(Tin nhanh)Để triển khai quy hoạch cây xanh và thực hiện năm trật tự văn minh đô thị, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên địa bàn, lập đề án bảo tồn, cải tạo, từng bước thay thế cây xanh, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Qua rà soát trên địa bàn hiện có khoảng 6.700 cây (tỷ lệ 5,58%) già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng đến giao thông, cây chết và gần chết, nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị. Vì vậy, các cây này cần từng bước được thay thế bằng loài cây phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị đã được duyệt.
Sở Xây dựng đã đề xuất với UBND thành phố Hà Nội cho thay thế 6.700 cây, thời gian thực hiện trong 3 năm, từ 2015 – 2017.
Theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố được UBND thành phố Hà Nội thông qua trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây trên 190 tuyến phố tại 10 quận nội thành.
Trong những ngày qua, Hà Nội đã hoàn thành việc chặt thay thế cây trên nhiều tuyến đường như Lê Duẩn, Quang Trung, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Chí Thanh...
Liên quan đến đề án trên, nhiều ngày nay người dân Hà Nội ra bất ngờ, tiếc nuối, xen lẫn sự bức xúc khi hàng nghìn cây xanh bị đốn hạ mà người dân không hề được biết trước. Đặc biệt, ý kiến “chặt cây xanh không cần phải hỏi dân” của ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã bị hiểu lầm về ý nghĩa. Cụ thể, ông Phan Đăng Long cho biết, nhiều người đã không hiểu hết ý ông, theo ông, những việc như chặt cây là chức năng của các cấp chính quyền làm và phải chịu trách nhiệm về việc đó. Trong công việc hàng ngày của chính quyền, có rất nhiều việc như vậy, không phải việc nào cũng phải hỏi dân. “Có quy định rõ ràng, việc gì phải trưng cầu dân ý, việc gì phải hỏi dân, việc gì thì không”, ông Long nói rõ.
Trong Báo cáo lãnh đạo thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục nêu, 6.700 cây xanh sẽ được thay thế là số cây già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng tới giao thông, cây chết và gần chết cũng như nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị được các Tổ chuyên gia gồm Ban Dự án duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật của Công ty Công viên cây xanh, của UBND các quận khảo sát và báo cáo. Số lượng cây không đảm bảo nói trên sẽ từng bước được thay thế bằng những cây phù hợp quy hoạch, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Hiện trạng hệ thống cây xanh đa dạng với khoảng 70 loài. Trong đó, một số cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc và sau ngày giải phóng Thủ đô đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục thân, gốc, rễ, bị thối, dễ đổ gẫy trong mùa mưa bão, nhất là cây xà cừ, bàng, long não… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Thực tế có thể thấy, những năm gần đây cứ vào mùa mưa bão, tình trạng cây xanh bị gẫy đổ lại liên tiếp diễn ra trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội. Gây thiệt hại lớn về người và của, làm ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống giao thông đô thị. Trong mùa mưa bão năm 2014, trên địa bàn Hà Nội có tới hàng nghìn cây xanh gãy đổ.
Chỉ cần một cơn mưa giông có thể khiến hàng trăm cây xanh của Hà Nội bị đổ gẫy. Cảnh tượng ở nhiều tuyến phố ngổn ngang, thân cành cây sau mỗi trận mưa lớn, không hiếm gặp đối với người dân thủ đô.
Theo thống kê của công ty TNHH 1 thành viên công viên cây xanh Hà Nội, chỉ sau trận mưa đêm 4/6/2014, trên toàn địa bàn thành phố đã có tổng số 160 cây gãy, đổ số còn lại bị gẫy cành, hư hại 8 xe ô tô, 3 người chết. Hiện tượng gẫy đổ cây rải rác khắp các khu vực nội thành bao gồm rất nhiều cây khác nhau như Đa, Đề, Xà Cừ, Keo, Phượng, Bằng Lăng… Có cả cây cổ thụ có đường kính hơn 1 mét cho tới những cây nhỏ mới trồng.
Không ít vụ tai nạn thương tâm đã diễn ra mà nguyên nhân là do cây canh bật gốc, gãy đổ.
Khoảng giữa tháng 8/2012 hoàn lưu bão số 5 chỉ mới lướt qua thủ đô nhưng đã gây ra một "kỷ lục buồn" chưa từng có bằng việc quật ngã hơn 200 cây xanh. Trong số đó, có không ít cây cổ thụ bị bật tung rễ, có tuổi đời từ vài chục đến ngót nghét trăm năm. Ngoài việc phá hủy nhiều tài sản có giá trị, đáng buồn hơn cả cũng trong trận bão đó một “cụ” cây đổ rạp trên phố Lò Đúc đã khiến lái xe taxi thiệt mạng.
