Tác giả cho rằng, TQ dùng thủ đoạn kinh tế để gây thiệt hại cho đối thủ, cũng chưa sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để trả giá cho gây xung đột ở Biển Đông
Mạng tin tuc "Real Clear World" Mỹ ngày 28 tháng 1 có bài viết cho rằng, năm 2014 Trung Quốc đã từng bước tăng cường hoạt động ở Biển Đông, đây được cho là quá trình Trung Quốc "tăng cường tự tin" (ngày càng hung hăng), điều này sẽ biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, cùng với của cải của Trung Quốc tăng lên, thương mại trở thành công cụ chính sách ngoại giao được sử dụng rộng rãi, giữa Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông tăng cường quan hệ thương mại có thể bảo đảm khu vực này phần nào giữ được ổn định.
Theo bài viết, các học giả quan hệ quốc tế và phóng viên đã thảo luận sôi nổi về nguyên nhân Bắc Kinh "tăng cường tự tin" (ngày càng hung hăng) ở Biển Đông. Nhưng hành vi chính sách ngoại giao của Trung Quốc tại khu vực này đã làm cho phần lớn quốc gia bắt đầu nghi ngờ điều này không hoàn toàn "trách" Trung Quốc.
Mặc dù có sự không hài lòng như vậy, các nhà phân tích phần lớn đã không để ý tới động thái thương mại giữa Trung Quốc với các nước đương sự khác trong tranh chấp Biển Đông. Mọi người tự nhiên cho rằng, sự nghi ngờ và bất mãn sâu sắc với Bắc Kinh sẽ chuyển hóa thành giảm quan hệ thương mại, nhưng sự thực lại trái ngược.
Một chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 đậu tại quân cảng Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc Báo này lấy ví dụ, mặc dù Việt Nam muốn mở rộng phạm vi đối tác nhập khẩu, nhưng thị phần của Trung Quốc vẫn tăng 18,9%. Đầu năm 2014, sau khi Trung Quốc quyết định điều một giàn khoan dầu mỏ khác triển khai ở Biển Đông, vấn đề này trở nên có ý nghĩa quan trọng hơn.
Philippines gây áp lực lên Trung Quốc ở Biển Đông hoàn toàn không xa lạ, nhưng theo bài báo, xuất khẩu của Philippines đối với Trung Quốc còn tăng 12,4% trong 9 tháng đầu năm 2014. Điều trùng hợp là, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines.
Đây chính là vấn đề nan giải của tranh chấp Biển Đông: Mặc dù một số nước chủ trương chủ quyền phản đối "đường lưỡi bò", nhưng về kinh tế, nói Trung Quốc cần họ không bằng nói họ cần Trung Quốc hơn. Nhu cầu xâm nhập thị trường Trung Quốc buộc các công ty và chính phủ nước ngoài "thỏa hiệp" về chính trị. Trong khi đó, các công ty châu Âu đã thỏa hiệp trong một số vấn đề.
Sự thật kinh tế này đã gây phản ứng dây chuyền trong chính sách của các nước Đông Nam Á. Ví dụ, sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra ở Việt Nam, Hà Nội cam kết bồi thường và xây dựng lại nhà máy Trung Quốc bị thiệt hại. Tương tự, năm 2012, khi Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối tiêu, kinh tế của Philippines cũng bị thiệt hại.
Tàu hộ vệ Lâm Nghi số hiệu 547 và tàu hộ vệ Duy Phường số hiệu 550 đều là Type 054A và đều thuộc Hạm đội Bắc Hải, nhưng hình ảnh này được mạng sina Trung Quốc ngày 4 tháng 2 năm 2015 cho là 2 tàu này đậu ở quân cảng Tam Á của Hạm đội Nam Hải.
Trung Quốc sẽ nhanh chóng sử dụng sức mạnh kinh tế của họ để củng cố "quyền lợi đảo, đá ngầm" (yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp – sự bành trướng tiếp diễn sau các hoạt động xâm lược các năm 1956, 1974, 1988, 1995) ở Biển Đông. Trung Quốc thông qua thực lực kinh tế của họ để đạt được, chứ không phải thông qua bành trước quân sự để đạt được như rất nhiều người tiên đoán (?).
