728x90 AdSpace

Latest News
Monday, May 11, 2015

Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải quân Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng lớn, nên lực lượng Hai quan Viet Nam chính là một trong những lực lượng nòng cốt nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tàu tên lửa lớp Osa-II: Ong bắp cày

Tàu Osa là loại tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển và sản xuất. Hiện Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động tốt.

Tàu tên lửa Osa
Loại tàu Osa có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 15000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ. Osa có độ giãn nước là 226 tấn với kích thước 38.6 x 7.6 x 2 m.

Thủy phi cơ lắp phía trước tàu giúp tốc độ tàu đạt vận tốc cao
Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 /SS-N-2B Styx SSM được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách hơn 80 km. Ngoài ra Osa còn được trang bị vũ khí phụ là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu để phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.

Khẩu AK-230
Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.

Tên lửa SS-N-2B Styx SSM
Điểm yếu chính là hệ thống điều khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ 200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn.

Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của Hải quân Việt Nam. Tuy vậy, Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác nữa.

Tàu phóng lôi lớp Turya

Là loại tàu được coi là “tiền bối” của tàu phóng lôi lớp Shershen nhập khẩu của Liên Xô, có kích thước 39.6 x 9.6 x 4. Độ giãn nước của tàu này là 250 tấn. Sức đẩy lên tới 15000 bhp với ba động cơ diesel và ba trục. Con tàu còn được gắn thủy phi cơ phía trước để gia tăng tốc độ, có thể đi từ 37-40 hải lý/giờ.

Tàu phóng lôi lớp Turya
Hệ thống định vị tàu ngầm Rat Tail dipping kết hợp với hệ thống vũ khí gồm một tháp pháo gắn súng AK – 257 hai nòng 57mm, một súng hai nòng 25mm, bốn ống phóng ngư lôi 533mm chống tàu và chống tàu ngầm. Ngoài ra tàu còn được trang bị hệ thống radar Pot Drum hoặc Muff comb.

Hiện tại Việt Nam có 4 chiếc tàu này đang phục vụ trong lực lượng Hải quân.

Tàu Turya TPF
HQ-331 và HQ-335 là hai chiếc tàu thuộc lớp Turya PTF, thiết kế cũng tương tự như lớp Turya do Nga sản xuất, tuy nhiên vận tốc của loại tàu này nhanh hơn (42 hải lý/giờ). Hệ thống vũ khí được trang bị 1 cặp súng 57 ly/70cal AA, 1 cặp 25 ly, 4 ống phóng ngư lôi 533 ly.


Tàu tuần tra lớp SO 1

Đây là loại tàu cỡ nhỏ có kích thước 41.9 x 6.1 x 1.8 m, tốc độ 28 hải lý/giờ. Tàu SO 1 có độ giãn nước 213 tấn, sức đẩy 6000 bhp với 3 động cơ diesel 3 trục.


Vũ khí trang bị cho tàu này là 4 tên lửa RBU-1200 ASW RL, 18 quả mìn và hai súng 2 nòng 25mm.

Tàu phóng lôi lớp Shershen

Được nâng cấp dựa trên tàu lớp Turya, giá thành rẻ và dễ bảo dưỡng. Động cơ tương tự như Turya hay Osa gồm 3 động cơ diesel M503A, 3 trục, 3 chân vịt. Độ giãn nước là 161 tấn. Kích thước 34.60 x 6.74 x 1.72 m. Sức đẩy là 12000 bhp. Tốc độ 42 - 45 hải lý/giờ.


Vũ khí trang bị cho loại tàu này là hai súng AK - 230 hai nòng 30mm, 4 ống phóng lôi 533mm (loại ngư lôi 53-56), và mìn. Hệ thống radar OTA-53-206.


Hiện tau chien Viet nam còn 4 chiếc đang phục vụ trong lực lượng Hải quân, tuy nhiên lớp tàu này còn được trang bị thêm tên lửa phòng không tầm gần SA-N-5 SAM

Tàu quét mìn lớp Yurka

Dựa theo thiết kế cua tàu quét mìn lớp T-43 của Liên Xô, nhưng có một số cải biến về việc chống mìn và hệ thống bảo vệ chống mìn nổ. Thân tàu được làm từ thép có từ tính thấp.


Yurka có độ giãn nước là 560 tấn, kích thước nhỏ gọn 52.1 x 9.6 x 2.65 m. Tàu sử dụng hai động cơ diesel, hai trục với sức đẩy 5000bhp. Vận tốc trung bình của tàu là 16 hải lý/giờ.


Mìn ADM-1000

Tàu được lắp hệ thống định vị chống mìn MD-69 Lan. Hệ thống vũ khí gồm hai khẩu AK-230 hai nòng 30mm, 10 quả mìn AMD-1000, tên lửa RBU 1200. Ngoài ra loại tàu này cũng có thể kết hợp hệ thống dò mìn dưới nước MKT-210 Sweeps BKT, AT-3, TEM-4.

Hiện tàu lớp Yurka đang được neo đậu tại Hải Phòng và Đà Nẵng.

Khu trục hạm Phạm Ngũ Lão

Đây là khu trục hạm chiến lợi phẩm thu được của Hải quân chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, ban đầu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa kỳ sau đó chuyển giao do Hải quân Nam Việt Nam. Vũ khí trên tàu đã được thay thế bằng vũ khí của Liên Xô.


Con tàu có kích thước tương đối lớn 94.7 x 12.5 x 4.1 m, độ giãn nước xấp xỉ 2800 tấn. Sức đẩy lên tới 6000 bhp nhờ 4 động cơ diesel, hai trục. Tốc độ trung bình 18 hải lý/giờ. Con tàu có thể chứa thủy thủ đoàn gồm 200 người.

Vũ khí của tàu gồm 3 khẩu súng 37mm, 2 khẩu súng 2 nòng 25mm, 2 tên lửa SA-N-5 SAM, 2 cối 81 mm.

Tàu tuần tra lớp Svetlyak

Tàu tuần tra Svetlyak được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ tuần tra để ngăn bạo lực ở khu vực biên giới bờ biển, để bảo vệ tàu thuyền lớn và vật tư trên mặt nước và trên không.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 comments:

Post a Comment

Item Reviewed: Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải quân Việt Nam Rating: 5 Reviewed By: Hien Dinh