Giữa chốn ồn ào nơi phố thị, dòng người tấp nập đi qua, không phải ai cũng để ý đến sự có mặt của một cụ già gần 90 tuổi vẫn ngồi lầm lũi bán hàng mưu sinh.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, ngày nóng cũng như ngày lạnh, đã 10 năm nay, cụ Đỗ Thị Nghiêm sáng nào cũng ngồi ở gốc cây bàng gần vườn trẻ, hàng chiều cụ lại lê lết ra vỉa hè - ngồi trước cửa hàng mỹ phẩm ở số nhà 38 Khâm Thiên. Gánh hàng của cụ bé lắm, chủ yếu là tăm tre, bông ngoáy tai, dây buộc tóc, lót giầy, vài cái lược, mấy chiếc áo mưa mỏng, vài cái quạt giấy và một cái cân sức khỏe. Tất cả đều được đựng trong một chiếc túi nilon cũ nát. Khách ghé sạp của cụ đa số đều là những người có tấm lòng từ thiện, muốn giúp nhiều hơn muốn mua, muốn cho nhiều hơn muốn trả.
Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi qua, cụ Nghiêm vẫn phải đội mưa đội gió mưu sinh và mong sẽ có đủ tiền mua thuốc kháng sinh chống chọi lại với cơn đau quặn ở đầu và chân khi thời tiết chuyển mùa.
Cách đây 10 năm, sau khi bị một chiếc xe máy đâm phải, cụ bị gãy 2 chân, 1 tay, đầu chấn thương nặng. Cụ may mắn sống sót nhưng giờ chân cứ nhức lên từng cơn khi gió trở trời, đầu cũng đau như búa bổ. Ngày trước cụ Nghiêm còn đi quanh ngõ phố bán dăm ba mớ rau xanh, nhưng từ ngày bị tai nạn, cụ không thể đi lại nên đành ngồi một chỗ bán vài thứ đồ lặt vặt.
Cụ Nghiêm bảo: "Ngày nào đông khách, bán được cả túi đồ thì tôi "lãi to", được 20 ngàn đồng. Ngày nào mưa gió rét mướt là y như rằng lại tha lôi cái túi nilon về. Nhưng gì thì gì, mưa, nắng ngày nào tôi cũng đi bán. Không đi tiếc lắm, biết đâu hôm đó lại bán được cho nhiều người".
Hình ảnh cụ Nghiêm mái tóc bạc phơ với túi hàng rách nát, xơ xác ở đầu phố Khâm Thiên, Hà Nội đã trở nên khá quen thuộc đối với nhiều người dân nơi đây. Hàng ngày, cụ đi từ sáng tới đêm hôm mới về nhà. Cụ bảo: “Tôi ở nhà chỉ vướng bận con cháu, mình gắng đi làm có khi mình cũng khỏe mà con cái không phải lo”.
Trời càng về tối, một mình cụ lụi cụi ngồi bên góc đường cố gắng chờ đợi khách ghé mua hàng, những lúc thế này cụ lại nghĩ về quá khứ - những mảnh ghép ký ức mệt nhoài của mình.
Cô Yến (một người dân sống gần đó) cho hay: “Cụ Nghiêm ra đây ngồi đã ngót nghét phải chục năm rồi. Cụ sống qua ngày bằng sự đùm bọc của người dân xung quanh khu phố chúng tôi. Người giúp bát cơm, người cho ít thịt rau. Nhìn vào bát cơm hàng ngày của cụ, ai cũng phải chạnh lòng. Ngày nào cụ cũng mang theo mình cái âu cơm to đùng trong có vài miếng cà. Cứ ai cho gì, nước mắt của cụ lại chảy giàn giụa”.
Gió mùa đông bắc tràn về, ai ai cũng khoác lên mình chiếc áo ấm, còn riêng cụ chỉ mặc vài chiếc áo mỏng tang, ngày ngày lọ mọ mưu sinh. Dù trời lạnh, gió cứ rít nhưng vẫn nụ cười méo mó ấy, vẫn là câu chào khách đầy run rẩy: “Con ơi, mua tăm hay cân sức khỏe cho cụ nhé?”... khiến nhiều người đi ngang qua cũng phải mủi lòng.
