Đây hẳn là nơi diễn ra lễ chém lợn năm ngoái và năm kia- kín đáo hơn, do sức ép của dư luận. Còn năm nay, chỗ này chỉ là nơi pha thịt, sau lễ hạ đao. Người của Ban tổ chức Lễ hội Ném Thượng chỉ vào chiếc chiếu giữa sân đình, khẳng định như đinh đóng cột: Sẽ chém ở đấy!
"72 nơi thờ tướng Lý Đoàn Thượng, chỉ làng tôi được chém!"
Đình làng Ném Thượng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Mấy năm nay, dư luận gọi nôm na lễ hội mùng 6 Tết nơi đây là lễ hội chém lợn, còn diễn văn khai màn của ban tổ chức gọi là "Trẩy hội xuân phố Thượng".
Người đàn ông trung tuổi dựa xe đạp vào bờ tường đình Thượng, khoe: "Tôi đạp xe từ Hải Dương lúc 4 giờ sáng sang đây để tận mắt thấy cảnh chém lợn". Một người đàn ông khác ở hội người cao tuổi khu phố Thượng, tự giới thiệu là Hùng, giúp việc cho ban tổ chức, chủ động tiến lại nói với phóng viên: "Chính quyền cứ o ép nhưng cấm thế nào được chúng tôi! Hôm nọ họp, cán bộ hỏi có chém nữa không, tất cả hô "chém!".
Phim Trần Thủ Độ trên ti vi có chỗ nói về tướng quân Lý Đoàn Thượng thành hoàng làng chúng tôi đấy. Ông ấy là người của nhà Lý, quan quân nhà Trần ép ông ấy về với nhà Trần ông ấy không chịu, về sau tự sát".
Hóa ra tướng quân Thượng không chống giặc ngoại xâm mà chính là chống nhà Trần!? Về lời đồn Lý Đoàn Thượng là tướng cướp, ông Hùng nhăn mặt "Nói bậy!".
Vào hôm nay, ông Hùng cũng như nhiều người dân ở đây rất thích nói câu "Phép vua thua lệ làng". Ông cho biết: "72 nơi thờ tướng quân Thượng, chỉ mỗi làng chúng tôi được chém lợn. Hai khoanh 5 (thủ lợn) cắt ra nhúng vào xoong nước mắm sôi ùng ục, mà chỉ mấy ông đám (từ gọi những người hành lễ mặc áo đỏ) tuổi 40 đến 49 mới được thụ lộc".
Rồi ông tiếp: "Nhiều việc còn dã man hơn chém lợn sao không kêu, không cấm đi". "Nói vậy bác cũng thừa nhận chém lợn có dã man?". Ông đáp, miệng vẫn ngậm cây tăm: "Là người ta nói chứ chúng tôi chẳng thấy dã man gì cả!".
Một bà vận áo dài tím đứng cạnh, chốc lại nhắc ông Hùng không gọi trống không mà phải "ông lợn". Bà kể, bây giờ khấm khá chứ ngày trước, có người được chỉ định nuôi "ông lợn" tế lễ nhưng nghèo quá đành bỏ cuộc, bỏ nhà bỏ làng mà đi.
Hành lễ
9 giờ 5 phút. Sau diễn văn cho cuộc gọi là lễ khai rước, chủ tế thắp hương rồi tất cả nhanh chóng vào cuộc rước lợn quanh làng. Năm nay nhuận, được nuôi thêm 1 tháng nên "ông ỉ" nặng, một "ông" tạ rưỡi, "ông" kia tạ bảy. Hai "ông" được phết phẩm hồng rực, tiệp màu với cũi xe. Suốt chặng rước 4-5 cây số, một "ông" không hiểu do trói chưa chặt hay sao mà quẫy đạp suốt, hét rống, húc xiêu vẹo cái hộp sắt trên đầu, khiến các ông đám một phen vất vả. Thỉnh thoảng người đứng hai bên đường chạy ra ném tiền vào cái hộp sắt. Hỏi để làm gì thì họ đồng thanh: "Mừng tuổi ông lợn!". Nhiều nhà bày sẵn bánh kẹo mứt trước cửa để đám rước đi qua thì mời nhiệt tình.
