Như chạm đúng nỗi lòng, nghệ sĩ Chiều Xuân tỏ ra bức xúc: "Cả thế giới đang lo ngại, môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm. Tới đứa trẻ học cấp 1 có lẽ cũng biết, cây là "lá phổi" điều hòa không khí góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì thế, việc xuất hiện của cây xanh tại các vùng đô thị có mật độ dân cư lớn, đô thị hóa nhanh như Hà Nội lại càng có ý nghĩa to lớn".
Bên cạnh đó, nghệ sỹ Chiều Xuân cũng nhắc lại những con đường mà chị luôn tự hào với bạn bè thế giới bởi những hàng cây tràn ngập màu xanh như: Lò Đúc chót vót sao đen; Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú xanh rì lá sấu; Lý Thường Kiệt vào thu vàng rực lá cây cơm nguội; Hoàng Diệu xà cừ um tùm; Nguyễn Du nồng nàn hương hoa sữa…
"Vì vậy, việc Thủ đô chặt bỏ 6.700 cây xanh theo tôi là điều không chấp nhận được. Có lẽ cũng giống mọi người, tôi hoang mang không thể hiểu vì lý do gì mà chặt cây? Tôi cần một lời giải thích thấu đáo", nghệ sỹ Chiều Xuân đặt câu hỏi.
Ngay sau đó, giọng nữ nữ nghệ sĩ nghẹn ngào, chị kể lại một chuyện mà theo chị ví như một "cuộc chiến" để bảo vệ cây phi lao cổ thụ trước ngôi nhà ở phố Nguyễn Thái Học của chị.
Sự việc diễn ra vào tháng 3. 2013. Hôm đó, sau khi trang điểm, áo dài, xúng xính chuẩn bị ra ngoài thì Chiều Xuân thấy người của Công ty Cây xanh Hà Nội tới với ý định chặt bỏ cây.
"Tôi gào khóc, hét ầm lên như một "mụ điên" để bảo vệ cây. Tôi thét lên: Các anh định làm gì? Dừng hết lại. Những người đó trả lời tôi rằng họ nhận được đơn của ai đấy, nói cây này to quá, dễ đổ cần phải chặt bỏ. Đôi co, nói lý với họ không được, tôi gọi cho ủy ban và công an phường. Sau một hồi làm việc, các nhân viên cây xanh kia rút đi", nghệ sỹ Chiều Xuân kể lại.
Với nghệ sỹ Chiều Xuân, ngôi nhà chị đang ở có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi nơi đây từng có những văn nghệ sĩ nổi tiếng như nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhà văn Vũ Tú Nam, các họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Sáng... từng sống và làm việc.
Nghệ sĩ Chiều Xuân cũng chia sẻ, những cây cổ thụ không phải vật vô tri vô giác. "Đó là nhân chứng lịch sử, là người bạn thân thiết của người dân Thủ đô. Con người nợ cây nhiều lắm: nợ từng hơi thở, nợ bóng mát, nợ giá trị lịch sử, ...", chị nói thêm.
Bên cạnh đó, nghệ sỹ Chiều Xuân cũng nhắc lại những con đường mà chị luôn tự hào với bạn bè thế giới bởi những hàng cây tràn ngập màu xanh như: Lò Đúc chót vót sao đen; Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú xanh rì lá sấu; Lý Thường Kiệt vào thu vàng rực lá cây cơm nguội; Hoàng Diệu xà cừ um tùm; Nguyễn Du nồng nàn hương hoa sữa…
"Vì vậy, việc Thủ đô chặt bỏ 6.700 cây xanh theo tôi là điều không chấp nhận được. Có lẽ cũng giống mọi người, tôi hoang mang không thể hiểu vì lý do gì mà chặt cây? Tôi cần một lời giải thích thấu đáo", nghệ sỹ Chiều Xuân đặt câu hỏi.
Ngay sau đó, giọng nữ nữ nghệ sĩ nghẹn ngào, chị kể lại một chuyện mà theo chị ví như một "cuộc chiến" để bảo vệ cây phi lao cổ thụ trước ngôi nhà ở phố Nguyễn Thái Học của chị.
Sự việc diễn ra vào tháng 3. 2013. Hôm đó, sau khi trang điểm, áo dài, xúng xính chuẩn bị ra ngoài thì Chiều Xuân thấy người của Công ty Cây xanh Hà Nội tới với ý định chặt bỏ cây.
"Tôi gào khóc, hét ầm lên như một "mụ điên" để bảo vệ cây. Tôi thét lên: Các anh định làm gì? Dừng hết lại. Những người đó trả lời tôi rằng họ nhận được đơn của ai đấy, nói cây này to quá, dễ đổ cần phải chặt bỏ. Đôi co, nói lý với họ không được, tôi gọi cho ủy ban và công an phường. Sau một hồi làm việc, các nhân viên cây xanh kia rút đi", nghệ sỹ Chiều Xuân kể lại.
Với nghệ sỹ Chiều Xuân, ngôi nhà chị đang ở có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi nơi đây từng có những văn nghệ sĩ nổi tiếng như nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhà văn Vũ Tú Nam, các họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Sáng... từng sống và làm việc.
Nghệ sĩ Chiều Xuân cũng chia sẻ, những cây cổ thụ không phải vật vô tri vô giác. "Đó là nhân chứng lịch sử, là người bạn thân thiết của người dân Thủ đô. Con người nợ cây nhiều lắm: nợ từng hơi thở, nợ bóng mát, nợ giá trị lịch sử, ...", chị nói thêm.
0 comments:
Post a Comment