Thay thế 6.700 cây xanh bị chặt hạ sẽ là các cây vàng tâm. Sự lựa chọn này đã khiến nhiều người dân Thủ đô không khỏi tò mò về loài cây đã được chọn này. Vậy vàng tâm là cây gì? và liệu nó có thích hợp để trồng ở môi trường đô thị?
Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, vàng tâm là một loài cây gỗ thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae).
Cây gỗ cao 25–30 m, đường kính thân cây 70–80 cm. Vỏ của cây vàng tâm màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, dày 5–17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ.
Hoa vàng tâm lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1–2 cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn.
Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4-5,5 cm. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn.
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt. Loài cây này có tốc độ tăng trưởng trung bình.
Điểm nổi bật là cây cho gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không biến dạng, dùng đóng đồ dùng gia đình, làm đồ mỹ nghệ, chạm khắc, văn phòng phẩm.
Đồ gỗ mỹ nghệ vàng tâm được đánh giá là một trong những loại đồ gỗ có giá trị cao nhất, ngoài để làm đồ vật trang trí nó còn được dùng để thiết kế những sản phẩm cầu kỳ như tủ hoa, kiệu hoa.
Theo Sách đỏ Việt Nam, đây là loài gỗ qúi nên đã bị khai thác nhiều dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Mức độ đe dọa là bậc V. Sách đỏ Việt Nam cũng cảnh báo: "Cần khai thác có mức độ. Tìm nguồn giống đưa vào gieo ươm trồng rừng. Đối tượng bảo vệ của một số khu rừng cấm, vườn quốc gia".
Vàng Tâm phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi Việt Nam như: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Bình... Trên thế giới, loài này cũng xuất hiện ở một số nước như Thái Lan, Lào, Trung Quốc và Nhật Bản.
Một ưu điểm nổi bật khiến vàng tâm được các chuyên gia lựa chọn là loại cây này cho hoa thơm, tán khá rộng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn vàng tâm để thay thế 6.700 bị đốn hạ, trên báo Ngày Nay Online, GS. Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, đánh giá đây là một lựa chọn "hoàn toàn không hợp lý".
"Cây gỗ Vàng Tâm là cây gỗ rất quý có giá trị tương đương với cây sưa, giá trị cao thường mọc ở rừng sâu trong độ cao khoảng 100 – 700m. Cây gỗ nói trên ưa đất chua và lớn rất chậm đòi hỏi độ cao và không khí lạnh mới có thể phát triển. Hơn thế nữa, với loại cây gỗ quý này, chúng ta sẽ mất thêm rất nhiều công sức để bảo vệ khi cây đã trưởng thành tránh trường hợp bị "đốn trộm”, vị GS này lý giải.
Hình ảnh vàng tâm - loài cây được chọn thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội:
Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, vàng tâm là một loài cây gỗ thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae).
Cây gỗ cao 25–30 m, đường kính thân cây 70–80 cm. Vỏ của cây vàng tâm màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, dày 5–17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ.
Hoa vàng tâm lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1–2 cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn.
Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4-5,5 cm. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn.
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt. Loài cây này có tốc độ tăng trưởng trung bình.
Điểm nổi bật là cây cho gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không biến dạng, dùng đóng đồ dùng gia đình, làm đồ mỹ nghệ, chạm khắc, văn phòng phẩm.
Đồ gỗ mỹ nghệ vàng tâm được đánh giá là một trong những loại đồ gỗ có giá trị cao nhất, ngoài để làm đồ vật trang trí nó còn được dùng để thiết kế những sản phẩm cầu kỳ như tủ hoa, kiệu hoa.
Theo Sách đỏ Việt Nam, đây là loài gỗ qúi nên đã bị khai thác nhiều dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Mức độ đe dọa là bậc V. Sách đỏ Việt Nam cũng cảnh báo: "Cần khai thác có mức độ. Tìm nguồn giống đưa vào gieo ươm trồng rừng. Đối tượng bảo vệ của một số khu rừng cấm, vườn quốc gia".
Vàng Tâm phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi Việt Nam như: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Bình... Trên thế giới, loài này cũng xuất hiện ở một số nước như Thái Lan, Lào, Trung Quốc và Nhật Bản.
Một ưu điểm nổi bật khiến vàng tâm được các chuyên gia lựa chọn là loại cây này cho hoa thơm, tán khá rộng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn vàng tâm để thay thế 6.700 bị đốn hạ, trên báo Ngày Nay Online, GS. Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, đánh giá đây là một lựa chọn "hoàn toàn không hợp lý".
"Cây gỗ Vàng Tâm là cây gỗ rất quý có giá trị tương đương với cây sưa, giá trị cao thường mọc ở rừng sâu trong độ cao khoảng 100 – 700m. Cây gỗ nói trên ưa đất chua và lớn rất chậm đòi hỏi độ cao và không khí lạnh mới có thể phát triển. Hơn thế nữa, với loại cây gỗ quý này, chúng ta sẽ mất thêm rất nhiều công sức để bảo vệ khi cây đã trưởng thành tránh trường hợp bị "đốn trộm”, vị GS này lý giải.
Hình ảnh vàng tâm - loài cây được chọn thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội:
0 comments:
Post a Comment