Lời giãi bày của nhà sáng chế “hai lúa” và câu trả lời của Bộ trưởng Khoa học phản ánh rõ hai bất cập: tư duy trọng bằng cấp và sự thiếu hụt những cơ chế chính sách trong việc trọng dụng nhân tài.
LTS:Trong tuần qua, câu chuyện hai cha con nhà sáng chế “chân đất” được nước bạn Campuchia phong Đại tướng quân, cấp nhà, biệt thự và các ưu đãi khác… đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuần Việt Nam đã nhận được bài viết của nhiều nhà khoa học về vấn đề này. Tôn trọng tính thông tin đa chiều, xin giới thiệu để bạn đọc cùng tranh luận.
Ai hối tiếc
Chuyện hai cha con ông Hải chế tạo thành công xe bọc thép cho Quân đội Hoàng gia Campuchia và được thiết đãi như tướng lĩnh quân đội, thậm chí đã lan tỏa đến tận nghị trường. Và dư âm còn để lại dài lâu hơn nữa, nhất là sau những câu “trần tình” của Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ.
Hai cha con ông Hải có niềm đam mê nhiệt huyết với khoa học, từng được báo chí phản ánh nhiều lần về các sáng chế như máy bay trực thăng và nhiều máy móc công nông nghiệp khác.v.v... Tuy nhiên, chỉ đến khi họ được Chính phủ Campuchia phong “Đại tướng” thì những tranh cãi về các nhà khoa học hai lúa này mới bùng nổ đa chiều.
Thứ nhất, số đông cho rằng chưa có cơ chế thỏa đáng dành cho những người có niềm đam mê khoa học. Thay vì được trọng dụng, khuyến khích và hỗ trợ thì ý tưởng của họ bị vùi dập, ngăn cản đến nỗi phải tìm chân trời khác. Minh chứng cho điều này, ngay đến Bộ trưởng Bộ KHCN trả lời phỏng vấn bên hành lang QH cũng nói: “Nếu cơ chế cho phép hỗ trợ ở mức như Chính phủ Campuchia thì chắc chắn người dân có thể sáng tạo ngay trên quê hương mình”.
Thứ hai, luồng ý kiến từ phía chuyên gia, những người làm trong ngành quân sự thì cho rằng chiếc xe bọc thép mà cha con ông Hải chế tạo đều là những phát minh đã cũ, có từ thời chiến tranh.
Khả năng chiến đấu cũng như độ an toàn của chiếc xe bọc thép này sẽ không đảm bảo nếu ra chiến trường, vì bởi lẽ quy định chế tạo xe bọc thép là rất ngặt nghèo và cha con ông Hải đã không tuân thủ những quy định đó. Vì vậy mà việc ứng dụng chế tạo xe bọc thép cải tiến của cha con ông Hải vào trong quân đội là điều không cần thiết.
Trần Quốc Hải, Đại tướng quân, Nguyễn Quân, sáng chế, Campuchia
Xe bọc thép mới do cha con ông Hải chế tạo. Ảnh: TTO
Ý kiến nào cũng dựa trên lý lẽ và bằng chứng riêng. Nhưng với những người làm khoa học, điều đáng buồn là trong khi chúng ta đang có rất ít người nuôi dưỡng được tinh thần đam mê, nhiệt huyết như cha con ông Hải thì việc để họ phải ra nước ngoài để biến đam mê thành hiện thực, liệu có phải là điều hối tiếc? Và ai hối tiếc nhất? Những người làm khoa học, hay những người tạo ra cơ chế cho khoa học cất cánh.
Trả lời báo chí, chính ông Hải ngậm ngùi: “Ở đó người ta làm khoa học lạ lắm. Anh làm được gì thì làm. Không cần bằng cấp, giấy phép gì cả. Còn ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm”.
Thế lực vô hình?
Lời giãi bày của nhà sáng chế “hai lúa” và câu trả lời của Bộ trưởng Khoa học phản ánh rõ hai bất cập: tư duy trọng bằng cấp và sự thiếu hụt những cơ chế chính sách trong việc trọng dụng nhân tài.
Theo chính số liệu mà Bộ Khoa học – Công nghệ (KHCN) đưa ra đầu tháng 3/2014, VN “tự hào” là quốc gia có lượng tiến sĩ nhiều nhất Đông Nam Á với hơn 24.000.
Nhưng, khi nói về số lượng bằng sáng chế khoa học quốc tế thì chúng ta lại là quốc gia thấp nhất trong khu vực, theo thống kê của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Việt Nam có quá ít bằng sáng chế được quốc tế công nhận.
