Người mẹ tội nghiệp vì lo lắng cho con mà đã ngất lịm, phải nằm truyền nước nhiều ngày tại phòng cấp cứu, còn lại một mình người cha nghèo khổ, thương vợ con đến quặn lòng cũng chỉ biết ôm con mà khóc.
Những ngày đầu tháng 12, chúng tôi tìm đến bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) để gặp đôi vợ chồng bất hạnh ấy. Tại Khoa hô hấp 1, ngồi lặng bên giường con là người đàn ông dáng người gầy gò, khuôn mặt hốc hác, đôi mắt thâm quầng với mái tóc lốm đốm bạc. Có lẽ những chuỗi ngày đằng đẵng đi viện chăm con, rồi lại quần quật tối ngày để mong kiếm được chút tiền đưa con vào bệnh viện, tất cả đã lấy đi hết tuổi thanh xuân và vắt kiệt sức lực của anh.
Vốn sinh ra trong gia đình đông anh em tại Trà Vinh, anh Nguyễn Minh Toàn phải bỏ học để đi làm thuê từ thuở nhỏ. Đến năm 23 tuổi, vì cuộc sống quá khó khăn nên anh quyết tâm lên Sài Gòn mưu sinh và gửi tiền về quê nuôi gia đình. Làm công nhân tại một công ty sản xuất điện tử ở Bình Dương với mức lương 3 triệu đồng/tháng, tằn tiện chi tiêu, mỗi tháng anh cũng gửi về được cho cha mẹ hơn một nửa số tiền lương. Cùng ở chung dãy trọ với anh, có chị Nguyễn Thị Phương (SN 1983, quê Bến Tre) cũng làm công nhân may. Tương đồng cảnh ngộ, sau nhiều lần trò chuyện tâm đầu ý hợp, 2 người cảm mến nhau rồi nên duyên vợ chồng. Vì gia đình hai bên không mấy dư dả nên anh chị cũng không tổ chức đám cưới mà chỉ dọn về sống cùng nhau tại căn phòng trọ chật hẹp.
Tháng 6/2014, đôi vợ chồng trẻ vui mừng đón đứa con đầu lòng. Họ đặt tên con là Nguyễn Phúc An với mong muốn tương lai con mình sẽ luôn hạnh phúc và bình an. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chỉ một ngày sau khi bé chào đời tại bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), vì sức khỏe quá yếu nên Phúc An được đưa vào lồng kính nuôi dưỡng.
Bé An không chỉ bị khuyết tật bẩm sinh mà còn mắc rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Hiện tại, tình trạng sức khỏa của bé rất yếu. Anh Toàn cho biết, phải đến khi bé An được 8kg, các bác sĩ mới có thể tiến hành các ca phẫu thuật tiếp theo.
Bé An nằm ở lồng kính hơn một tuần thì bác sĩ gọi anh Toàn vào phòng riêng để thông báo về tình trạng sức khỏe con mình. Sau khi trấn an tinh thần của người cha, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ thông báo, bé An mắc hội chứng não úng thủy, ứ dịch, thận đôi, viêm phổi, hai hậu môn và bộ phận sinh dục không có nên chưa thể xác định được giới tính. “Vừa nghe các bác sĩ thông báo, đầu óc tôi quay cuồng rồi chuyện gì xảy ra tôi cũng không biết nữa. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy mình đang trong phòng cấp cứu, cạnh bên là vợ tôi, cô ấy cũng đang đau khổ không kém. Dù cố tỏ ra mạnh mẽ để động viên vợ nhưng vợ chồng tôi không thể kìm lòng, cứ ôm nhau khóc mãi”, anh Toàn nhớ lại.
Anh Toàn ứa nước mắt mỗi lần nhìn thấy con. Anh ước mình có thể gánh chịu một phần đau đớn. Nhìn con khóc, anh như đứt từng khúc ruột.
Bao năm nay, nghèo đói vẫn đeo bám đôi vợ chồng trẻ, nay con đầu lòng mắc đủ thứ bệnh khiến anh chị như hoàn toàn gục ngã, chẳng biết bám víu vào đâu. Anh Toàn kể, khi vợ anh mang bầu, chị Phương không có dấu hiện nào bất thường về sức khỏe. Những tháng đầu mang thai, chị Phương cũng ốm nghén, ăn vào thì nôn ói. 9 tháng 10 ngày, chị vẫn đi lại, ăn uống bình thường, tinh thần khá thoải mái. Dù đồng lương công nhân ít ỏi nhưng anh Toàn vẫn cố gắng mua sữa bột, thức ăn đầy đủ để vợ có sức khỏe, chuẩn bị cho kỳ vượt cạn. Anh Toàn cũng chở vợ đi khám thai định kỳ mỗi tháng nhưng các bác sĩ đều kết luận thai nhi bình thường, không có dấu hiệu bệnh tật gì.
