Ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã ra Hà Nội làm Trưởng ban Nội chính Trung ương và vẫn là đại biểu Quốc hội của Đà Nẵng. Thế nhưng người dân Đà Nẵng vẫn nhắc đến ông bằng những câu chuyện đáng nhớ về một công bộc tiêu biểu. Báo Năng lượng Mới xin đăng một số câu chuyện thú vị về ông Nguyễn Bá Thanh thời làm Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng.
Bài 1: “Kiến trúc sư trưởng” của Đà Nẵng
Tháng 1/1997, Đà Nẵng chính thức trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Kể từ cái mốc lịch sử ấy, Đà Nẵng có sự đổi thay đến diệu kỳ, mỗi một năm trôi qua Đà Nẵng để lại một dấu ấn của sự phát triển. Và trong câu cửa miệng của người Đà Nẵng nói về về sự đổi thay ấy, người ta đều nhắc đến tên “Kiến trúc sư trưởng” Nguyễn Bá Thanh…
Người dân Đà Nẵng có cái lý của mình khi gọi người đứng đầu Đảng bộ thành phố với cái tên ấy. Trước năm 1997 Đà Nẵng được biết đến là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Tiếng là thành phố, nhưng chỉ có vài đường phố có vẻ sầm uất nhờ những tiệm buôn. Thành phố thời ấy chỉ có 3 quận, với những tên đánh số thứ tự, quận Nhất, quận Nhì, quận Ba. Dòng sông Hàn thơ mộng là vậy cũng chỉ có vài cây cầu dã chiến, bờ đông dòng sông này là cả một “phố nhà chồ” xiêu vẹo. Người dân phố thị lam lũ mưu sinh nhọc nhằn vất vả hằn trên khuôn mặt mỗi người dân…
Giữ chức Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng từ năm 1996 và năm 2003 ông Nguyễn Bá Thanh trở thành Bí thư thành phố miền Trung này. Ở vị trí người đứng đầu, ông Thanh bắt tay vào công cuộc lột xác cho Đà Nẵng bằng chiến dịch đầu tiên “giải tỏa, đền bù, tái định cư, chỉnh trang đô thị”. Tính từ năm 1997 đến năm 2013, Đà Nẵng đã triển khai 3.000 dự án, đã có đến 100.000 hộ dân di dời đến các khu tái định cư, hàng chục ngàn héc-ta đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích. Bộ mặt mới của thành phố thay đổi từ đó. Hàng loạt các quận, huyện mới được thành lập, với những cái tên gắn bó thân thương từ thuở cha ông khai hoang lập ấp, đấy là các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và hai huyện: Hòa Vang và Hoàng Sa.
Rồi đến “chiến dịch” nối hai bờ sông Hàn bằng những cây cầu hiện đại. Sau chiếc cầu quay Sông Hàn độc đáo là Cầu Thuận Phước, chiếc cầu dây văng đến thời điểm này là dài nhất miền Trung, được đưa vào sử dụng cuối năm 2009. Đó còn là chiếc Cầu Rồng kéo dài từ đường Nguyễn Văn Linh nối đến đường Hoàng Sa. Rồi cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Tri Phương, đó là chưa kể những chiếc cầu đã có như Tuyên Sơn, Cẩm Lệ, Hòa Xuân… Mỗi cây cầu là một công trình kiến trúc độc đáo, có những nét riêng không trùng lắp. Chính những cây cầu ấy đã nâng Đà Nẵng lên một tầm cao mới.
Chỉ riêng ở lĩnh vực giải phóng mặt bằng, ông Nguyễn Bá Thanh có những việc làm “không giống ai”. Khi giải phóng mặt bằng để làm đường ông chỉ đạo, phải lấy vào hai bên đường mới một khoảng không 30-50m. Nhiều kỹ sư quy hoạch hỏi nhau, rồi quay ra hỏi ông, ông bảo cứ làm đi rồi biết. Khi hình hài con đường hiện ra, người ta mới thấy khoảng không ấy là “đất vàng”. Và tất nhiên những lô đất ấy được bán đấu giá công khai, minh bạch và sòng phẳng, ai có tiền thì mua và đương nhiên mua rồi phải xây dựng. Nhà đẹp mọc lên từ những mảnh đất ấy, phố sá sầm uất, khang trang hẳn cũng nhờ những ngôi nhà có kiến trúc đẹp. “Dân quy hoạch” có được bài học sâu sắc từ chính việc làm ấy. Và cả cánh “cò đất” cũng “hết cửa làm ăn”.