Bên ngoài hàng rào, khá đông người, cả chị em giúi tiền cho các chức việc nhờ nhúng máu vương vãi trên sân đình rồi hỉ hả nhận lại tiền. Đám đông giãn ra, kết thúc cuộc hành lễ chém lợn và cuộc khổ ải kéo dài gần tiếng của mình. Chẳng biết người khác thế nào chứ cảm giác của chúng tôi là, cực chẳng đã và vạn bất đắc dĩ mới chen chúc trong lễ "hiến sinh" này.
Chưa đến giờ Ngọ, cuộc "hoàn rước" lúc này mới gọi là kéo theo sự tò mò chật kín sân đình. Khung cảnh có lúc hỗn loạn khi ai cũng muốn chiếm một chỗ để thực mục sở thị. Leo tót lên cây, leo cả lên mái đình. Trẻ con được bố mẹ công kênh xem chém, quay phim chụp ảnh. Cánh phóng viên lúc đầu tưởng bở sẽ được bố trí một góc để quan sát, lúc này phải ra sức chiến đấu giành chỗ. Vác mấy cái ghế dài hớn hở đứng lên được một lúc chắc mẩm có được góc xem ngon, chỉ ít phút, người của ban tổ chức chạy ra đuổi, đòi lại ghế, bàn. Cảnh sát đeo thẻ ban tổ chức và đàn ông đeo băng bảo vệ dân phố vung dùi cui ngăn đám hiếu kỳ áp sát, xô đẩy hàng rào. Đứa trẻ cạnh tôi người như bó đóm, nước mắt giàn giụa vì bị giẫm chân và xô đẩy vẫn cố trụ bám, mà có muốn thoát cũng không được, vì có đến dăm bảy vòng thít phía sau.
Đúng 12 giờ. Hai "ông ỉ" được vật từ trên xe xuống. Cả hai ra sức giãy giụa. Tiếng kêu eng éc, tiếng rống hộc hộc hòa tiếng hò reo, trống thúc. Bốn người đàn ông áo đỏ giữ chặt bốn chân. Hai thủ đao Nguyễn Văn Chiến và Trần Văn Tịnh vung đao chém phập! Chừng nhát chém chưa đủ rộng nên một thủ đao cứa thêm vài cứa rồi vung tiếp. Máu vọt lên bắn khắp sân, bắn cả vào cổ vào mặt, áo những người đứng gần. Thủ lợn đứt lìa, đầm đìa máu- không hiểu sao không đỏ tươi mà lại có màu thâm thâm. Thủ và thân của "ông ỉ" được quấn vào tấm bạt để chuyển sang khu vực làm cỗ, kéo theo những người vẫn còn tò mò.
Bỏ chém sao được
Trước cuộc hành lễ, ông Vũ Quang Liệu, Bí thư Chi bộ khu phố Thượng dẫn giải làu làu với phóng viên Tiền Phong việc năm nay nối lại tục chém giữa sân đình chứ không lui về mé tây như hai năm trước: "Các nhà khoa học, giáo sư tiến sĩ đều ủng hộ, khẳng định chém lợn là phong tục tập quán của địa phương. Đình Thượng được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là cấu thành của văn hóa vật thể và phi vật thể. Phi vật thể chính là lễ hội này, phải giữ".
Ông nói thêm: "Đỉnh điểm lễ hội là chém lợn tế thánh, cắt đi không ổn. Và không thể gọi máu me vì tiết ông ỉ màu đỏ tượng trưng sinh khí, sau khi chém ngấm xuống đất khiến đất sinh sôi trù phú, phù hộ con người và vạn vật. Con cháu học hành đỗ đạt. Nói chung các tổ chức bảo vệ động vật không có lý do gì để can thiệp sâu. Chỉ vì người ngoài mà mất bản sắc vùng miền, tôi cho là không nên. Hơn nữa nhân dân rạo rực chuẩn bị từ rằm tháng 7, cắt bỏ không thể được. Về mối lo ngại trẻ nhỏ chứng kiến dễ bạo lực thì xin thưa không có. Con cháu chúng tôi rất ngoan".
