Thông tin quan su với diện tích nổi vào khoảng 15 hecta, Trường Sa Lớn là một trong những đảo tự nhiên lớn nhất ở Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Khoảng cách từ đất liền tới đảo là hơn 300 hải lý, tương đương 550 km.
Đảo có sân bay mang tên Trường Sa, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thế trận bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Chính vì thế, sân bay này đã được xây dựng và nâng cấp 2 lần nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Quân đội ta.
Lần xây dựng, nâng cấp đầu tiên diễn ra vào năm 1976 - 1977 với đường băng lát ghi nhôm dài 560 m, rộng 24 m, chủ yếu phục vụ các loại trực thăng. Cơ sở hạ tầng của sân bay lúc ấy khá khiêm tốn và cũng ít được sử dụng.
Năm 2004, sân bay được nâng cấp lần 2 do Công ty Xây dựng Công trình hàng không ACC (nay là Tổng Công ty Xây dựng Công trình hàng không) và Trung đoàn Công binh 28 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân tiến hành.
Sau nâng cấp, sân bay có kết cấu bê tông xi măng với chiều dài 600 m, rộng 30 m, tiếp nhận và phục vụ được nhiều loại máy bay vu khi viet nam như trực thăng như Mi/EC và máy bay cánh cố định cỡ nhỏ như M-28/DHC-6.
Gần đây, với việc Không quân tiếp nhận máy bay vận tải thế hệ mới C-295M có khả năng cất hạ cánh trên đường băng cực ngắn, một số ý kiến cho rằng trong trường hợp khẩn cấp nó có thể hoạt động ở sân bay Trường Sa. Vậy khả năng này có thể xảy ra?
C-295M có thể hạ cánh ở Trường Sa Lớn
Với việc tiếp nhận đủ 3 chiếc máy bay vận tải thế hệ mới C-295M biên chế về Lữ đoàn 918, Không quân Việt Nam đang sở hữu một trong những loại vận tải cơ hạng nhẹ tiên tiến nhất thế giới để thay thế dòng An-26 đã cũ.
C-295M có hệ thống điện tử hàng không hiện đại, động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu, đem lại tầm bay xa và sức chở lớn hơn so với nhiều máy bay cùng loại.
Một trong những điểm vượt trội của nó chính là khả năng cất, hạ cánh trên đường băng cực ngắn, kể cả sân bay dã chiến. Trong đó, cự ly lấy đà cất cánh chỉ là 670 m và 320 m khi hạ cánh.
Khi mang tải lớn nhất, C-295M có tầm hoạt động tối đa 1.100 km, hoặc tới 3.800 km khi mang tải 5,5 tấn. Có thể nói C-295M không gặp bất cứ khó khăn nào khi hoạt động trên vùng trời quần đảo Trường Sa và đủ sức về hạ cánh ở đất liền.
Trong trường hợp xảy ra bất trắc ở trên không buộc kíp lái phải tìm nơi hạ cánh khẩn cấp, C-295M hoàn toàn có thể đáp xuống sân bay Trường Sa do quãng đường xả đà đến khi dừng hẳn của nó chỉ cần 320 m.
Mặc dù vậy, nó sẽ không thể cất cánh trở lại bởi chiều dài đường băng ở đây vẫn thiếu so với quãng đường lấy đà tối thiểu là 670 m theo thiết kế. Chưa kể, trong mọi trường hợp, để hoạt động tốt, an toàn thì bắt buộc đường băng phải dài hơn để đề phòng sự cố.
Chẳng hạn trong trường hợp điều kiện khí tượng phức tạp, phi công không thể tiếp cận đúng đầu mút đường băng nên quãng đường còn lại không đủ để máy bay xả đà, dừng an toàn, buộc phải cất cánh lại để thực hiện lần hạ cánh tiếp theo.
Nếu đường băng không đủ dài, chưa kịp đạt tốc độ cất cánh, nó có thể lao ra ngoài và rơi xuống biển, lúc đó tổn thất khó mà lường được. Do vậy trừ trường hợp hạ cánh khẩn cấp, C-295M không thể cất hạ cánh một cách thông thường ở sân bay Trường Sa.
Trong tương lai, nếu Việt Nam mua phiên bản tuần tiễu biển, săn ngầm của C-295M và lập cầu hàng không thường xuyên giữa đảo và đất liền, để hoạt động được thì đường băng sân bay cần kéo dài thêm.
Tất nhiên, sẽ không có lực lượng không quân đồn trú thường xuyên trên đảo bởi nhiều nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nhất là điều kiện khí hậu khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng lớn tới hệ số kỹ thuật của các loại máy bay.
Nguồn: tintuc.vn
0 comments:
Post a Comment