Xung quanh chuyện giải tỏa, đền bù ông Bá Thanh còn có “nhiều võ” trị bệnh tham của những người cơ hội, trị bệnh “quan liêu” của công chức. Một buổi sáng đầu tuần, không báo trước ông xuống thẳng UBND phường nọ, ông hỏi Bí thư và Chủ tịch phường, địa bàn các ông có dịch, bao nhiêu người chết trong một đêm sao không báo cáo. Cả Chủ tịch và Bí thư sau một phút nhìn nhau rồi hùng hồn khẳng định không có dịch bệnh, chắc là kẻ xấu tung tin đồn nhảm. Ông Thanh vẫn như “đinh đóng cột”, không phải tin đồn đâu, chính mắt tôi trông thấy, ông nói rồi kéo cả Bí thư, Chủ tịch ra hiện trường. Trong các mảnh vườn của các hộ dân xuất hiện nhan nhản những ngôi mộ mới. Ông bảo, không có dịch chết người sao chỉ trong một đêm mà vườn nhà nào cũng có mộ mới? Té ra, để đón lõng giải tỏa, người dân vì tư lợi chỉ trong đêm đã đắp thêm hàng trăm ngôi “mộ gió”. Nhưng cả chính quyền sở tại và người dân có biết đâu trước khi duyệt phương án quy hoạch ở đây, ông Thanh đã giao cho cơ quan chức năng âm thầm đi đếm từng ngôi, để “chắc cờ” ông còn cho quay phim chụp ảnh lại.
Chuyện ấy chẳng ai nhắc lại nữa, nhưng đến tận bây giờ khi được hỏi về ông Nguyễn Bá Thanh, những người dân “trót dại” đã từng bị “nốc ao” đến “lấm lưng trắng bụng” trước món “võ” ông Thanh thời ấy lại tự hào mang ra “khoe” với khách. Họ “tâm phục, khẩu phục” mà rằng, “ổng không có võ ấy thì thành phố lấy đâu ra tiền mà trả những khoản đền bù khống ấy”. Và “không có ổng thì thành phố đâu được như hôm nay”. Thế mới hay, khi những việc làm đúng, làm trúng, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, dù có “đụng chạm”, dù có “mất lòng” nhiều người đi chăng nữa thì cái kết cuối cùng là được một Đà Nẵng như ngày hôm nay. Và ông Bá Thanh trở thành niềm tự hào của họ.
Sẽ không có gì ngạc nhiên khi từ các cụ hưu trí, đến các em thiếu nhi và những người lao động, buôn bán bình thường, những ngày này quan tâm đến sức khỏe của ông Bá Thanh như quan tâm đến người thân của mình vậy.
Trung Hội
Bài 1: “Kiến trúc sư trưởng” của Đà Nẵng
Tháng 1/1997, Đà Nẵng chính thức trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Kể từ cái mốc lịch sử ấy, Đà Nẵng có sự đổi thay đến diệu kỳ, mỗi một năm trôi qua Đà Nẵng để lại một dấu ấn của sự phát triển. Và trong câu cửa miệng của người Đà Nẵng nói về về sự đổi thay ấy, người ta đều nhắc đến tên “Kiến trúc sư trưởng” Nguyễn Bá Thanh…
Người dân Đà Nẵng có cái lý của mình khi gọi người đứng đầu Đảng bộ thành phố với cái tên ấy. Trước năm 1997 Đà Nẵng được biết đến là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Tiếng là thành phố, nhưng chỉ có vài đường phố có vẻ sầm uất nhờ những tiệm buôn. Thành phố thời ấy chỉ có 3 quận, với những tên đánh số thứ tự, quận Nhất, quận Nhì, quận Ba. Dòng sông Hàn thơ mộng là vậy cũng chỉ có vài cây cầu dã chiến, bờ đông dòng sông này là cả một “phố nhà chồ” xiêu vẹo. Người dân phố thị lam lũ mưu sinh nhọc nhằn vất vả hằn trên khuôn mặt mỗi người dân…
Giữ chức Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng từ năm 1996 và năm 2003 ông Nguyễn Bá Thanh trở thành Bí thư thành phố miền Trung này. Ở vị trí người đứng đầu, ông Thanh bắt tay vào công cuộc lột xác cho Đà Nẵng bằng chiến dịch đầu tiên “giải tỏa, đền bù, tái định cư, chỉnh trang đô thị”. Tính từ năm 1997 đến năm 2013, Đà Nẵng đã triển khai 3.000 dự án, đã có đến 100.000 hộ dân di dời đến các khu tái định cư, hàng chục ngàn héc-ta đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích. Bộ mặt mới của thành phố thay đổi từ đó. Hàng loạt các quận, huyện mới được thành lập, với những cái tên gắn bó thân thương từ thuở cha ông khai hoang lập ấp, đấy là các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và hai huyện: Hòa Vang và Hoàng Sa.