Dù phát minh, sáng chế của những nhà khoa học “chân đất” mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ khai và độ chính xác, an toàn chưa cao song chẳng phải, mọi phát minh đều bắt nguồn từ những ý tưởng độc đáo đó sao? Ý tưởng mới, sẽ là khởi đầu cho mọi sáng tạo. Phải chăng, chính tư duy trọng bằng cấp đã vô tình vùi dập các ý tưởng sáng chế từ trứng nước. Dẫn đến thực tế, hoặc từ bỏ đam mê, hoặc tìm con đường “xuất ngoại”.
“Thế lực vô hình” thứ hai cản trở sáng tạo chính là sự thiếu hụt các cơ chế trọng dụng nhân tài. Điều này được thừa nhận bởi chính người đứng đầu ngành khoa học: “Chính sách của ta trong lĩnh vực này cũng còn nhiều bất cập. Chính phủ từ năm 2013 đã có nghị định về sáng kiến, nhưng do vướng mắc về hệ thống luật pháp mà nguồn lực để hỗ trợ sáng kiến, sáng tạo của người dân là rất khó khăn. Chưa có điều khoản nào trong các văn bản luật pháp cho phép các cơ quan nhà nước dùng ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân, phải trông vào xã hội hóa” (VietNamNet, ngày 17/11).
Mới đây thôi, hẳn nhiều người còn nhớ tới phát minh lò đốt rác sản xuất điện của nông dân Bùi Khắc Kiên ở Thái Bình. Phát minh này đã từng được Bộ KH&CN công nhận là có tính sáng tạo và đề nghị sở KH&CN tỉnh Thái Bình khuyến khích, hỗ trợ. Thế nhưng, do thiếu cơ chế nên phát minh của ông Kiên không được hỗ trợ. Vậy là, không phải chuyện xa xôi như tàu ngầm hay xe tăng, mà, một ý tưởng phát minh (dù trước mắt có thể chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật), nhưng hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều ứng dụng trong tương lai đành rơi vào thảm cảnh xếp xó sau hai năm thử nghiệm.
Khoa học không chỉ là mảnh đất dành riêng cho những người được đào tạo bài bản. Bất kỳ người dân nào cũng có thể trở thành nhà khoa học nếu như họ thực sự có niềm đam mê với khoa học và có được The nguồn : vietnamnet.vn
LTS:Trong tuần qua, câu chuyện hai cha con nhà sáng chế “chân đất” được nước bạn Campuchia phong Đại tướng quân, cấp nhà, biệt thự và các ưu đãi khác… đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuần Việt Nam đã nhận được bài viết của nhiều nhà khoa học về vấn đề này. Tôn trọng tính thông tin đa chiều, xin giới thiệu để bạn đọc cùng tranh luận.
Ai hối tiếc
Chuyện hai cha con ông Hải chế tạo thành công xe bọc thép cho Quân đội Hoàng gia Campuchia và được thiết đãi như tướng lĩnh quân đội, thậm chí đã lan tỏa đến tận nghị trường. Và dư âm còn để lại dài lâu hơn nữa, nhất là sau những câu “trần tình” của Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ.
Hai cha con ông Hải có niềm đam mê nhiệt huyết với khoa học, từng được báo chí phản ánh nhiều lần về các sáng chế như máy bay trực thăng và nhiều máy móc công nông nghiệp khác.v.v... Tuy nhiên, chỉ đến khi họ được Chính phủ Campuchia phong “Đại tướng” thì những tranh cãi về các nhà khoa học hai lúa này mới bùng nổ đa chiều.
Thứ nhất, số đông cho rằng chưa có cơ chế thỏa đáng dành cho những người có niềm đam mê khoa học. Thay vì được trọng dụng, khuyến khích và hỗ trợ thì ý tưởng của họ bị vùi dập, ngăn cản đến nỗi phải tìm chân trời khác. Minh chứng cho điều này, ngay đến Bộ trưởng Bộ KHCN trả lời phỏng vấn bên hành lang QH cũng nói: “Nếu cơ chế cho phép hỗ trợ ở mức như Chính phủ Campuchia thì chắc chắn người dân có thể sáng tạo ngay trên quê hương mình”.
Thứ hai, luồng ý kiến từ phía chuyên gia, những người làm trong ngành quân sự thì cho rằng chiếc xe bọc thép mà cha con ông Hải chế tạo đều là những phát minh đã cũ, có từ thời chiến tranh.
