Theo tin nhanh
nhận được từ bác sĩ Bệnh viện phụ sản Trung ương, chị Nguyễn Hồng N.– thai phụ
trong vụ sập cần cẩu dự án đường sắt đô thị Hà Nội có nguy cơ sinh
non.
Liên quan đến vụ sập cần cẩu ở dự án đường sắt đô thị Hà Nội ngày 12/5,
các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, chị Nguyễn Hồng N. – thai phụ
trong vụ sập cần cẩu dự án đường sắt đô thị Hà Nội - có nguy cơ sinh non.
Chị Nguyễn Hồng N. trú tại Hà Đông, Hà Nội , đang mang thai ở tuần thứ 35.
Hiện chị N. đang nằm điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Anh Tạ Ngọc Tuấn, chồng chị N. cho biết, vợ anh bị ngã xuống đường do dây cáp
quật vào người khiến cho cổ tử cung đã mở nên có thể xuất hiện dấu hiệu sinh
non. Các bác sĩ đang cố gắng hết sức để đảm bảo sức khỏe hai mẹ con.
Bác sĩ Trần Danh Cường, Trưởng khoa Sản 1, BV Phụ sản Trung ương nhận định,
hiện tại, chị N. có dấu hiệu sinh non nhưng khá nhẹ, nên các bác sĩ đã cho dùng
thuốc để chống sinh non.
Vụ sập cần cẩu Cầu Giấy: Thai phụ có nguy cơ sinh
non
Thai phụ - nạn nhân vụ sập cần cẩu có nguy cơ sinh non.
Như tin tuc đã đưa,
vào hồi 16h ngày 12/5, tại vị trí trụ P286 thuộc công trường thi công gói thầu
CP – 01 (đoạn trên cao – tuyến) do nhà thầu Daelim thi công, một phần cần cẩu
trục thi công KH150-3 đang tiến hành rút ông vách thép có đường kính 1m, chôn
sâu 9m dưới mặt đất thì bị gục. Cần bị gẫy đổ lên hàng rào thi công, đầu cần cẩu
đổ vào nhà dân bên đường (nhà số 359 và 361 đường Cầu Giấy) làm hư hỏng biển
quảng cáo của nhà dân, cột điện và làm 2 người tham gia giao thông trên tuyến
đường Cầu Giấy bị ảnh hưởng, trong đó có một phụ nữ đang mang thai là chị Nguyễn
Thị Hồng N.
Nguyên nhân sơ bộ là do Nhà thầu không lường trước được lực ma sát giữa ống
vách và các lớp đất, dẫn đến cần cẩu bị gục khi Nhà thầu tiến hành rút ống vách
lên.
Tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn – Ga Hà Nội là dự án trọng điểm của
thành phố Hà Nội nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống giao thông công cộng của
Thủ đô, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018 và đưa vào vận hành năm 2019.
Tuyến đường sắt này có chiều dài 12,5km, bao gồm 8,5km đi trên cao từ Nhổn
đến Kim Mã và 4km đi ngầm từ Kim Mã đến ga Hà Nội. Tuyến đường sắt có 8 ga trên
cao, 4 ga ngầm và 1 khu depo tại Nhổn.
Chị N. bàng hoàng kể lại sự việc:
Khi vừa điều khiển xe máy qua đèn đỏ ngã tư Cầu Giấy được một đoạn thì nghe
thấy tiếng động lớn rồi bất ngờ bị vật gì rất cứng đập mạnh vào ngực khiến chị
và người đàn ông đi xe máy phía trước ngã xuống đường.
"Lúc đó tôi đi rất chậm, khi vừa qua ngã tư một đoạn thì xảy ra tai nạn. Mọi
thứ diễn ra quá nhanh, chỉ biết khi ngã xuống thì mũ bảo hiểm văng ra. Sau đó
tôi được mọi người chạy lại đỡ lên. Tôi cố gọi cho chị gái đến để đưa tới bệnh
viện", chị N. nói đứt quãng.
Cũng theo chị N., rất may mắn, cần cẩu đổ sập vào nhà dân nên chị chỉ bị dây
cáp cần cẩu đập vào người. Hiện trên ngực và cánh tay chị N. vẫn còn hằn nguyên
vết dầu dây cáp.
Dù đang rất mệt và bị đau phần hông nhưng chị N. vẫn hỏi mọi người về tình
trạng sức khỏe của nam thanh niên điều khiển xe phía trước.
0 comments:
Post a Comment