Trang quân sự Sina tại Bắc Kinh nhận xét rằng tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phát triển phức tạp hơn khi các nước trong khu vực tiếp tục tăng cường các hạm đội tàu ngầm của mình.
Báo cáo gần đây cho thấy rằng các nước khác nhau trong khu vực Biển Đông, bao gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia, đều đầu tư vào tàu ngầm mới.
Tàu ngầm diesel-điện Kilo của Việt Nam
Trung Quốc phát triển tàu ngầm từ những năm 1950 và hiện đang sở hữu hơn 60 tàu ngầm, đứng thứ ba trên thế giới về số lượng, bao gồm 4 lớp tàu ngầm hạt nhân và 7 lớp tàu ngầm thông thường.
Trên báo cáo công khai, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tuyên bố biên chế 16 tàu ngầm thông thường và 3 tàu ngầm hạt nhân. Cụ thể, hạm đội có 3 tàu ngầm Type 094, 8 tàu ngầm Type 035, 4 tàu ngầm Type 039 và 4 tàu ngầm diesel-điện Kilo do Nga chế tạo.
Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Gần đây, hình ảnh về tàu ngầm Type 093 bên cạnh 3 tàu ngầm Type 094 tại một căn cứ hải quân Trung Quốc đã bị rò rỉ.
Theo trang Sina nhận định, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông có thể triển khai tàu ngầm hạt nhân. Tất cả tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đều trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 được thiết kế để phóng từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Tàu ngầm thông thường của Trung Quốc cũng chủ yếu mang tên lửa và ngư lôi. Đây là một lợi thế của Trung Quốc so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, điều này đã không ngăn các nước láng giềng của Trung Quốc ở Biển Đông phát triển đội tàu ngầm. Trang Sina cho biết lý do là bởi tàu ngầm, vũ khí bí mật và “chết người", được sử như một vỏ bọc cũng như các quốc gia có thể liên tục nâng cấp các vũ khí mới nhất.
“Các đảo tranh chấp ở Biển Đông đều dễ phòng thủ và khó khăn tấn công. Tàu ngầm có thể hoạt động hiệu quả chỉ với số lượng nhỏ”, trang Sina viết.
Vì vậy, mặc dù thống trị về số lượng tàu ngầm,nhưng Trung Quốc không thể tự do làm bất cứ điều gì ở Biển Đông, bài báo cho biết. Khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc cũng giới hạn bởi vì họ có truyền thống tập trung vào việc đảm bảo an toàn đường cho tàu quân sự. Đó là lý do tại sao Hải quân Trung Quốc trang bị hơn 10 máy bay trực thăng chống tàu ngầm.
Tuy nhiên, máy bay trực thăng chống ngầm có phạm vi hoạt động giới hạn, làm cho Hải quân Trung Quốc khó mở rộng phạm vi điều khiển trong một khoảng thời gian ngắn.
Cuối cùng, bài báo kết luận khi tất cả các nước láng giềng đang củng cố hạm đội tàu ngầm, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Trang Nguyễn (Theo Wantchinatimes) / Skcd.com.vn
Báo cáo gần đây cho thấy rằng các nước khác nhau trong khu vực Biển Đông, bao gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia, đều đầu tư vào tàu ngầm mới.
Tàu ngầm diesel-điện Kilo của Việt Nam
Trung Quốc phát triển tàu ngầm từ những năm 1950 và hiện đang sở hữu hơn 60 tàu ngầm, đứng thứ ba trên thế giới về số lượng, bao gồm 4 lớp tàu ngầm hạt nhân và 7 lớp tàu ngầm thông thường.
Trên báo cáo công khai, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tuyên bố biên chế 16 tàu ngầm thông thường và 3 tàu ngầm hạt nhân. Cụ thể, hạm đội có 3 tàu ngầm Type 094, 8 tàu ngầm Type 035, 4 tàu ngầm Type 039 và 4 tàu ngầm diesel-điện Kilo do Nga chế tạo.
Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Gần đây, hình ảnh về tàu ngầm Type 093 bên cạnh 3 tàu ngầm Type 094 tại một căn cứ hải quân Trung Quốc đã bị rò rỉ.
Tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc |
Theo trang Sina nhận định, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông có thể triển khai tàu ngầm hạt nhân. Tất cả tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đều trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 được thiết kế để phóng từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Tàu ngầm thông thường của Trung Quốc cũng chủ yếu mang tên lửa và ngư lôi. Đây là một lợi thế của Trung Quốc so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, điều này đã không ngăn các nước láng giềng của Trung Quốc ở Biển Đông phát triển đội tàu ngầm. Trang Sina cho biết lý do là bởi tàu ngầm, vũ khí bí mật và “chết người", được sử như một vỏ bọc cũng như các quốc gia có thể liên tục nâng cấp các vũ khí mới nhất.
“Các đảo tranh chấp ở Biển Đông đều dễ phòng thủ và khó khăn tấn công. Tàu ngầm có thể hoạt động hiệu quả chỉ với số lượng nhỏ”, trang Sina viết.
Vì vậy, mặc dù thống trị về số lượng tàu ngầm,nhưng Trung Quốc không thể tự do làm bất cứ điều gì ở Biển Đông, bài báo cho biết. Khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc cũng giới hạn bởi vì họ có truyền thống tập trung vào việc đảm bảo an toàn đường cho tàu quân sự. Đó là lý do tại sao Hải quân Trung Quốc trang bị hơn 10 máy bay trực thăng chống tàu ngầm.
Tuy nhiên, máy bay trực thăng chống ngầm có phạm vi hoạt động giới hạn, làm cho Hải quân Trung Quốc khó mở rộng phạm vi điều khiển trong một khoảng thời gian ngắn.
Cuối cùng, bài báo kết luận khi tất cả các nước láng giềng đang củng cố hạm đội tàu ngầm, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Trang Nguyễn (Theo Wantchinatimes) / Skcd.com.vn
0 comments:
Post a Comment