Đón con tại Trường tiểu học Lê Lai (TP.Đà Nẵng), anh S.C.Tùng thấy “choáng” khi đọc dòng chữ: “Đã đạt thành tích có tiến bộ vượt bậc trong hình thành và phát triển phẩm chất” trên giấy khen của con. Đứa thứ 2 thì khen: “Đã đạt thành tích nổi bật trong hình thành và phát triển năng lực”.
“Tôi chẳng biết giải thích thế nào khi chúng hỏi về những khái niệm vĩ mô trên”, anh Tùng than thở.
Trường hợp của con gái chị Th.Thu đang học lớp 2, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng (TP.Đà Nẵng) còn “rối” hơn. Khi cháu mang giấy khen chỉ có vỏn vẹn một dòng chữ “Đã hoàn thành tốt môn Toán”. Chị thấy yên tâm, nhưng đến hôm sau thì mới tả hỏa. Hóa ra trên giấy khen của các bạn cùng lớp là “Đã hoàn thành tốt môn Toán, Tiếng Việt”, nhưng con gái chị và 1 bạn khác thì mới chỉ đạt “chuẩn” môn Toán, còn Tiếng Việt thì không đạt.
Mỗi cháu mỗi kiểu khen: “Có thành tích tốt trong việc rèn luyện các kỹ năng sống”, “Đạt thành tích có tiến bộ vượt bậc trong hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực”.
Có phụ huynh mang giấy khen của Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (TP.Đà Nẵng) với dòng chữ “Đã hoàn thành nhiệm vụ học sinh” hỏi giáo viên, kể lại: “Cô giáo giải thích theo Thông tư 30, trường sẽ không được khen ở mức giỏi, tiên tiến mà thay vào đó là hoàn thành nhiệm vụ hay không hoàn thành nhiệm vụ, đạt hay không đạt. Trường hợp con tôi tương đương ở mức 5 - 6 điểm”.
Trong khi phụ huynh hoang mang với “thành tích học tập” của con thì cán bộ làm công tác khen thưởng ở các đơn vị, các tổ dân phố cũng “rối” không kém. Ông L.N.Đức Dũng, Trưởng Phòng Nhân sự - Hành chính - Pháp chế (Công ty XNK Thủy sản Miền Trung), phải dành ra cả mấy ngày trời nghiên cứu Thông tư 30, các quy định khen thưởng để đảm bảo khen thưởng công bằng cho con em CB-CNV và công nhân.
“Mấy trăm giấy khen, mỗi trường khen mỗi kiểu, chúng tôi phải đối chiếu thêm sổ liên lạc để đảm bảo khen thưởng công bằng. Làm mấy ngày chưa xong, cứ lo không kịp khen thưởng dịp 1/6”, anh Dũng nói.
Được biết, thông tư 30 được Bộ GD-ĐT ban hành từ tháng 8/2014, nhằm đánh giá học sinh tiểu học qua những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Vào cuối mỗi học kì và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên bộ môn tổng kết, đánh giá...
“Trước tình hình khen thưởng đối với bậc tiểu học quá rối, công ty tôi đã quyết định chỉ thưởng cho thành tích học tập của học sinh THCS, THPT. Biết làm sao được, còn “đau đầu” hơn cả chuyện làm kinh tế”, chị Nam Anh, nhân viên một công ty xây dựng tại Đà Nẵng lắc đầu.
“Tôi chẳng biết giải thích thế nào khi chúng hỏi về những khái niệm vĩ mô trên”, anh Tùng than thở.
Trường hợp của con gái chị Th.Thu đang học lớp 2, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng (TP.Đà Nẵng) còn “rối” hơn. Khi cháu mang giấy khen chỉ có vỏn vẹn một dòng chữ “Đã hoàn thành tốt môn Toán”. Chị thấy yên tâm, nhưng đến hôm sau thì mới tả hỏa. Hóa ra trên giấy khen của các bạn cùng lớp là “Đã hoàn thành tốt môn Toán, Tiếng Việt”, nhưng con gái chị và 1 bạn khác thì mới chỉ đạt “chuẩn” môn Toán, còn Tiếng Việt thì không đạt.
Mỗi cháu mỗi kiểu khen: “Có thành tích tốt trong việc rèn luyện các kỹ năng sống”, “Đạt thành tích có tiến bộ vượt bậc trong hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực”.
Có phụ huynh mang giấy khen của Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (TP.Đà Nẵng) với dòng chữ “Đã hoàn thành nhiệm vụ học sinh” hỏi giáo viên, kể lại: “Cô giáo giải thích theo Thông tư 30, trường sẽ không được khen ở mức giỏi, tiên tiến mà thay vào đó là hoàn thành nhiệm vụ hay không hoàn thành nhiệm vụ, đạt hay không đạt. Trường hợp con tôi tương đương ở mức 5 - 6 điểm”.
Trong khi phụ huynh hoang mang với “thành tích học tập” của con thì cán bộ làm công tác khen thưởng ở các đơn vị, các tổ dân phố cũng “rối” không kém. Ông L.N.Đức Dũng, Trưởng Phòng Nhân sự - Hành chính - Pháp chế (Công ty XNK Thủy sản Miền Trung), phải dành ra cả mấy ngày trời nghiên cứu Thông tư 30, các quy định khen thưởng để đảm bảo khen thưởng công bằng cho con em CB-CNV và công nhân.
“Mấy trăm giấy khen, mỗi trường khen mỗi kiểu, chúng tôi phải đối chiếu thêm sổ liên lạc để đảm bảo khen thưởng công bằng. Làm mấy ngày chưa xong, cứ lo không kịp khen thưởng dịp 1/6”, anh Dũng nói.
Được biết, thông tư 30 được Bộ GD-ĐT ban hành từ tháng 8/2014, nhằm đánh giá học sinh tiểu học qua những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Vào cuối mỗi học kì và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên bộ môn tổng kết, đánh giá...
“Trước tình hình khen thưởng đối với bậc tiểu học quá rối, công ty tôi đã quyết định chỉ thưởng cho thành tích học tập của học sinh THCS, THPT. Biết làm sao được, còn “đau đầu” hơn cả chuyện làm kinh tế”, chị Nam Anh, nhân viên một công ty xây dựng tại Đà Nẵng lắc đầu.
0 comments:
Post a Comment