“Lúc vợ tôi lên bàn mổ, tôi ngồi chờ đợi, sau vài tiếng đồng hồ thì các bác sĩ bước ra thông báo mẹ tròn con vuông và vợ tôi đã sinh được một bé trai kháu khỉnh. Đúng là không gì diễn tả được niềm hạnh phúc của tôi lúc đó, tôi đã òa khóc như một đứa trẻ trước mặt nhiều người. Đêm vợ tôi sinh xong, tôi còn thức trắng đêm để nghĩ cái tên ý nghĩa cho con trai. Vậy mà giờ cháu lại ra nông nỗi này...” - anh Toàn chua chát nói.
Từ ngày con chào đời, tính đến nay đã gần nửa năm, anh Toàn và chị Phương mỗi ngày trôi qua đều luôn túc trực ở giường bệnh. Công việc làm ăn của gia đình buộc lòng phải gác lại, mỗi ngày anh Toàn và chị Phương đều đi nhận cơm từ thiện miễn phí để ăn tạm qua ngày.
Khi chúng tôi đề cập đến tiền mua sữa, thuốc thang cho con mình thì anh Toàn ngập ngừng nuốt lệ vào trong, người đàn ông nghèo khổ ấy thú thật là anh đã đi bán máu. Anh bảo có tháng anh bán máu đến 4 lần. Để các bác sĩ không nhận ra, anh cố gắng ăn mắm tôm, uống nhiều nước rồi bắt xe bus đi khắp các bệnh viện tại Sài Gòn bán máu. Và cũng chính vì phải bán máu nhiều lần trong một tháng nên nhiều lúc anh Toàn đã chóng mặt rồi ngất xỉu ngay tại vỉa hè.
“Mình đàn ông nên làm được gì cho vợ con thì dù có phải đánh đổi cả tính mạng, tôi cũng ráng để làm được. Các bác sĩ cũng thông báo là đợi bé cứng cáp thêm vài tháng nữa sẽ tiến hành phẫu thuật. Nhưng chi phí cho việc phẫu thuật là rất lớn, khoảng hơn 60 triệu đồng. Mấy ngày nay, vợ tôi vì quá kiệt sức nên phải vào khoa cấp cứu để truyền nước, một mình tôi chạy qua chạy lại chăm con và chăm vợ. Có lẽ tôi không dám nói trước được gì cho tương lai của con mình” - anh Toàn nói trong đau đớn.
Chuyên mục : xa hoi tin tuc
Những ngày đầu tháng 12, chúng tôi tìm đến bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) để gặp đôi vợ chồng bất hạnh ấy. Tại Khoa hô hấp 1, ngồi lặng bên giường con là người đàn ông dáng người gầy gò, khuôn mặt hốc hác, đôi mắt thâm quầng với mái tóc lốm đốm bạc. Có lẽ những chuỗi ngày đằng đẵng đi viện chăm con, rồi lại quần quật tối ngày để mong kiếm được chút tiền đưa con vào bệnh viện, tất cả đã lấy đi hết tuổi thanh xuân và vắt kiệt sức lực của anh.
Vốn sinh ra trong gia đình đông anh em tại Trà Vinh, anh Nguyễn Minh Toàn phải bỏ học để đi làm thuê từ thuở nhỏ. Đến năm 23 tuổi, vì cuộc sống quá khó khăn nên anh quyết tâm lên Sài Gòn mưu sinh và gửi tiền về quê nuôi gia đình. Làm công nhân tại một công ty sản xuất điện tử ở Bình Dương với mức lương 3 triệu đồng/tháng, tằn tiện chi tiêu, mỗi tháng anh cũng gửi về được cho cha mẹ hơn một nửa số tiền lương. Cùng ở chung dãy trọ với anh, có chị Nguyễn Thị Phương (SN 1983, quê Bến Tre) cũng làm công nhân may. Tương đồng cảnh ngộ, sau nhiều lần trò chuyện tâm đầu ý hợp, 2 người cảm mến nhau rồi nên duyên vợ chồng. Vì gia đình hai bên không mấy dư dả nên anh chị cũng không tổ chức đám cưới mà chỉ dọn về sống cùng nhau tại căn phòng trọ chật hẹp.
Tháng 6/2014, đôi vợ chồng trẻ vui mừng đón đứa con đầu lòng. Họ đặt tên con là Nguyễn Phúc An với mong muốn tương lai con mình sẽ luôn hạnh phúc và bình an. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chỉ một ngày sau khi bé chào đời tại bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), vì sức khỏe quá yếu nên Phúc An được đưa vào lồng kính nuôi dưỡng.
