Theo tác giả Nguyễn Thế Thanh trong một bài viết trên tờ Người Đô Thị, căn biệt thự 16 Tú Xương (quận 3, TP.HCM) là nơi Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ở từ khi thôi nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ.
Đó là căn nhà rất khang trang.
Ngôi nhà này Nhà nước đã có giấy tờ chính thức chuyển sở hữu cho cố Thủ tướng theo chính sách tặng nhà cho cán bộ cao cấp 60 năm tuổi Đảng và có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng.
Khoảng hơn một năm trước khi mất, tự tay ông Võ Văn Kiệt đã viết một văn bản gửi Thành ủy và Văn phòng Chính phủ với nội dung khẳng định:
Căn nhà này, ngay từ khi nhận ông đã thông báo với cơ quan có trách nhiệm là ông chỉ ở khi còn sống. Sau đó sẽ chuyển giao lại toàn bộ ngôi nhà cho Nhà nước.
Nguồn trên thuật lại, trong văn bản viết tay đó, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định dứt khoát không chia chác căn nhà này cho bất cứ ai khác.
Không chỉ căn biệt thự 16 Tú Xương, mà trước đó năm 1975, Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt còn trả căn biệt thự 41 Tú Xương mà ông được cấp ở như nhà công vụ để thành phố làm nhà trẻ, lên ở nhà tập thể của Thành ủy ở Thủ Đức.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
7 năm 2011 Đồng chí Trương Tân Sang được Quốc Hội khóa XIII bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.HCM. Ảnh: Tá Lâm
Ngày 18/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc tiếp xúc với cử tri Quận 4, TPHCM. Trả lời cử tri về quyết tâm chống tham nhũng, Chủ tịch nước chia sẻ: “Chúng tôi luôn nhớ trước mặt và sau lưng chúng tôi là 90 triệu đồng bào. Chúng tôi mong muốn các đồng chí giúp chúng tôi tăng thêm trí tuệ, năng lực. Khi được bầu đến cương vị này, chúng tôi biết chúng tôi phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, tôi xin nguyện rằng sẽ không lấy cái vi-la nào đâu, kể cả khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào hết. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy. Đừng hòng tôi lấy thêm một mi-li-mét vuông đất nào của Đảng, của Nhà nước, nhưng Đảng và Nhà nước phân công mình thì mình phải làm tròn chức trách. Tính tôi nói rất là thẳng, chứ khiêm tốn cái kiểu mà về nhà ấm ức là không được. Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh ngày 25/12/1933 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM, tham gia cách mạng từ năm 1947 khi mới 14 tuổi và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15/7/1959.
Sau ngày đất nước thống nhất, đồng chí lần lượt giữ các cương vị Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, Phó Chủ tịch rồi Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI.
Năm 1989, đồng chí được phân công làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; năm 1991 được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; được bầu giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ từ năm 1997 đến năm 2006.
Sau khi từ nhiệm, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã trả lại nhà số 1, Chùa Một Cột (Q. Ba Đình, Hà Nội).
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (sinh năm 1931) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001. Ông cũng đồng thời là một tướng lĩnh, từng giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng.
Ông cũng là đại biểu Quốc hội khoá IX, X.
Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình (1997-2001), Lê Khả Phiêu đã thể hiện sự kiên quyết trong công tác chống tham nhũng làm trong sạch vững mạnh Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 2001, Ông nghỉ hưu và ngay lập tức Ông đã trả lại căn nhà ở số 65, đường Phan Đình Phùng (Hà Nội).
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Nguyễn Minh Triết (sinh năm 1942) là một chính trị gia của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ 7 của Việt Nam, nhiệm kì từ 27 tháng 6 năm 2006 cho đến 25 tháng 7 năm 2011.
Năm 2011, ông thôi giữ chức Chủ tịch nước và ngay sau đó ông đã trả lại cho Đảng căn nhà số 7, phố Phan Đình Phùng (Q. Ba Đình, Hà Nội)
Đó là những trường hợp dứt khoát trả lại nhà công vụ của các vị lãnh đạo cao cấp.