Cụ Nghiêm tâm sự: “Tôi biết, mình chẳng còn sống được bao lâu. Tuổi tôi già, sức yếu quá rồi, đôi khi thấy bàn tay mình không còn kéo được túi đồ về nhà hay quá sức khi lết chân đi ra ngoài kiếm sống. Nhưng tôi sẽ phải cố gắng đến khi chẳng thế gắng được nữa. Mình không được làm khổ con vào lúc này".
Dù tuổi đã cao nhưng cụ vẫn luôn trăn trở, day dứt vì không thể lo toan cho con cuộc sống đủ đầy. Nhìn các con cháu ốm đau, nghèo túng phải nai lưng kiếm sống, chật vật mưu sinh, cụ lại thấy xót xa.
"Thương con cháu nhưng sức tôi cùng cực rồi"
Cụ Nghiêm kể về cuộc đời cơ cực, truân chuyên của mình trong dòng nước mắt dài vô tận. Cụ sinh được 3 người con: 1 gái, 2 trai. Các con của cụ ai cũng vất vả, ốm đau, người thì làm xe ôm, người đi bán ốc ở chợ Mơ, người thì rửa xe thuê: "Thương con cháu lắm con ơi, đứa con nào của tôi cũng đau ốm suốt, người bị tim, đứa bị gan. Đã bệnh rồi con còn nhỏ nên càng vất vả hơn”.
Con gái cụ bán ốc ở chợ Mơ, có hai người con nhưng gia cảnh vô cùng nghèo khó. Hai người con trai của cụ cũng chẳng khá hơn, bệnh tật đeo đuổi họ khiến đồ đạc trong nhà cứ thi nhau nối đuôi bỏ đi. Hiện cụ đang sống cùng 2 người con trai trong số nhà số 28 Ngõ Trung Tả - Khâm Thiên - Hà Nội.
Được biết, quê gốc của cụ ở Chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội. 3 tuổi, cụ theo bố mẹ lên thành phố để kiếm sống. Lên 7 tuổi, bố mẹ cụ đột ngột qua đời khiến cụ và 4 anh chị em khác phải sống cảnh bơ vơ, không nơi nương tựa, màn trời chiếu rách. Thời gian đó, cụ phải làm rất nhiều nghề nặng nhọc để mưu sinh. Đến năm 40 tuổi cụ mới lập gia đình và sinh hạ được 3 người con.
Những tưởng cuộc đời mình sẽ sang một trang khác nhưng khi 3 người con ra đời chưa được bao lâu thì chồng cụ lâm bệnh nặng qua đời. Cụ nhớ lại: “Cuộc đời tôi có lẽ chưa bao giờ được hưởng một giây phút hạnh phúc nào. Nhiều khi nghĩ lại, có khi mình không sinh con ra, có lẽ con sẽ không khổ như bây giờ. Thân già chẳng giúp gì được con lại còn gây gánh nặng”.
Con cái bệnh tật, ốm đau nên trong "vai" người mẹ cụ Nghiêm đã gần đất, xa trời vẫn phải lặn lội mưu sinh.
Cụ Nghiêm nhớ lại, sau khi người chồng yểu mệnh của mình qua đời, ngày ngày cụ cắp 3 đứa con trên lưng đi bán bỏng ngô ở khắp ga Hà Nội. “Tiền là điều chắc chẳng bao giờ tôi dám mơ ước, tôi chỉ mơ các con có sức khỏe. Vậy mà cũng có được đâu”.
Bác Liễu – người dân sống gần đó cho hay: “Tôi biết gia cảnh của cụ Nghiêm từ rất lâu rồi. Người dân ở các con hẻm cũng đã quen dần tiếng rao của cụ. Chúng tôi thấy ái ngại khi từng này tuổi rồi, cụ vẫn phải mưu sinh kiếm từng đồng bạc lẻ với đôi chân tật nguyền”.
