Công Phượng là chủ đề mà dư luận nước nhà đang rất quan tâm những ngày qua. Em có nét gì đó giống chàng Trương Chi trong chuyện cổ tích năm xưa. Có tài thổi sáo, hát hay đến mức khiến lòng người mê mẫn, những ngặt một nỗi, Trương Chi "xấu và nghèo khổ"...
Tuổi Công Phượng - vì sao sự thật bị ghẻ lạnh?
Đầu tiên, xin nhắc lại câu chuyện cổ tích “Công chúa Mỵ Nương và chàng lái đò Trương Chi”. Trương Chi nghèo hèn, lái đò bên sông, thường gửi tâm tư, ưu phiền qua tiếng hát và tiếng sáo của mình. Tuyệt nhiên, ai nghe cũng mê mẩn, đến một Công chúa như Mỵ Nương còn đem lòng tương tư.
Cũng chính vì cảm phục trước tài năng của Trương Chi mà Mỵ Nương đổ bệnh khi vắng tiếng sáo của Trương Chi. Nhưng sự đời là thế, khi gặp được nhau, Trương Chi mê mẩn nàng Công chúa xinh đẹp. Ngược lại, Mỵ Nương lại kinh sợ trước dung nhan xấu xí của Trương Chi. Cái kết chẳng ai muốn rồi cũng đến, Trương Chi vì tương tư mà sinh bệnh, qua đời.
Phần Mỵ Nương, sau này khi uống nước, nhìn thấy hình ảnh Trương Chi trong chén ngọc đã bật khóc vì nghĩ lại tình xưa. Tình không thành, một giọng ca, tiếng sáo hay cũng mất đi. Ai cũng bảo, thà họ đừng gặp nhau làm gì. Nhưng thói đời, ai biết trước chuyện tương lai bao giờ.
Ngẫm đến chuyện của Công Phượng, có điểm gì đó mà em giống Trương Chi quá. Công Phượng đang là đội trưởng U.19 Việt Nam được người hâm mộ nước nhà kì vọng rất lớn.
Công Phượng là người mà cả huấn luyện viên U.19 Nhật, Úc cho đến Trung Quốc phải thán phục sau khi chứng kiến anh thi đấu. Tất nhiên, Công Phượng chưa phải là một cầu thủ hoàn hảo, vẫn còn đó nhiều điều cần học hỏi và hoàn thiện trong hiện tại lẫn tương lai. Song, đừng để em có một cái kết như Trương Chi trong chuyện cổ tích năm xưa.
Chẳng phải tiếng sáo của Trương Chi đã giúp Mỵ Nương trở nên vui vẻ hơn sau chuỗi ngày buồn bã, cô độc đó ư! Cái Mỵ Nương muốn ở Trương Chi là tiếng sáo, vậy dung mạo anh có như thế nào cũng mặc đi, thế phải tốt hơn không. Muốn nhìn thấy con người thật của Trương Chi để làm gì, nó đâu cần thiết đến thế!
Công Phượng cùng những người đồng đội của mình tại U.19 Việt Nam đang là điểm sáng của nền bóng đá nước nhà thời điểm hiện tại. Không so về chuyên môn với nhau, chỉ xét về sự cống hiến và cảm xúc mang lại thì họ làm quá tốt.
Vậy “dung mạo” của Công Phượng thế nào có quan trọng hơn “tiếng sáo” của anh với người hâm mộ không? Đừng để những “Mỵ Nương” mất đi tiếng sáo hay sau chuỗi ngày cô độc. Cũng chớ trách gì Mỵ Nương, dù sao ai cũng mong muốn người mình ngưỡng mộ thật hoàn hảo.
Hơn nữa, Mỵ Nương cũng đâu biết cái kết giữa họ lại bi thương đến thế. Thế nhưng ở chuyện Công Phượng, một cái kết buồn đang hiện hữu ngay trước mắt?!
