Reuters đưa tin, các quốc gia Đông Nam Á đang ưu tiên dành chi tiêu quân sự cho lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông leo thang. Tuy nhiên, năng lực trên biển của các nước này được nâng cao cũng đồng nghĩa các cuộc đối đầu trên tuyến đường biển tranh chấp này sẽ ngày càng khó kiềm chế hơn.
Tạp chí quốc phòng IHS Jane's ước tính chi tiêu quốc phòng hàng năm tại Đông Nam Á sẽ đạt mức 52 tỷ USD trước năm 2020, so với mức dự kiến 42 tỷ USD trong năm 2015.
Theo IHS, 10 nước Đông Nam Á dự kiến sẽ chi 58 tỷ USD cho trang thiết bị quân sự mới trong 5 năm tới, trong đó hoạt động mua sắm cho hải quân sẽ chiếm tỷ lệ lớn.
Nhiều khả năng phần lớn số trang thiết bị này sẽ được sử dụng tại hoặc quanh Biển Đông - nơi hoạt động xây dựng trái phép các đảo nhân tạo của Bắc Kinh khiến một số nước châu Á quan ngại và làm gia tăng căng thẳng giữa Hải quân Trung Quốc và Không quân Mỹ.
Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế tại châu Á, ông Tim Huxley nhận định: "Khi năng lực trên biển của họ được nâng cao, điều đó đồng nghĩa phạm vi và mức độ sát thương của các lực lượng tấn công (của các nước Đông Nam Á) cũng sẽ tăng theo. Nếu xảy ra một cuộc đối đầu và cuộc đối đầu này leo thang, sẽ có nguy cơ về một cuộc xung đột với mức độ sát thương lớn hơn."
Tham vọng nâng cao năng lực hàng hải thể hiện rõ ở Triển lãm Quốc phòng biển quốc tế châu Á 2015 (IMDEX ASIA 2015), tổ chức tại Singapore từ ngày 19-21/5.
Tham gia sự kiện này có các quan chức hải quân và quan chức phụ trách mua sắm quốc phòng của các nước trong khu vực cùng với các nhà thầu từ Mỹ, châu Âu, Israel và một số nước châu Á khác.
Các mô hình tàu ngầm tân tiến và tàu chiến, tàu tuần tra và các tàu đổ bộ, máy bay không người lái và máy bay do thám đều được trưng bày tại triển lãm này.
Tạp chí quốc phòng IHS Jane's ước tính chi tiêu quốc phòng hàng năm tại Đông Nam Á sẽ đạt mức 52 tỷ USD trước năm 2020, so với mức dự kiến 42 tỷ USD trong năm 2015.
Theo IHS, 10 nước Đông Nam Á dự kiến sẽ chi 58 tỷ USD cho trang thiết bị quân sự mới trong 5 năm tới, trong đó hoạt động mua sắm cho hải quân sẽ chiếm tỷ lệ lớn.
Nhiều khả năng phần lớn số trang thiết bị này sẽ được sử dụng tại hoặc quanh Biển Đông - nơi hoạt động xây dựng trái phép các đảo nhân tạo của Bắc Kinh khiến một số nước châu Á quan ngại và làm gia tăng căng thẳng giữa Hải quân Trung Quốc và Không quân Mỹ.
Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế tại châu Á, ông Tim Huxley nhận định: "Khi năng lực trên biển của họ được nâng cao, điều đó đồng nghĩa phạm vi và mức độ sát thương của các lực lượng tấn công (của các nước Đông Nam Á) cũng sẽ tăng theo. Nếu xảy ra một cuộc đối đầu và cuộc đối đầu này leo thang, sẽ có nguy cơ về một cuộc xung đột với mức độ sát thương lớn hơn."
Tham vọng nâng cao năng lực hàng hải thể hiện rõ ở Triển lãm Quốc phòng biển quốc tế châu Á 2015 (IMDEX ASIA 2015), tổ chức tại Singapore từ ngày 19-21/5.
Tham gia sự kiện này có các quan chức hải quân và quan chức phụ trách mua sắm quốc phòng của các nước trong khu vực cùng với các nhà thầu từ Mỹ, châu Âu, Israel và một số nước châu Á khác.
Các mô hình tàu ngầm tân tiến và tàu chiến, tàu tuần tra và các tàu đổ bộ, máy bay không người lái và máy bay do thám đều được trưng bày tại triển lãm này.
0 comments:
Post a Comment