Lần đầu trẩy hội xuân phố Thượng, GS.TS Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đưa quan điểm với phóng viên Tiền Phong: "Theo luật pháp, Việt Nam chỉ ký công ước quốc tế bảo vệ động vật hoang dã. Mà lợn là vật nuôi nên không nhất thiết thấy nước ngoài chê phản cảm là yêu cầu bỏ. Chúng ta còn ký cả công ước bảo vệ đa dạng văn hóa cơ mà! Sao phải lấy mô hình cộng đồng của anh, làng của anh để ép cộng đồng tôi, làng tôi theo?! Anh thấy dã man nhưng bọn tôi coi đây là nghi lễ hiến sinh! Giống đâm trâu. Nhưng có một cái phải cấm, là tiền nhúng máu lấy may. Tiền là thể diện quốc gia".
Trước Tết về Ném Thượng, chúng tôi nhận thấy một số người dân có sự e dè, dù ủng hộ hay không ủng hộ việc chém lợn thì đều có ý không muốn nói tên mình ra. Hôm nay đã khác. Gần như mọi người chúng khẩu đồng từ "không thể bỏ". Bô lão Nguyễn Văn Hưng trả lời một ống kính truyền hình chĩa vào mình trên sân đình: "Không chém không được". Cụ khác: "Các lễ hội đình chùa ở đâu cũng chỉ xôi gà. Chúng tôi giữ lại tục xưa, chém lợn để con cháu cùng chuẩn bị, giúp cộng đồng đoàn kết".
Chuẩn bị ra xe trở về, chúng tôi hỏi ông Trần Văn Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội Ném Thượng năm nay "Năm sau, lại tiếp tục chém giữa sân chứ, thưa ông"? "Vẫn. Chắc chắn".
Dương Phương Vinh - Trung Dũng / Tienphong.vn
"72 nơi thờ tướng Lý Đoàn Thượng, chỉ làng tôi được chém!"
Đình làng Ném Thượng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Mấy năm nay, dư luận gọi nôm na lễ hội mùng 6 Tết nơi đây là lễ hội chém lợn, còn diễn văn khai màn của ban tổ chức gọi là "Trẩy hội xuân phố Thượng".
Người đàn ông trung tuổi dựa xe đạp vào bờ tường đình Thượng, khoe: "Tôi đạp xe từ Hải Dương lúc 4 giờ sáng sang đây để tận mắt thấy cảnh chém lợn". Một người đàn ông khác ở hội người cao tuổi khu phố Thượng, tự giới thiệu là Hùng, giúp việc cho ban tổ chức, chủ động tiến lại nói với phóng viên: "Chính quyền cứ o ép nhưng cấm thế nào được chúng tôi! Hôm nọ họp, cán bộ hỏi có chém nữa không, tất cả hô "chém!".
Phim Trần Thủ Độ trên ti vi có chỗ nói về tướng quân Lý Đoàn Thượng thành hoàng làng chúng tôi đấy. Ông ấy là người của nhà Lý, quan quân nhà Trần ép ông ấy về với nhà Trần ông ấy không chịu, về sau tự sát".
Hóa ra tướng quân Thượng không chống giặc ngoại xâm mà chính là chống nhà Trần!? Về lời đồn Lý Đoàn Thượng là tướng cướp, ông Hùng nhăn mặt "Nói bậy!".
Vào hôm nay, ông Hùng cũng như nhiều người dân ở đây rất thích nói câu "Phép vua thua lệ làng". Ông cho biết: "72 nơi thờ tướng quân Thượng, chỉ mỗi làng chúng tôi được chém lợn. Hai khoanh 5 (thủ lợn) cắt ra nhúng vào xoong nước mắm sôi ùng ục, mà chỉ mấy ông đám (từ gọi những người hành lễ mặc áo đỏ) tuổi 40 đến 49 mới được thụ lộc".