Rồi đến “chiến dịch” nối hai bờ sông Hàn bằng những cây cầu hiện đại. Sau chiếc cầu quay Sông Hàn độc đáo là Cầu Thuận Phước, chiếc cầu dây văng đến thời điểm này là dài nhất miền Trung, được đưa vào sử dụng cuối năm 2009. Đó còn là chiếc Cầu Rồng kéo dài từ đường Nguyễn Văn Linh nối đến đường Hoàng Sa. Rồi cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Tri Phương, đó là chưa kể những chiếc cầu đã có như Tuyên Sơn, Cẩm Lệ, Hòa Xuân… Mỗi cây cầu là một công trình kiến trúc độc đáo, có những nét riêng không trùng lắp. Chính những cây cầu ấy đã nâng Đà Nẵng lên một tầm cao mới.
Chỉ riêng ở lĩnh vực giải phóng mặt bằng, ông Nguyễn Bá Thanh có những việc làm “không giống ai”. Khi giải phóng mặt bằng để làm đường ông chỉ đạo, phải lấy vào hai bên đường mới một khoảng không 30-50m. Nhiều kỹ sư quy hoạch hỏi nhau, rồi quay ra hỏi ông, ông bảo cứ làm đi rồi biết. Khi hình hài con đường hiện ra, người ta mới thấy khoảng không ấy là “đất vàng”. Và tất nhiên những lô đất ấy được bán đấu giá công khai, minh bạch và sòng phẳng, ai có tiền thì mua và đương nhiên mua rồi phải xây dựng. Nhà đẹp mọc lên từ những mảnh đất ấy, phố sá sầm uất, khang trang hẳn cũng nhờ những ngôi nhà có kiến trúc đẹp. “Dân quy hoạch” có được bài học sâu sắc từ chính việc làm ấy. Và cả cánh “cò đất” cũng “hết cửa làm ăn”.
Xung quanh chuyện giải tỏa, đền bù ông Bá Thanh còn có “nhiều võ” trị bệnh tham của những người cơ hội, trị bệnh “quan liêu” của công chức. Một buổi sáng đầu tuần, không báo trước ông xuống thẳng UBND phường nọ, ông hỏi Bí thư và Chủ tịch phường, địa bàn các ông có dịch, bao nhiêu người chết trong một đêm sao không báo cáo. Cả Chủ tịch và Bí thư sau một phút nhìn nhau rồi hùng hồn khẳng định không có dịch bệnh, chắc là kẻ xấu tung tin đồn nhảm. Ông Thanh vẫn như “đinh đóng cột”, không phải tin đồn đâu, chính mắt tôi trông thấy, ông nói rồi kéo cả Bí thư, Chủ tịch ra hiện trường. Trong các mảnh vườn của các hộ dân xuất hiện nhan nhản những ngôi mộ mới. Ông bảo, không có dịch chết người sao chỉ trong một đêm mà vườn nhà nào cũng có mộ mới? Té ra, để đón lõng giải tỏa, người dân vì tư lợi chỉ trong đêm đã đắp thêm hàng trăm ngôi “mộ gió”. Nhưng cả chính quyền sở tại và người dân có biết đâu trước khi duyệt phương án quy hoạch ở đây, ông Thanh đã giao cho cơ quan chức năng âm thầm đi đếm từng ngôi, để “chắc cờ” ông còn cho quay phim chụp ảnh lại.
Chuyện ấy chẳng ai nhắc lại nữa, nhưng đến tận bây giờ khi được hỏi về ông Nguyễn Bá Thanh, những người dân “trót dại” đã từng bị “nốc ao” đến “lấm lưng trắng bụng” trước món “võ” ông Thanh thời ấy lại tự hào mang ra “khoe” với khách. Họ “tâm phục, khẩu phục” mà rằng, “ổng không có võ ấy thì thành phố lấy đâu ra tiền mà trả những khoản đền bù khống ấy”. Và “không có ổng thì thành phố đâu được như hôm nay”. Thế mới hay, khi những việc làm đúng, làm trúng, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, dù có “đụng chạm”, dù có “mất lòng” nhiều người đi chăng nữa thì cái kết cuối cùng là được một Đà Nẵng như ngày hôm nay. Và ông Bá Thanh trở thành niềm tự hào của họ.
Sẽ không có gì ngạc nhiên khi từ các cụ hưu trí, đến các em thiếu nhi và những người lao động, buôn bán bình thường, những ngày này quan tâm đến sức khỏe của ông Bá Thanh như quan tâm đến người thân của mình vậy.
Trung Hội
0 comments:
Post a Comment