Đã đóng cửa siêu thị đồng giá Daiso tại Trung tâm Thương mại Intimex - Fuso nằm trong Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), bà Nguyễn Thùy Trang - Giám đốc Công ty Trí Hội - cho biết việc đóng cửa là nhằm cắt lỗ.
“Chết” vì... chính sách
“Ban đầu, khách được mua thoải mái, tối đa 500.000 đồng/lần tại khu miễn thuế; về sau rút lại còn 500.000 đồng/ngày. Sau đó, Quyết định 72 của Chính phủ không cho bán rượu bia ở khu miễn thuế kèm theo biện pháp chặn xe khách giữa đường để kiểm tra... Khu miễn thuế chết dần là vì vậy. Doanh nghiệp (DN) đầu tư vào đây lỗ 1-2 triệu USD là chuyện bình thường” - bà Trang nói.
Trung tâm thương mại trong Khu Kinh tế Lao Bảo thường xuyên vắng khách Ảnh: Quang Nhật
Ông Phạm Văn Sơn, Phó Ban Quản lý Khu Kinh tế Tây Ninh kiêm Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cho biết theo Quyết định 72 (có hiệu lực từ ngày 15-1-2014), khách tham quan mua sắm tại khu cửa khẩu không được mua rượu, bia miễn thuế.
Tháng 10-2014, Thông tư 109 của Bộ Tài chính quy định hàng hóa phải nộp thuế ngay (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng) khi nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thay vì nộp sau như trước đó. DN không bán được hàng, thấy hết được ưu đãi thì không đầu tư nữa.
Ông Đặng Ngọc Hùng, Trưởng Ban Quản lý Khu Thương mại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (tỉnh An Giang), lý giải ngoài sức mua giảm thì việc thay đổi chính sách liên tục đối với khu phi thuế quan cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các DN. “Không còn được ưu đãi thì tất cả DN sẽ đóng cửa, khu thương mại cũng khó tồn tại. Chỉ có chuyển đổi công năng hoặc hình thức hoạt động khác thì mới hy vọng tránh lãng phí đối với khu thương mại này” - ông Hùng khẳng định.
Liên tục kêu cứu
Trước sự “giãy chết” của hàng loạt DN, UBND tỉnh Quảng Trị, Hội DN Khu Kinh tế Lao Bảo đã có công văn gửi Thủ tướng và Bộ Tài chính, khẳng định nhiều quy định trong Thông tư 109 không phù hợp với Quyết định 72, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo UBND tỉnh Quảng Trị, hiện các DN trong Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo (Khu Kinh tế Lao Bảo) bị bất lợi rất nhiều so với DN nội địa do phải nộp thuế nhập khẩu cao hơn. Quy định cấm bán miễn thuế các mặt hàng rượu bia cũng ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh, thu hút khách du lịch...
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội DN Khu Kinh tế Lao Bảo, trong giấy chứng nhận đầu tư được nhà nước cấp cho các DN có quy định miễn thuế. Đây là văn bản cam kết giữa nhà nước với DN, phù hợp các quy định trước đây của nhà nước, trong đó có Quyết định 11 của Thủ tướng ban hành năm 2005. “Thế nhưng, thông tư của Bộ Tài chính ra đời phủ nhận tất cả. Khu Kinh tế Lao Bảo được thành lập dựa trên hiệp định giữa Việt Nam và Lào nên muốn điều chỉnh các quy định là rất khó” - ông Minh lý giải.
Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài cũng nhiều lần tập hợp ý kiến DN để kiến nghị lên các bộ, ngành. “Ở góc độ địa phương, trước mắt, chúng tôi chấp nhận cho DN đóng cửa. Về lâu dài, tỉnh phải tính toán khả năng thay đổi công năng hoặc các DN còn thời hạn thuê đất phải đề xuất hướng sử dụng.
Khu thương mại - dịch vụ phi thuế quan được quy hoạch đến năm 2020 có diện tích 1.300 ha nằm trong Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài với tổng diện tích hơn 21.000 ha. Hiện toàn khu kinh tế có gần 50 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký 616 triệu USD. Mặc dù vậy, đến nay có chưa đến 20 dự án được triển khai đi vào hoạt động” - ông Phạm Văn Sơn cho biết.