Rồi ông tiếp: "Nhiều việc còn dã man hơn chém lợn sao không kêu, không cấm đi". "Nói vậy bác cũng thừa nhận chém lợn có dã man?". Ông đáp, miệng vẫn ngậm cây tăm: "Là người ta nói chứ chúng tôi chẳng thấy dã man gì cả!".
Một bà vận áo dài tím đứng cạnh, chốc lại nhắc ông Hùng không gọi trống không mà phải "ông lợn". Bà kể, bây giờ khấm khá chứ ngày trước, có người được chỉ định nuôi "ông lợn" tế lễ nhưng nghèo quá đành bỏ cuộc, bỏ nhà bỏ làng mà đi.
Hành lễ
9 giờ 5 phút. Sau diễn văn cho cuộc gọi là lễ khai rước, chủ tế thắp hương rồi tất cả nhanh chóng vào cuộc rước lợn quanh làng. Năm nay nhuận, được nuôi thêm 1 tháng nên "ông ỉ" nặng, một "ông" tạ rưỡi, "ông" kia tạ bảy. Hai "ông" được phết phẩm hồng rực, tiệp màu với cũi xe. Suốt chặng rước 4-5 cây số, một "ông" không hiểu do trói chưa chặt hay sao mà quẫy đạp suốt, hét rống, húc xiêu vẹo cái hộp sắt trên đầu, khiến các ông đám một phen vất vả. Thỉnh thoảng người đứng hai bên đường chạy ra ném tiền vào cái hộp sắt. Hỏi để làm gì thì họ đồng thanh: "Mừng tuổi ông lợn!". Nhiều nhà bày sẵn bánh kẹo mứt trước cửa để đám rước đi qua thì mời nhiệt tình.
Bên ngoài hàng rào, khá đông người, cả chị em giúi tiền cho các chức việc nhờ nhúng máu vương vãi trên sân đình rồi hỉ hả nhận lại tiền. Đám đông giãn ra, kết thúc cuộc hành lễ chém lợn và cuộc khổ ải kéo dài gần tiếng của mình. Chẳng biết người khác thế nào chứ cảm giác của chúng tôi là, cực chẳng đã và vạn bất đắc dĩ mới chen chúc trong lễ "hiến sinh" này.
Chưa đến giờ Ngọ, cuộc "hoàn rước" lúc này mới gọi là kéo theo sự tò mò chật kín sân đình. Khung cảnh có lúc hỗn loạn khi ai cũng muốn chiếm một chỗ để thực mục sở thị. Leo tót lên cây, leo cả lên mái đình. Trẻ con được bố mẹ công kênh xem chém, quay phim chụp ảnh. Cánh phóng viên lúc đầu tưởng bở sẽ được bố trí một góc để quan sát, lúc này phải ra sức chiến đấu giành chỗ. Vác mấy cái ghế dài hớn hở đứng lên được một lúc chắc mẩm có được góc xem ngon, chỉ ít phút, người của ban tổ chức chạy ra đuổi, đòi lại ghế, bàn. Cảnh sát đeo thẻ ban tổ chức và đàn ông đeo băng bảo vệ dân phố vung dùi cui ngăn đám hiếu kỳ áp sát, xô đẩy hàng rào. Đứa trẻ cạnh tôi người như bó đóm, nước mắt giàn giụa vì bị giẫm chân và xô đẩy vẫn cố trụ bám, mà có muốn thoát cũng không được, vì có đến dăm bảy vòng thít phía sau.