Đó là căn nhà rất khang trang.
Ngôi nhà này Nhà nước đã có giấy tờ chính thức chuyển sở hữu cho cố Thủ tướng theo chính sách tặng nhà cho cán bộ cao cấp 60 năm tuổi Đảng và có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng.
Khoảng hơn một năm trước khi mất, tự tay ông Võ Văn Kiệt đã viết một văn bản gửi Thành ủy và Văn phòng Chính phủ với nội dung khẳng định:
Căn nhà này, ngay từ khi nhận ông đã thông báo với cơ quan có trách nhiệm là ông chỉ ở khi còn sống. Sau đó sẽ chuyển giao lại toàn bộ ngôi nhà cho Nhà nước.
Nguồn trên thuật lại, trong văn bản viết tay đó, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định dứt khoát không chia chác căn nhà này cho bất cứ ai khác.
Không chỉ căn biệt thự 16 Tú Xương, mà trước đó năm 1975, Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt còn trả căn biệt thự 41 Tú Xương mà ông được cấp ở như nhà công vụ để thành phố làm nhà trẻ, lên ở nhà tập thể của Thành ủy ở Thủ Đức.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
7 năm 2011 Đồng chí Trương Tân Sang được Quốc Hội khóa XIII bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.HCM. Ảnh: Tá Lâm
Ngày 18/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc tiếp xúc với cử tri Quận 4, TPHCM. Trả lời cử tri về quyết tâm chống tham nhũng, Chủ tịch nước chia sẻ: “Chúng tôi luôn nhớ trước mặt và sau lưng chúng tôi là 90 triệu đồng bào. Chúng tôi mong muốn các đồng chí giúp chúng tôi tăng thêm trí tuệ, năng lực. Khi được bầu đến cương vị này, chúng tôi biết chúng tôi phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ. Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, tôi xin nguyện rằng sẽ không lấy cái vi-la nào đâu, kể cả khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào hết. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy. Đừng hòng tôi lấy thêm một mi-li-mét vuông đất nào của Đảng, của Nhà nước, nhưng Đảng và Nhà nước phân công mình thì mình phải làm tròn chức trách. Tính tôi nói rất là thẳng, chứ khiêm tốn cái kiểu mà về nhà ấm ức là không được. Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh ngày 25/12/1933 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM, tham gia cách mạng từ năm 1947 khi mới 14 tuổi và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15/7/1959.
Sau ngày đất nước thống nhất, đồng chí lần lượt giữ các cương vị Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, Phó Chủ tịch rồi Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI.
Năm 1989, đồng chí được phân công làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; năm 1991 được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; được bầu giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ từ năm 1997 đến năm 2006.
Sau khi từ nhiệm, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã trả lại nhà số 1, Chùa Một Cột (Q. Ba Đình, Hà Nội).
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (sinh năm 1931) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001. Ông cũng đồng thời là một tướng lĩnh, từng giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng.
Ông cũng là đại biểu Quốc hội khoá IX, X.
Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình (1997-2001), Lê Khả Phiêu đã thể hiện sự kiên quyết trong công tác chống tham nhũng làm trong sạch vững mạnh Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 2001, Ông nghỉ hưu và ngay lập tức Ông đã trả lại căn nhà ở số 65, đường Phan Đình Phùng (Hà Nội).
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Nguyễn Minh Triết (sinh năm 1942) là một chính trị gia của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ 7 của Việt Nam, nhiệm kì từ 27 tháng 6 năm 2006 cho đến 25 tháng 7 năm 2011.
Năm 2011, ông thôi giữ chức Chủ tịch nước và ngay sau đó ông đã trả lại cho Đảng căn nhà số 7, phố Phan Đình Phùng (Q. Ba Đình, Hà Nội)
Đó là những trường hợp dứt khoát trả lại nhà công vụ của các vị lãnh đạo cao cấp.
0 comments:
Post a Comment