Khả năng chiến đấu cũng như độ an toàn của chiếc xe bọc thép này sẽ không đảm bảo nếu ra chiến trường, vì bởi lẽ quy định chế tạo xe bọc thép là rất ngặt nghèo và cha con ông Hải đã không tuân thủ những quy định đó. Vì vậy mà việc ứng dụng chế tạo xe bọc thép cải tiến của cha con ông Hải vào trong quân đội là điều không cần thiết.
Trần Quốc Hải, Đại tướng quân, Nguyễn Quân, sáng chế, Campuchia
Xe bọc thép mới do cha con ông Hải chế tạo. Ảnh: TTO
Ý kiến nào cũng dựa trên lý lẽ và bằng chứng riêng. Nhưng với những người làm khoa học, điều đáng buồn là trong khi chúng ta đang có rất ít người nuôi dưỡng được tinh thần đam mê, nhiệt huyết như cha con ông Hải thì việc để họ phải ra nước ngoài để biến đam mê thành hiện thực, liệu có phải là điều hối tiếc? Và ai hối tiếc nhất? Những người làm khoa học, hay những người tạo ra cơ chế cho khoa học cất cánh.
Trả lời báo chí, chính ông Hải ngậm ngùi: “Ở đó người ta làm khoa học lạ lắm. Anh làm được gì thì làm. Không cần bằng cấp, giấy phép gì cả. Còn ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm”.
Thế lực vô hình?
Lời giãi bày của nhà sáng chế “hai lúa” và câu trả lời của Bộ trưởng Khoa học phản ánh rõ hai bất cập: tư duy trọng bằng cấp và sự thiếu hụt những cơ chế chính sách trong việc trọng dụng nhân tài.
Theo chính số liệu mà Bộ Khoa học – Công nghệ (KHCN) đưa ra đầu tháng 3/2014, VN “tự hào” là quốc gia có lượng tiến sĩ nhiều nhất Đông Nam Á với hơn 24.000.
Nhưng, khi nói về số lượng bằng sáng chế khoa học quốc tế thì chúng ta lại là quốc gia thấp nhất trong khu vực, theo thống kê của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Việt Nam có quá ít bằng sáng chế được quốc tế công nhận.
Dù phát minh, sáng chế của những nhà khoa học “chân đất” mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ khai và độ chính xác, an toàn chưa cao song chẳng phải, mọi phát minh đều bắt nguồn từ những ý tưởng độc đáo đó sao? Ý tưởng mới, sẽ là khởi đầu cho mọi sáng tạo. Phải chăng, chính tư duy trọng bằng cấp đã vô tình vùi dập các ý tưởng sáng chế từ trứng nước. Dẫn đến thực tế, hoặc từ bỏ đam mê, hoặc tìm con đường “xuất ngoại”.
“Thế lực vô hình” thứ hai cản trở sáng tạo chính là sự thiếu hụt các cơ chế trọng dụng nhân tài. Điều này được thừa nhận bởi chính người đứng đầu ngành khoa học: “Chính sách của ta trong lĩnh vực này cũng còn nhiều bất cập. Chính phủ từ năm 2013 đã có nghị định về sáng kiến, nhưng do vướng mắc về hệ thống luật pháp mà nguồn lực để hỗ trợ sáng kiến, sáng tạo của người dân là rất khó khăn. Chưa có điều khoản nào trong các văn bản luật pháp cho phép các cơ quan nhà nước dùng ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân, phải trông vào xã hội hóa” (VietNamNet, ngày 17/11).
Mới đây thôi, hẳn nhiều người còn nhớ tới phát minh lò đốt rác sản xuất điện của nông dân Bùi Khắc Kiên ở Thái Bình. Phát minh này đã từng được Bộ KH&CN công nhận là có tính sáng tạo và đề nghị sở KH&CN tỉnh Thái Bình khuyến khích, hỗ trợ. Thế nhưng, do thiếu cơ chế nên phát minh của ông Kiên không được hỗ trợ. Vậy là, không phải chuyện xa xôi như tàu ngầm hay xe tăng, mà, một ý tưởng phát minh (dù trước mắt có thể chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật), nhưng hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều ứng dụng trong tương lai đành rơi vào thảm cảnh xếp xó sau hai năm thử nghiệm.
Khoa học không chỉ là mảnh đất dành riêng cho những người được đào tạo bài bản. Bất kỳ người dân nào cũng có thể trở thành nhà khoa học nếu như họ thực sự có niềm đam mê với khoa học và có được The nguồn : vietnamnet.vn
0 comments:
Post a Comment