“Chết” vì... chính sách
“Ban đầu, khách được mua thoải mái, tối đa 500.000 đồng/lần tại khu miễn thuế; về sau rút lại còn 500.000 đồng/ngày. Sau đó, Quyết định 72 của Chính phủ không cho bán rượu bia ở khu miễn thuế kèm theo biện pháp chặn xe khách giữa đường để kiểm tra... Khu miễn thuế chết dần là vì vậy. Doanh nghiệp (DN) đầu tư vào đây lỗ 1-2 triệu USD là chuyện bình thường” - bà Trang nói.
Trung tâm thương mại trong Khu Kinh tế Lao Bảo thường xuyên vắng khách Ảnh: Quang Nhật
Ông Phạm Văn Sơn, Phó Ban Quản lý Khu Kinh tế Tây Ninh kiêm Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cho biết theo Quyết định 72 (có hiệu lực từ ngày 15-1-2014), khách tham quan mua sắm tại khu cửa khẩu không được mua rượu, bia miễn thuế.
Tháng 10-2014, Thông tư 109 của Bộ Tài chính quy định hàng hóa phải nộp thuế ngay (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng) khi nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thay vì nộp sau như trước đó. DN không bán được hàng, thấy hết được ưu đãi thì không đầu tư nữa.
Ông Đặng Ngọc Hùng, Trưởng Ban Quản lý Khu Thương mại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (tỉnh An Giang), lý giải ngoài sức mua giảm thì việc thay đổi chính sách liên tục đối với khu phi thuế quan cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các DN. “Không còn được ưu đãi thì tất cả DN sẽ đóng cửa, khu thương mại cũng khó tồn tại. Chỉ có chuyển đổi công năng hoặc hình thức hoạt động khác thì mới hy vọng tránh lãng phí đối với khu thương mại này” - ông Hùng khẳng định.
Liên tục kêu cứu
Trước sự “giãy chết” của hàng loạt DN, UBND tỉnh Quảng Trị, Hội DN Khu Kinh tế Lao Bảo đã có công văn gửi Thủ tướng và Bộ Tài chính, khẳng định nhiều quy định trong Thông tư 109 không phù hợp với Quyết định 72, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo UBND tỉnh Quảng Trị, hiện các DN trong Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo (Khu Kinh tế Lao Bảo) bị bất lợi rất nhiều so với DN nội địa do phải nộp thuế nhập khẩu cao hơn. Quy định cấm bán miễn thuế các mặt hàng rượu bia cũng ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh, thu hút khách du lịch...
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội DN Khu Kinh tế Lao Bảo, trong giấy chứng nhận đầu tư được nhà nước cấp cho các DN có quy định miễn thuế. Đây là văn bản cam kết giữa nhà nước với DN, phù hợp các quy định trước đây của nhà nước, trong đó có Quyết định 11 của Thủ tướng ban hành năm 2005. “Thế nhưng, thông tư của Bộ Tài chính ra đời phủ nhận tất cả. Khu Kinh tế Lao Bảo được thành lập dựa trên hiệp định giữa Việt Nam và Lào nên muốn điều chỉnh các quy định là rất khó” - ông Minh lý giải.
Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài cũng nhiều lần tập hợp ý kiến DN để kiến nghị lên các bộ, ngành. “Ở góc độ địa phương, trước mắt, chúng tôi chấp nhận cho DN đóng cửa. Về lâu dài, tỉnh phải tính toán khả năng thay đổi công năng hoặc các DN còn thời hạn thuê đất phải đề xuất hướng sử dụng.
Khu thương mại - dịch vụ phi thuế quan được quy hoạch đến năm 2020 có diện tích 1.300 ha nằm trong Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài với tổng diện tích hơn 21.000 ha. Hiện toàn khu kinh tế có gần 50 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký 616 triệu USD. Mặc dù vậy, đến nay có chưa đến 20 dự án được triển khai đi vào hoạt động” - ông Phạm Văn Sơn cho biết.
theo nguon : Nld.com.vn
0 comments:
Post a Comment