Hà Hương (afamily)/ / Trí thức trẻ
Ngày nắng cũng như ngày mưa, ngày nóng cũng như ngày lạnh, đã 10 năm nay, cụ Đỗ Thị Nghiêm sáng nào cũng ngồi ở gốc cây bàng gần vườn trẻ, hàng chiều cụ lại lê lết ra vỉa hè - ngồi trước cửa hàng mỹ phẩm ở số nhà 38 Khâm Thiên. Gánh hàng của cụ bé lắm, chủ yếu là tăm tre, bông ngoáy tai, dây buộc tóc, lót giầy, vài cái lược, mấy chiếc áo mưa mỏng, vài cái quạt giấy và một cái cân sức khỏe. Tất cả đều được đựng trong một chiếc túi nilon cũ nát. Khách ghé sạp của cụ đa số đều là những người có tấm lòng từ thiện, muốn giúp nhiều hơn muốn mua, muốn cho nhiều hơn muốn trả.
Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi qua, cụ Nghiêm vẫn phải đội mưa đội gió mưu sinh và mong sẽ có đủ tiền mua thuốc kháng sinh chống chọi lại với cơn đau quặn ở đầu và chân khi thời tiết chuyển mùa.
Cách đây 10 năm, sau khi bị một chiếc xe máy đâm phải, cụ bị gãy 2 chân, 1 tay, đầu chấn thương nặng. Cụ may mắn sống sót nhưng giờ chân cứ nhức lên từng cơn khi gió trở trời, đầu cũng đau như búa bổ. Ngày trước cụ Nghiêm còn đi quanh ngõ phố bán dăm ba mớ rau xanh, nhưng từ ngày bị tai nạn, cụ không thể đi lại nên đành ngồi một chỗ bán vài thứ đồ lặt vặt.
Cụ Nghiêm bảo: "Ngày nào đông khách, bán được cả túi đồ thì tôi "lãi to", được 20 ngàn đồng. Ngày nào mưa gió rét mướt là y như rằng lại tha lôi cái túi nilon về. Nhưng gì thì gì, mưa, nắng ngày nào tôi cũng đi bán. Không đi tiếc lắm, biết đâu hôm đó lại bán được cho nhiều người".
Hình ảnh cụ Nghiêm mái tóc bạc phơ với túi hàng rách nát, xơ xác ở đầu phố Khâm Thiên, Hà Nội đã trở nên khá quen thuộc đối với nhiều người dân nơi đây. Hàng ngày, cụ đi từ sáng tới đêm hôm mới về nhà. Cụ bảo: “Tôi ở nhà chỉ vướng bận con cháu, mình gắng đi làm có khi mình cũng khỏe mà con cái không phải lo”.
Trời càng về tối, một mình cụ lụi cụi ngồi bên góc đường cố gắng chờ đợi khách ghé mua hàng, những lúc thế này cụ lại nghĩ về quá khứ - những mảnh ghép ký ức mệt nhoài của mình.
Cô Yến (một người dân sống gần đó) cho hay: “Cụ Nghiêm ra đây ngồi đã ngót nghét phải chục năm rồi. Cụ sống qua ngày bằng sự đùm bọc của người dân xung quanh khu phố chúng tôi. Người giúp bát cơm, người cho ít thịt rau. Nhìn vào bát cơm hàng ngày của cụ, ai cũng phải chạnh lòng. Ngày nào cụ cũng mang theo mình cái âu cơm to đùng trong có vài miếng cà. Cứ ai cho gì, nước mắt của cụ lại chảy giàn giụa”.
Gió mùa đông bắc tràn về, ai ai cũng khoác lên mình chiếc áo ấm, còn riêng cụ chỉ mặc vài chiếc áo mỏng tang, ngày ngày lọ mọ mưu sinh. Dù trời lạnh, gió cứ rít nhưng vẫn nụ cười méo mó ấy, vẫn là câu chào khách đầy run rẩy: “Con ơi, mua tăm hay cân sức khỏe cho cụ nhé?”... khiến nhiều người đi ngang qua cũng phải mủi lòng.