Đúng 12 giờ. Hai "ông ỉ" được vật từ trên xe xuống. Cả hai ra sức giãy giụa. Tiếng kêu eng éc, tiếng rống hộc hộc hòa tiếng hò reo, trống thúc. Bốn người đàn ông áo đỏ giữ chặt bốn chân. Hai thủ đao Nguyễn Văn Chiến và Trần Văn Tịnh vung đao chém phập! Chừng nhát chém chưa đủ rộng nên một thủ đao cứa thêm vài cứa rồi vung tiếp. Máu vọt lên bắn khắp sân, bắn cả vào cổ vào mặt, áo những người đứng gần. Thủ lợn đứt lìa, đầm đìa máu- không hiểu sao không đỏ tươi mà lại có màu thâm thâm. Thủ và thân của "ông ỉ" được quấn vào tấm bạt để chuyển sang khu vực làm cỗ, kéo theo những người vẫn còn tò mò.
Bỏ chém sao được
Trước cuộc hành lễ, ông Vũ Quang Liệu, Bí thư Chi bộ khu phố Thượng dẫn giải làu làu với phóng viên Tiền Phong việc năm nay nối lại tục chém giữa sân đình chứ không lui về mé tây như hai năm trước: "Các nhà khoa học, giáo sư tiến sĩ đều ủng hộ, khẳng định chém lợn là phong tục tập quán của địa phương. Đình Thượng được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là cấu thành của văn hóa vật thể và phi vật thể. Phi vật thể chính là lễ hội này, phải giữ".
Ông nói thêm: "Đỉnh điểm lễ hội là chém lợn tế thánh, cắt đi không ổn. Và không thể gọi máu me vì tiết ông ỉ màu đỏ tượng trưng sinh khí, sau khi chém ngấm xuống đất khiến đất sinh sôi trù phú, phù hộ con người và vạn vật. Con cháu học hành đỗ đạt. Nói chung các tổ chức bảo vệ động vật không có lý do gì để can thiệp sâu. Chỉ vì người ngoài mà mất bản sắc vùng miền, tôi cho là không nên. Hơn nữa nhân dân rạo rực chuẩn bị từ rằm tháng 7, cắt bỏ không thể được. Về mối lo ngại trẻ nhỏ chứng kiến dễ bạo lực thì xin thưa không có. Con cháu chúng tôi rất ngoan".
Lần đầu trẩy hội xuân phố Thượng, GS.TS Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đưa quan điểm với phóng viên Tiền Phong: "Theo luật pháp, Việt Nam chỉ ký công ước quốc tế bảo vệ động vật hoang dã. Mà lợn là vật nuôi nên không nhất thiết thấy nước ngoài chê phản cảm là yêu cầu bỏ. Chúng ta còn ký cả công ước bảo vệ đa dạng văn hóa cơ mà! Sao phải lấy mô hình cộng đồng của anh, làng của anh để ép cộng đồng tôi, làng tôi theo?! Anh thấy dã man nhưng bọn tôi coi đây là nghi lễ hiến sinh! Giống đâm trâu. Nhưng có một cái phải cấm, là tiền nhúng máu lấy may. Tiền là thể diện quốc gia".
Trước Tết về Ném Thượng, chúng tôi nhận thấy một số người dân có sự e dè, dù ủng hộ hay không ủng hộ việc chém lợn thì đều có ý không muốn nói tên mình ra. Hôm nay đã khác. Gần như mọi người chúng khẩu đồng từ "không thể bỏ". Bô lão Nguyễn Văn Hưng trả lời một ống kính truyền hình chĩa vào mình trên sân đình: "Không chém không được". Cụ khác: "Các lễ hội đình chùa ở đâu cũng chỉ xôi gà. Chúng tôi giữ lại tục xưa, chém lợn để con cháu cùng chuẩn bị, giúp cộng đồng đoàn kết".
Chuẩn bị ra xe trở về, chúng tôi hỏi ông Trần Văn Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội Ném Thượng năm nay "Năm sau, lại tiếp tục chém giữa sân chứ, thưa ông"? "Vẫn. Chắc chắn".
Dương Phương Vinh - Trung Dũng / Tienphong.vn
0 comments:
Post a Comment