Bé An không chỉ bị khuyết tật bẩm sinh mà còn mắc rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Hiện tại, tình trạng sức khỏa của bé rất yếu. Anh Toàn cho biết, phải đến khi bé An được 8kg, các bác sĩ mới có thể tiến hành các ca phẫu thuật tiếp theo.
Bé An nằm ở lồng kính hơn một tuần thì bác sĩ gọi anh Toàn vào phòng riêng để thông báo về tình trạng sức khỏe con mình. Sau khi trấn an tinh thần của người cha, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ thông báo, bé An mắc hội chứng não úng thủy, ứ dịch, thận đôi, viêm phổi, hai hậu môn và bộ phận sinh dục không có nên chưa thể xác định được giới tính. “Vừa nghe các bác sĩ thông báo, đầu óc tôi quay cuồng rồi chuyện gì xảy ra tôi cũng không biết nữa. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy mình đang trong phòng cấp cứu, cạnh bên là vợ tôi, cô ấy cũng đang đau khổ không kém. Dù cố tỏ ra mạnh mẽ để động viên vợ nhưng vợ chồng tôi không thể kìm lòng, cứ ôm nhau khóc mãi”, anh Toàn nhớ lại.
Anh Toàn ứa nước mắt mỗi lần nhìn thấy con. Anh ước mình có thể gánh chịu một phần đau đớn. Nhìn con khóc, anh như đứt từng khúc ruột.
Bao năm nay, nghèo đói vẫn đeo bám đôi vợ chồng trẻ, nay con đầu lòng mắc đủ thứ bệnh khiến anh chị như hoàn toàn gục ngã, chẳng biết bám víu vào đâu. Anh Toàn kể, khi vợ anh mang bầu, chị Phương không có dấu hiện nào bất thường về sức khỏe. Những tháng đầu mang thai, chị Phương cũng ốm nghén, ăn vào thì nôn ói. 9 tháng 10 ngày, chị vẫn đi lại, ăn uống bình thường, tinh thần khá thoải mái. Dù đồng lương công nhân ít ỏi nhưng anh Toàn vẫn cố gắng mua sữa bột, thức ăn đầy đủ để vợ có sức khỏe, chuẩn bị cho kỳ vượt cạn. Anh Toàn cũng chở vợ đi khám thai định kỳ mỗi tháng nhưng các bác sĩ đều kết luận thai nhi bình thường, không có dấu hiệu bệnh tật gì.
“Lúc vợ tôi lên bàn mổ, tôi ngồi chờ đợi, sau vài tiếng đồng hồ thì các bác sĩ bước ra thông báo mẹ tròn con vuông và vợ tôi đã sinh được một bé trai kháu khỉnh. Đúng là không gì diễn tả được niềm hạnh phúc của tôi lúc đó, tôi đã òa khóc như một đứa trẻ trước mặt nhiều người. Đêm vợ tôi sinh xong, tôi còn thức trắng đêm để nghĩ cái tên ý nghĩa cho con trai. Vậy mà giờ cháu lại ra nông nỗi này...” - anh Toàn chua chát nói.
Từ ngày con chào đời, tính đến nay đã gần nửa năm, anh Toàn và chị Phương mỗi ngày trôi qua đều luôn túc trực ở giường bệnh. Công việc làm ăn của gia đình buộc lòng phải gác lại, mỗi ngày anh Toàn và chị Phương đều đi nhận cơm từ thiện miễn phí để ăn tạm qua ngày.
Khi chúng tôi đề cập đến tiền mua sữa, thuốc thang cho con mình thì anh Toàn ngập ngừng nuốt lệ vào trong, người đàn ông nghèo khổ ấy thú thật là anh đã đi bán máu. Anh bảo có tháng anh bán máu đến 4 lần. Để các bác sĩ không nhận ra, anh cố gắng ăn mắm tôm, uống nhiều nước rồi bắt xe bus đi khắp các bệnh viện tại Sài Gòn bán máu. Và cũng chính vì phải bán máu nhiều lần trong một tháng nên nhiều lúc anh Toàn đã chóng mặt rồi ngất xỉu ngay tại vỉa hè.
“Mình đàn ông nên làm được gì cho vợ con thì dù có phải đánh đổi cả tính mạng, tôi cũng ráng để làm được. Các bác sĩ cũng thông báo là đợi bé cứng cáp thêm vài tháng nữa sẽ tiến hành phẫu thuật. Nhưng chi phí cho việc phẫu thuật là rất lớn, khoảng hơn 60 triệu đồng. Mấy ngày nay, vợ tôi vì quá kiệt sức nên phải vào khoa cấp cứu để truyền nước, một mình tôi chạy qua chạy lại chăm con và chăm vợ. Có lẽ tôi không dám nói trước được gì cho tương lai của con mình” - anh Toàn nói trong đau đớn.
Chuyên mục : xa hoi tin tuc
0 comments:
Post a Comment