Thôi, đừng tìm gặp và diện kiến “dung mạo” của Công Phượng nữa, hãy cứ nghe em “thổi sáo” thôi.
Theo Theo Hồ Đông (motthegioi)
Tuổi Công Phượng - vì sao sự thật bị ghẻ lạnh?
Đầu tiên, xin nhắc lại câu chuyện cổ tích “Công chúa Mỵ Nương và chàng lái đò Trương Chi”. Trương Chi nghèo hèn, lái đò bên sông, thường gửi tâm tư, ưu phiền qua tiếng hát và tiếng sáo của mình. Tuyệt nhiên, ai nghe cũng mê mẩn, đến một Công chúa như Mỵ Nương còn đem lòng tương tư.
Cũng chính vì cảm phục trước tài năng của Trương Chi mà Mỵ Nương đổ bệnh khi vắng tiếng sáo của Trương Chi. Nhưng sự đời là thế, khi gặp được nhau, Trương Chi mê mẩn nàng Công chúa xinh đẹp. Ngược lại, Mỵ Nương lại kinh sợ trước dung nhan xấu xí của Trương Chi. Cái kết chẳng ai muốn rồi cũng đến, Trương Chi vì tương tư mà sinh bệnh, qua đời.
Phần Mỵ Nương, sau này khi uống nước, nhìn thấy hình ảnh Trương Chi trong chén ngọc đã bật khóc vì nghĩ lại tình xưa. Tình không thành, một giọng ca, tiếng sáo hay cũng mất đi. Ai cũng bảo, thà họ đừng gặp nhau làm gì. Nhưng thói đời, ai biết trước chuyện tương lai bao giờ.
Ngẫm đến chuyện của Công Phượng, có điểm gì đó mà em giống Trương Chi quá. Công Phượng đang là đội trưởng U.19 Việt Nam được người hâm mộ nước nhà kì vọng rất lớn.
Công Phượng là người mà cả huấn luyện viên U.19 Nhật, Úc cho đến Trung Quốc phải thán phục sau khi chứng kiến anh thi đấu. Tất nhiên, Công Phượng chưa phải là một cầu thủ hoàn hảo, vẫn còn đó nhiều điều cần học hỏi và hoàn thiện trong hiện tại lẫn tương lai. Song, đừng để em có một cái kết như Trương Chi trong chuyện cổ tích năm xưa.
Chẳng phải tiếng sáo của Trương Chi đã giúp Mỵ Nương trở nên vui vẻ hơn sau chuỗi ngày buồn bã, cô độc đó ư! Cái Mỵ Nương muốn ở Trương Chi là tiếng sáo, vậy dung mạo anh có như thế nào cũng mặc đi, thế phải tốt hơn không. Muốn nhìn thấy con người thật của Trương Chi để làm gì, nó đâu cần thiết đến thế!
Công Phượng cùng những người đồng đội của mình tại U.19 Việt Nam đang là điểm sáng của nền bóng đá nước nhà thời điểm hiện tại. Không so về chuyên môn với nhau, chỉ xét về sự cống hiến và cảm xúc mang lại thì họ làm quá tốt.
Vậy “dung mạo” của Công Phượng thế nào có quan trọng hơn “tiếng sáo” của anh với người hâm mộ không? Đừng để những “Mỵ Nương” mất đi tiếng sáo hay sau chuỗi ngày cô độc. Cũng chớ trách gì Mỵ Nương, dù sao ai cũng mong muốn người mình ngưỡng mộ thật hoàn hảo.
Hơn nữa, Mỵ Nương cũng đâu biết cái kết giữa họ lại bi thương đến thế. Thế nhưng ở chuyện Công Phượng, một cái kết buồn đang hiện hữu ngay trước mắt?!
Thôi, đừng tìm gặp và diện kiến “dung mạo” của Công Phượng nữa, hãy cứ nghe em “thổi sáo” thôi.
Theo Theo Hồ Đông (motthegioi)
0 comments:
Post a Comment