Mặc dù bài báo nghĩ như vậy, nhưng trên thực tế Trung Quốc đang sử dụng tổng hợp các thủ đoạn để tiếp tục bành trướng ở Biển Đông, các sự kiện diễn ra trên thực địa đã lộ rõ điều đó.
Theo bài báo, cùng với của cải của Trung Quốc tăng lên, thương mại đã trở thành công cụ chính sách ngoại giao sử dụng rộng rãi nhất của Trung Quốc, điều này sẽ còn tiếp tục. Trung Quốc và các nước đương sự khác tăng cường thương mại có thể bảo đảm ổn định phần nào của khu vực này (?!).
Bài báo cho rằng, mặc dù rất nhiều người nói, thương mại không thể là thủ đoạn răn đe để ngăn chặn xung đột, nhưng hiện nay thế giới toàn cầu hóa có sự khác biệt rất lớn so với đầu thế kỷ 20. Cho dù là Tổng thống Philippinese Aquino cũng không cho rằng tranh chấp lãnh thổ Biển Đông sẽ dẫn đến xung đột, bởi vì không có ai sẵn sàng hy sinh dòng chảy thương mại to lớn của khu vực này.
Vì vậy, mặc dù giữa các nước đương sự khác nhau có các loại tranh chấp, hơn nữa ngẫu nhiên sẽ nổ ra, tình hình an ninh của khu vực này cho dù không ổn định, nhưng hòa bình sẽ chiếm ưu thế. Chưa có nước nào chuẩn bị tốt, đặc biệt là Trung Quốc trong việc phá hoại ổn định thông qua trả giá bằng hy sinh thương mại.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết dưới một góc nhìn đáng chú ý, có tính chất tham khảo, nhưng kinh tế chỉ là một thủ đoạn của Trung Quốc mà thôi, Việt Nam bảo vệ chủ quyền cần một chiến lược tổng thể và tích cực, chủ động sử dụng mọi biện pháp, nhất là về ngoại giao, pháp lý và quân sự để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước tham vọng ngông cuồng (đường lưỡi bò) của Trung Quốc.
Mạng tin tuc "Real Clear World" Mỹ ngày 28 tháng 1 có bài viết cho rằng, năm 2014 Trung Quốc đã từng bước tăng cường hoạt động ở Biển Đông, đây được cho là quá trình Trung Quốc "tăng cường tự tin" (ngày càng hung hăng), điều này sẽ biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, cùng với của cải của Trung Quốc tăng lên, thương mại trở thành công cụ chính sách ngoại giao được sử dụng rộng rãi, giữa Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông tăng cường quan hệ thương mại có thể bảo đảm khu vực này phần nào giữ được ổn định.
Theo bài viết, các học giả quan hệ quốc tế và phóng viên đã thảo luận sôi nổi về nguyên nhân Bắc Kinh "tăng cường tự tin" (ngày càng hung hăng) ở Biển Đông. Nhưng hành vi chính sách ngoại giao của Trung Quốc tại khu vực này đã làm cho phần lớn quốc gia bắt đầu nghi ngờ điều này không hoàn toàn "trách" Trung Quốc.
Mặc dù có sự không hài lòng như vậy, các nhà phân tích phần lớn đã không để ý tới động thái thương mại giữa Trung Quốc với các nước đương sự khác trong tranh chấp Biển Đông. Mọi người tự nhiên cho rằng, sự nghi ngờ và bất mãn sâu sắc với Bắc Kinh sẽ chuyển hóa thành giảm quan hệ thương mại, nhưng sự thực lại trái ngược.
1 chiếc tàu khu trục Type 052D và 4 chiếc tàu hộ vệ Type 054A của Trung Quốc tại quân cảng Tam Á của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Một chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 đậu tại quân cảng Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc Báo này lấy ví dụ, mặc dù Việt Nam muốn mở rộng phạm vi đối tác nhập khẩu, nhưng thị phần của Trung Quốc vẫn tăng 18,9%. Đầu năm 2014, sau khi Trung Quốc quyết định điều một giàn khoan dầu mỏ khác triển khai ở Biển Đông, vấn đề này trở nên có ý nghĩa quan trọng hơn.
