Theo tin tuc quan su giá của giới chuyên gia, nền chính trị và kinh tế thế giới trong tương lai sẽ được quyết định bởi khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng tìm kiếm ảnh hưởng toàn cầu. Thực tế và xu hướng được lấy làm căn cứ cho nhận định đó đã trở thành bối cảnh chiến lược quan trọng dẫn dắt Mỹ “trở lại châu Á”. Tuy nhiên, nhìn suốt chiều dài lịch sử nước Mỹ thì đây không phải là lần đầu tiên Washington “xoay trục”. Chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á hiện nay được xem là sự kế tiếp và bổ sung nhiều điểm mới.
Trở lại lịch sử, với câu chuyện của những người đầu tiên đi khai hoang lập đồn điền trên các vùng đất của nước Mỹ xưa. Khác với nhiều nơi với văn hóa định cư, những ông chủ đồn điền Mỹ thường sau khi xây dựng xong liền bán lại và tiếp tục công cuộc khai phá ở những vùng đất mới. Liên tục tìm tòi, khai phá, thay đổi phù hợp với những điều kiện mới dường như là một phần của bản sắc Mỹ và chúng ảnh hưởng rất nhiều đến những quyết định của các lãnh đạo xứ cờ hoa.
"Xoay trục" lần thứ 3
Kể từ năm 1898, Mỹ đã chú ý tới khu vực Thái Bình Dương và quyết định chuyển trọng tâm sang châu Á – Thái Bình Dương lần này không phải là lần đầu tiên. Ngày 31/5/1898, Mỹ đánh chiếm đảo Hawaii. Hai tháng sau đó, ngày 31/7/1898, Mỹ bắt đầu tấn công Philippines, và đây được xem là “sáng kiến”liều lĩnh nhất và tốn kém nhất trong thời kỳ này.
Chiến dịch quân sự trên, diễn ra từ năm 1899 đến 1902 làm khoảng 4.000 quân Mỹ thiệt mạng và bị thương, thiệt hại nhiều hơn đáng kể so với chiến dịch kéo dài cả thập kỷ qua tại Afghanistan.
Theo tin quan su viet nam đợt xoay trục thứ hai của Mỹ hướng tới khu vực châu Á – TBD diễn ra vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai và đặc biệt là trong Chiến tranh Lạnh với hệ thống hai cực Yalta. Chính giới Mỹ trong thời gian này đã xây dựng các kế hoạch trong đó lập vành đai căn cứ quân sự phía trước khắp Thái Bình Dương nhằm đảm bảo không để một cường quốc châu Á nào có thể trỗi dậy và thực hiện vụ “Trân Châu Cảng” thứ hai.
Chiến lược này đã được điều chỉnh sau chiến tranh cho phù hợp với những đòi hỏi về sự răn đe hạt nhân và thực tế chiếm đóng quân sự của Mỹ ở khu vực. Xét về bản chất, hệ thống Yalta do Mỹ và Liên Xô quản lý đều thể hiện sự tranh giành lợi ích tại châu Á - Thái Bình Dương giữa các cường quốc.
Bắt đầu từ khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 với sự sụp đổ của hàng loạt các thế chế tài chính đầu sỏ tại Mỹ và châu Âu, sức mạnh kinh tế toàn cầu dần dịch chuyển sang châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt, trong thế kỷ này, khu vực chứng kiến sự lớn mạnh của Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới.
Trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ cộng với chiến lược mở rộng ảnh hưởng không chỉ trong khu vực mà còn với tham vọng vươn ra toàn cầu, Trung Quốc đang và sẽ là đối thủ đáng gờm của Washington. Vốn đang là bá chủ Thái Bình Dương, khi thấy Trung Quốc lớn mạnh và vươn ra biển xa, đương nhiên Mỹ không thể khoanh tay ngồi nhìn. Cộng với lý do kinhh tế, ngoại giao, lý do khiến Mỹ đưa ra quyết định xoay trục về châu Á – TBD phần nào đã được giải đáp.
Phục vụ lợi ích của nước Mỹ trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu, Mỹ đang xây dựng các mối quan hệ rộng mở về an ninh, chính trị, ngoại giao, kinh tế và văn hóa với tất cả các nước trong khu vực.
Liên tục phủ nhận tin tuc về chiến lược này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trong khu vực nhưng hầu hết giới quân sự Mỹ đều khẳng định, chiến lược xoay trục lần thứ ba này nhằm cân bằng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, nhấn mạnh kiềm chế để có một Trung Quốc phát triển hòa bình nhất.
nguồn: tintuc.vn
0 comments:
Post a Comment