằm gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia.
Cũng theo TS Trục, ngày càng có nhiều học giả, nhà nghiên cứu lên tiếng vạch trần bộ mặt, bản chất các hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam mà phía Trung Quốc đã, đang và sẽ thực hiện.
Có rất nhiều bài báo phân tích sâu sắc, lập luận chắc chắn, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, phản đối các âm mưu, thủ đoạn xâm phạm.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đấu tranh hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài này, nhất là trong bối cảnh hiện nay, những thành quả nói trên còn chưa tương xứng.
Chúng ta mới chủ yếu là mình nói, mình nghe mà thiếu một chiến lược và hoạt động truyền thông bài bản, đặc biệt là đến đối tượng là các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chiến lược nước ngoài quan tâm đến vấn đề Biển Đông.
"Muốn được khu vực và thế giới ủng hộ, bản thân chúng ta phải thường xuyên tuyên truyền, cung cấp hệ thống bằng chứng có giá trị pháp lý để chứng minh cho chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình.
Chúng ta đang thiếu và yếu trong công tác đấu tranh bằng con đường học thuật, pháp lý, bằng chứng đủ sức thuyết phục dư luận quốc tế ủng hộ ta, cũng như tranh tụng trước các cơ quan tài phán", TS Trục nhấn mạnh.
Theo nguồn : Dailo.vn
0 comments:
Post a Comment