728x90 AdSpace

Latest News
Tuesday, December 9, 2014

Xe tăng đáng sợ nhất Đông Nam Á

Leopard 2 Revolution
Leopard 2 Revolution
Leopard 2 Revolution là một gói nâng cấp theo dạng module dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 - phiên bản phổ biến nhất của dòng xe tăng Leopard 2, được Rheinmetall thực hiện vào năm 2010.
Xe được bổ sung giáp bị động composite dạng module hóa bằng vật liệu nano-gốm và hợp kim titan-thép hiện đại, đặc biệt hữu hiệu khi chống lại các loại súng phóng lựu chống tăng dạng RPG hay mìn tự chế.
Indonesia là khách hàng đầu tiên mua được xe tăng Leopard 2 Revolution và trở thành quốc gia sở hữu loại xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất, hiện đại nhất ở Đông Nam Á với mức chi phí được cho là rất phải chăng.
FV101 Scorpion 
7 xe tăng đáng sợ nhất Đông Nam Á
 FV101 Scorpion 
FV101 Scorpion là mẫu xe tăng hạng nhẹ của Anh sản xuất để sử dụng trong mục đích trinh sát. Nhà sản xuất Alvis đã chế tạo hơn 3.000 chiếc FV101 sử dụng trong quân đội Anh cũng như xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Đây là mẫu xe tăng hạng nhẹ rất được ưa chuộng tại khu vực Đông Nam Á. Quân đội Indonesia có 100 chiếc FV101, Philippine có 65 chiếc, Malaysia có 26 chiếc, Thái Lan có 154 chiếc và Brunei có 16 chiếc.
Leopard 2A4SG
7 xe tăng đáng sợ nhất Đông Nam Á
Leopard 2A4SG
Leopard 2A4SG là phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 được cải tiến theo yêu cầu của Singapore. Hiện tại, Lục quân Singapore có trong biên chế khoảng 200 xe tăng Leopard 2A4SG.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở biến thể này là xe có tháp pháo rộng hơn với nhiều bề mặt nghiêng do các lớp giáp phụ bổ sung tạo ra chứ không vuông vắn như tháp pháo nguyên bản. Bên cạnh đó xe cũng được trang bị diềm chắn xích dày hơn và giáp dạng lồng thép ở nửa sau thân xe và tháp pháo.
T-84 Oplot
7 xe tăng đáng sợ nhất Đông Nam Á
T-84 Oplot
T-84 là xe tăng chiến đấu chủ lực do Ukraine sản xuất dựa trên T-80UD. Xe chính thức được giới thiệu vào năm 2003 với tháp pháo hàn hình hộp kiểu phương Tây thay thế cho tháp pháo tròn truyền thống của Liên Xô.
Lớp bảo vệ của Oplot gồm giáp phức hợp composite phía trong và giáp phản ứng nổ thế hệ 3 Nozh bên ngoài.
Trong tháng 2/2014, 5 chiếc Oplot-M đầu tiên đã được chuyển giao cho Quân đội Thái Lan. Hiện số tăng này chủ yếu phục vụ huấn luyện kíp lái tăng Thái Lan.
PT-91M Pendekar
7 xe tăng đáng sợ nhất Đông Nam Á
PT-91M Pendekar
PT-91M Pendekar là biến thể của PT-91 được Ba Lan sản xuất theo đơn đặt hàng của Quân đội Hoàng gia Malaysia. Chương trình phát triển PT-91 bắt đầu từ năm 1991 với nhiệm vụ hiện đại hóa dòng xe tăng T-72 xuất khẩu của Liên Xô biên chế trong quân đội Ba Lan.
Xe được trang bị pháo chính 125mm, động cơ S-1000 có công suất 1.000 mã lực, hệ thống điều khiển hỏa lực của Pháp, trang bị thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống truyền động hiện đại.
MBT-2000
7 xe tăng đáng sợ nhất Đông Nam Á
MBT-2000
MBT-2000 hay còn gọi là VT-1A là phiên bản xuất khẩu của xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90-II do Trung Quốc sản xuất. Loại xe tăng này còn được sản xuất theo giấy phép tại Pakistan với tên gọi Al Khalid.
Hỏa lực chính của MBT-2000 là pháo nòng trơn 125 mm dựa trên mẫu 2A46 của Nga, đi kèm với 1 súng máy 12,7 mm và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm.
Trong biên chế Quân đội Myanmar hiện có một số lượng chưa xác định xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-2000.
T-72S
7 xe tăng đáng sợ nhất Đông Nam Á
T-72S
T-72S là biến thể xuất khẩu của dòng tăng T-72B do Liên Xô (Ukraine nước thành viên Liên Xô) phát triển năm 1985. T-72S không đơn thuần là một mẫu cải tiến mà là một kiểu mới hoàn toàn và vượt trội so với người tiền nhiệm của mình.
Xe tăng T-72S của quân đội Myanmar được bọc giáp phản ứng nổ ở tháp pháo, mặt trước thân và 2 bên sườn xe. Xe trang bị pháo chính tiêu chuẩn 2A46M 125mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng.
Tuy so với các loại xe tăng thế hệ mới trong khu vực thì nó khá cũ, nhưng xét về hỏa lực, hệ thống phòng vệ của xe thuộc hàng “đỉnh” trong khu vực.
Theo : tin quan su
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 comments:

Post a Comment

Item Reviewed: Xe tăng đáng sợ nhất Đông Nam Á Rating: 5 Reviewed By: Hien Dinh