Cụ Nghiêm tâm sự: “Tôi biết, mình chẳng còn sống được bao lâu. Tuổi tôi già, sức yếu quá rồi, đôi khi thấy bàn tay mình không còn kéo được túi đồ về nhà hay quá sức khi lết chân đi ra ngoài kiếm sống. Nhưng tôi sẽ phải cố gắng đến khi chẳng thế gắng được nữa. Mình không được làm khổ con vào lúc này".
Dù tuổi đã cao nhưng cụ vẫn luôn trăn trở, day dứt vì không thể lo toan cho con cuộc sống đủ đầy. Nhìn các con cháu ốm đau, nghèo túng phải nai lưng kiếm sống, chật vật mưu sinh, cụ lại thấy xót xa.
"Thương con cháu nhưng sức tôi cùng cực rồi"
Cụ Nghiêm kể về cuộc đời cơ cực, truân chuyên của mình trong dòng nước mắt dài vô tận. Cụ sinh được 3 người con: 1 gái, 2 trai. Các con của cụ ai cũng vất vả, ốm đau, người thì làm xe ôm, người đi bán ốc ở chợ Mơ, người thì rửa xe thuê: "Thương con cháu lắm con ơi, đứa con nào của tôi cũng đau ốm suốt, người bị tim, đứa bị gan. Đã bệnh rồi con còn nhỏ nên càng vất vả hơn”.
Con gái cụ bán ốc ở chợ Mơ, có hai người con nhưng gia cảnh vô cùng nghèo khó. Hai người con trai của cụ cũng chẳng khá hơn, bệnh tật đeo đuổi họ khiến đồ đạc trong nhà cứ thi nhau nối đuôi bỏ đi. Hiện cụ đang sống cùng 2 người con trai trong số nhà số 28 Ngõ Trung Tả - Khâm Thiên - Hà Nội.
Được biết, quê gốc của cụ ở Chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội. 3 tuổi, cụ theo bố mẹ lên thành phố để kiếm sống. Lên 7 tuổi, bố mẹ cụ đột ngột qua đời khiến cụ và 4 anh chị em khác phải sống cảnh bơ vơ, không nơi nương tựa, màn trời chiếu rách. Thời gian đó, cụ phải làm rất nhiều nghề nặng nhọc để mưu sinh. Đến năm 40 tuổi cụ mới lập gia đình và sinh hạ được 3 người con.
Những tưởng cuộc đời mình sẽ sang một trang khác nhưng khi 3 người con ra đời chưa được bao lâu thì chồng cụ lâm bệnh nặng qua đời. Cụ nhớ lại: “Cuộc đời tôi có lẽ chưa bao giờ được hưởng một giây phút hạnh phúc nào. Nhiều khi nghĩ lại, có khi mình không sinh con ra, có lẽ con sẽ không khổ như bây giờ. Thân già chẳng giúp gì được con lại còn gây gánh nặng”.
Con cái bệnh tật, ốm đau nên trong "vai" người mẹ cụ Nghiêm đã gần đất, xa trời vẫn phải lặn lội mưu sinh.
Cụ Nghiêm nhớ lại, sau khi người chồng yểu mệnh của mình qua đời, ngày ngày cụ cắp 3 đứa con trên lưng đi bán bỏng ngô ở khắp ga Hà Nội. “Tiền là điều chắc chẳng bao giờ tôi dám mơ ước, tôi chỉ mơ các con có sức khỏe. Vậy mà cũng có được đâu”.
Bác Liễu – người dân sống gần đó cho hay: “Tôi biết gia cảnh của cụ Nghiêm từ rất lâu rồi. Người dân ở các con hẻm cũng đã quen dần tiếng rao của cụ. Chúng tôi thấy ái ngại khi từng này tuổi rồi, cụ vẫn phải mưu sinh kiếm từng đồng bạc lẻ với đôi chân tật nguyền”.
Hà Hương (afamily)/ / Trí thức trẻ
0 comments:
Post a Comment