Philippines gây áp lực lên Trung Quốc ở Biển Đông hoàn toàn không xa lạ, nhưng theo bài báo, xuất khẩu của Philippines đối với Trung Quốc còn tăng 12,4% trong 9 tháng đầu năm 2014. Điều trùng hợp là, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines.
Đây chính là vấn đề nan giải của tranh chấp Biển Đông: Mặc dù một số nước chủ trương chủ quyền phản đối "đường lưỡi bò", nhưng về kinh tế, nói Trung Quốc cần họ không bằng nói họ cần Trung Quốc hơn. Nhu cầu xâm nhập thị trường Trung Quốc buộc các công ty và chính phủ nước ngoài "thỏa hiệp" về chính trị. Trong khi đó, các công ty châu Âu đã thỏa hiệp trong một số vấn đề.
Sự thật kinh tế này đã gây phản ứng dây chuyền trong chính sách của các nước Đông Nam Á. Ví dụ, sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra ở Việt Nam, Hà Nội cam kết bồi thường và xây dựng lại nhà máy Trung Quốc bị thiệt hại. Tương tự, năm 2012, khi Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối tiêu, kinh tế của Philippines cũng bị thiệt hại.
Một chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 đậu tại quân cảng Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc |
Tàu hộ vệ Lâm Nghi số hiệu 547 và tàu hộ vệ Duy Phường số hiệu 550 đều là Type 054A và đều thuộc Hạm đội Bắc Hải, nhưng hình ảnh này được mạng sina Trung Quốc ngày 4 tháng 2 năm 2015 cho là 2 tàu này đậu ở quân cảng Tam Á của Hạm đội Nam Hải.
Trung Quốc sẽ nhanh chóng sử dụng sức mạnh kinh tế của họ để củng cố "quyền lợi đảo, đá ngầm" (yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp – sự bành trướng tiếp diễn sau các hoạt động xâm lược các năm 1956, 1974, 1988, 1995) ở Biển Đông. Trung Quốc thông qua thực lực kinh tế của họ để đạt được, chứ không phải thông qua bành trước quân sự để đạt được như rất nhiều người tiên đoán (?).
Mặc dù bài báo nghĩ như vậy, nhưng trên thực tế Trung Quốc đang sử dụng tổng hợp các thủ đoạn để tiếp tục bành trướng ở Biển Đông, các sự kiện diễn ra trên thực địa đã lộ rõ điều đó.
Theo bài báo, cùng với của cải của Trung Quốc tăng lên, thương mại đã trở thành công cụ chính sách ngoại giao sử dụng rộng rãi nhất của Trung Quốc, điều này sẽ còn tiếp tục. Trung Quốc và các nước đương sự khác tăng cường thương mại có thể bảo đảm ổn định phần nào của khu vực này (?!).
Bài báo cho rằng, mặc dù rất nhiều người nói, thương mại không thể là thủ đoạn răn đe để ngăn chặn xung đột, nhưng hiện nay thế giới toàn cầu hóa có sự khác biệt rất lớn so với đầu thế kỷ 20. Cho dù là Tổng thống Philippinese Aquino cũng không cho rằng tranh chấp lãnh thổ Biển Đông sẽ dẫn đến xung đột, bởi vì không có ai sẵn sàng hy sinh dòng chảy thương mại to lớn của khu vực này.
Vì vậy, mặc dù giữa các nước đương sự khác nhau có các loại tranh chấp, hơn nữa ngẫu nhiên sẽ nổ ra, tình hình an ninh của khu vực này cho dù không ổn định, nhưng hòa bình sẽ chiếm ưu thế. Chưa có nước nào chuẩn bị tốt, đặc biệt là Trung Quốc trong việc phá hoại ổn định thông qua trả giá bằng hy sinh thương mại.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết dưới một góc nhìn đáng chú ý, có tính chất tham khảo, nhưng kinh tế chỉ là một thủ đoạn của Trung Quốc mà thôi, Việt Nam bảo vệ chủ quyền cần một chiến lược tổng thể và tích cực, chủ động sử dụng mọi biện pháp, nhất là về ngoại giao, pháp lý và quân sự để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước tham vọng ngông cuồng (đường lưỡi bò) của Trung Quốc.
0 comments:
Post a Comment