Đặc biệt, trên một số tuyến đường tồn tại nhiều cây lâm nghiệp không phải cây đô thị như cây keo cành giòn dễ gãy, tuổi thọ ngắn. Ngoài ra, một số cây người dân tự trồng không thuộc chủng loại đô thị như: dâu da, vông, dướng, bông gòn, trứng cá.
Nếu không chặt hạ để thay thế bằng những cây vững chãi hơn thì cứ vào mùa mưa là hàng loại cây lại tiếp tục đổ xuống đe dọa sự an toàn của người dân cho dù ở đâu, bất cứ lúc nào.
Theo nguồn : tintuc.vn
Hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bị đốn hạ. |
Theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố được UBND thành phố Hà Nội thông qua trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây trên 190 tuyến phố tại 10 quận nội thành.
Trong những ngày qua, Hà Nội đã hoàn thành việc chặt thay thế cây trên nhiều tuyến đường như Lê Duẩn, Quang Trung, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Chí Thanh...
Liên quan đến đề án trên, nhiều ngày nay người dân Hà Nội ra bất ngờ, tiếc nuối, xen lẫn sự bức xúc khi hàng nghìn cây xanh bị đốn hạ mà người dân không hề được biết trước. Đặc biệt, ý kiến “chặt cây xanh không cần phải hỏi dân” của ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã bị hiểu lầm về ý nghĩa. Cụ thể, ông Phan Đăng Long cho biết, nhiều người đã không hiểu hết ý ông, theo ông, những việc như chặt cây là chức năng của các cấp chính quyền làm và phải chịu trách nhiệm về việc đó. Trong công việc hàng ngày của chính quyền, có rất nhiều việc như vậy, không phải việc nào cũng phải hỏi dân. “Có quy định rõ ràng, việc gì phải trưng cầu dân ý, việc gì phải hỏi dân, việc gì thì không”, ông Long nói rõ.
Trong Báo cáo lãnh đạo thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục nêu, 6.700 cây xanh sẽ được thay thế là số cây già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng tới giao thông, cây chết và gần chết cũng như nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị được các Tổ chuyên gia gồm Ban Dự án duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật của Công ty Công viên cây xanh, của UBND các quận khảo sát và báo cáo. Số lượng cây không đảm bảo nói trên sẽ từng bước được thay thế bằng những cây phù hợp quy hoạch, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Hiện trạng hệ thống cây xanh đa dạng với khoảng 70 loài. Trong đó, một số cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc và sau ngày giải phóng Thủ đô đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục thân, gốc, rễ, bị thối, dễ đổ gẫy trong mùa mưa bão, nhất là cây xà cừ, bàng, long não… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Một cây cổ thụ bị bật gốc. |
Chỉ cần một cơn mưa giông có thể khiến hàng trăm cây xanh của Hà Nội bị đổ gẫy. Cảnh tượng ở nhiều tuyến phố ngổn ngang, thân cành cây sau mỗi trận mưa lớn, không hiếm gặp đối với người dân thủ đô.
Theo thống kê của công ty TNHH 1 thành viên công viên cây xanh Hà Nội, chỉ sau trận mưa đêm 4/6/2014, trên toàn địa bàn thành phố đã có tổng số 160 cây gãy, đổ số còn lại bị gẫy cành, hư hại 8 xe ô tô, 3 người chết. Hiện tượng gẫy đổ cây rải rác khắp các khu vực nội thành bao gồm rất nhiều cây khác nhau như Đa, Đề, Xà Cừ, Keo, Phượng, Bằng Lăng… Có cả cây cổ thụ có đường kính hơn 1 mét cho tới những cây nhỏ mới trồng.
Không ít vụ tai nạn thương tâm đã diễn ra mà nguyên nhân là do cây canh bật gốc, gãy đổ.
Một vụ tai nạn thương tâm do cây đổ trong mùa bão năm 2014. |
Đặc biệt, trên một số tuyến đường tồn tại nhiều cây lâm nghiệp không phải cây đô thị như cây keo cành giòn dễ gãy, tuổi thọ ngắn. Ngoài ra, một số cây người dân tự trồng không thuộc chủng loại đô thị như: dâu da, vông, dướng, bông gòn, trứng cá.
Nếu không chặt hạ để thay thế bằng những cây vững chãi hơn thì cứ vào mùa mưa là hàng loại cây lại tiếp tục đổ xuống đe dọa sự an toàn của người dân cho dù ở đâu, bất cứ lúc nào.
Theo nguồn : tintuc.vn
0 comments:
Post a Comment