Đề án “thay thế” 6700 cây xanh của Hà Nội đã vấp phải làn sóng phản đối của người dân Thủ đô bởi sự chặt hạ diễn ra hàng loạt, với cả những cây to vẫn đang sinh trưởng tốt. Ngày 20/3, Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, các đơn vị dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố và phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì “thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu”.
Ở các nước phát triển, cây xanh được quy hoạch trồng và theo dõi chăm sóc kĩ lưỡng. Khi cây bị sâu bệnh sẽ được lắp biển báo, truyền chất dinh dưỡng và áp máy đo các thông số sinh học y hệt như một “bệnh nhân”. Các chuyên gia đầu ngành sinh vật, trong cuộc phỏng vấn, khẳng định Hà Nội hoàn toàn có thể học theo.
Đề án chặt cây gây mất cân bằng sinh thái trầm trọng
TS Đào Trọng Hưng thuộc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật- Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, cho biết cây xanh đóng vai trò quan trọng trong tổng thể kiến trúc sinh thái. Cây xanh có nhiều giá trị như: Tạo cảnh quan đô thị, cho bóng mát, điều tiết nhiệt độ, nước, tạo sự đa dạng sinh học, cung cấp gỗ. Ngoài ra cây xanh trên đường phố, đặc biệt những cây lâu năm còn mang giá trị lịch sử, văn hoá.
Ở TP lịch sử như Hà Nội, cây xanh góp phần tạo nên bản sắc riêng, được đánh giá là một trong những thủ đô xanh nhất thế giới. Quay lại thực tế, ông Hưng nhận xét Việt Nam hiện vẫn chưa chú ý đến các giá trị của cây xanh trong công tác chăm sóc. Mặc dù nói đến giá trị cây xanh ai cũng biết, trong các trường đại học giảng dạy hẳn hoi nhưng khi áp dụng hoàn toàn khác.
Theo các số liệu mà Viện thống kê, Hà Nội có tỉ lệ cây xanh quá thấp. Cụ thể ở New York (Mĩ) đạt 40-50m2 cây xanh/người, Hồng Kông đạt trên 30m2 cây xanh/người, Singapore đạt 30-40m2 cây xanh/người, còn ở Hà Nội con số trên chỉ khoảng 4m2 cây xanh/người (tính theo diện tích nội đô Hà Nội khi chưa mở rộng, hiện tại còn thấp hơn
- PV): “Như vậy lượng cây xanh ở Hà Nội quá thấp, cần phải tăng lên. Dù quy hoạch mới, mở mang đô thị, cũng phải chú ý đến mục tiêu tăng diện tích cây xanh cho thủ đô”, TS Hưng nói.
Theo ông Hưng, phải mất ít nhất 30 năm mới có thể tạo ra 1 cây xanh có bóng mát đạt 50-100m2. Đó là chưa kể đến các tiêu chuẩn như nước, thổ nhưỡng, không gian ngày càng xấu đi. Từ đó, ông Hưng nhận định việc Hà Nội chặt hạ đồng loạt cây xanh (đặc biệt cây lâu năm) là việc làm hoàn toàn không phù hợp, có thể gây mất cân bằng sinh thái trầm trọng.
Tokyo chăm cây như chăm bệnh nhân
Lí giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, TS Hưng cho rằng do ở Việt Nam chưa chú ý đến quy hoạch, phát triển cây xanh. Ở các nước tiên tiến, cây xanh được xem như 1 hạng mục ngang bằng với các hạng mục đường sá, cầu cống: “Ví dụ như ở Trung Quốc, trước khi quy hoạch đường sá người ta phân loại, quy hoạch từng loại cây, khảo sát kĩ và trồng thử nghiệm. Sau đó mới bắt đầu trồng đại trà”, TS Hưng nói.
Tại Singapore, Tokyo (Nhật), Băng Cốc (Thái Lan), cây xanh trên đường phố được chăm sóc kĩ lưỡng. TS Hưng từng chứng kiến cảnh nhân viên đô thị lắp rào chắn bảo vệ xung quanh cây hoa anh đào bị bệnh trên đường phố Tokyo: “Họ gắn biển báo công bố cho người dân biết là cây được rào đang được chăm sóc đặc biệt. Người ta cũng truyền chất dinh dưỡng, áp các máy đo độ nhựa lên xuống trong thân cây, đo lượng khoáng, lượng mùn y hệt chữa bệnh trên bệnh nhân vậy”, TS Hưng kể lại.
Tại các nước tiên tiến hiếm khi có chuyện chặt hạ cây xanh tuỳ tiện. Nếu cây chỉ bị sâu mọt ở một số cành, sẽ được phục hồi, tái tạo. Hay như ở Băng Cốc, nhân các ngày lễ như sinh nhật đức vua, lễ kỉ niệm thành lập thành phố, người dân sẽ buộc dây nilon màu vàng hoặc màu đỏ vào các cây trên phố ngụ ý nhắc nhở những cây đó phải được theo dõi, nhắc nhở mọi người không chặt phá. Nhằm hạn chế tình trạng sâu bệnh cho cây đường phố, TS Hưng góp ý nên học tập kĩ thuật chăm sóc cây như ở nước ngoài. Nghĩa là theo dõi, lên kế hoạch chăm sóc theo từng cá thể cây xanh. Khi cây có dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng hoặc bị bệnh, phải bổ sung, can thiệp kịp thời.
TS Hưng khẳng định những kĩ thuật chăm sóc cây trên Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng thực hiện, nhưng lâu nay chưa thấy cơ quan nào đề cập đến. Bên cạnh đó, cần chú ý đến công tác cắt tỉa cây, đặc biệt trước mùa mưa bão phải neo, chằng nhằm tránh tình trạng gãy đổ. “Trong tương lai, các cơ quan chức năng cần ngồi lại bàn bạc, quy hoạch cây xanh như quy hoạch các công trình xây dựng. Đồng thời nâng cao nhận thức về giá trị cây xanh. Hà Nội chặt cây ồ ạt, theo tôi một phần do nhận thức lãnh đạo chưa cao”, TS Hưng kiến nghị và nhận định.
Đồng quan điểm với TS Hưng, TS.KTS Phó Đức Tùng (người gây dựng ngành lâm nghiệp đô thị và kiến trúc cảnh quan tại Đại Học lâm nghiệp Việt Nam), cho biết các thành phố văn minh trên thế giới đặc biệt chú trọng đến cây xanh đường phố.
Trước tiên giới lãnh đạo luôn đặt công tác quy hoạch cây xanh ngang bằng việc quy hoạch các công trình khác như đường sá, cầu cống. Việc trồng, chăm sóc cây đường phố được giao cho lực lượng chuyên môn hẳn hoi, đó có thể xem là các “bác sĩ cây trồng”. Cũng từ nhìn nhận trên, khái niệm “xa lộ rễ cây” xuất hiện ở các nước này.
“Khi xây đường, họ đồng thời xây các đường ống bằng bê tông kín để rễ cây phát triển trong đó. Nhờ vậy tránh tình trạng rễ cây ăn lan ra lòng đường, phá đường. Những đường ống đó được gọi là đường rễ cây”, TS Tùng giải thích.
Các TP hiện đại đều trồng cây bằng giá thể, ngoài ra còn có hệ thống máy móc giữ ẩm, hút nước. “Các giá thể có giá trị dinh dưỡng gấp cả trăm lần đất thường. Ngoài ra có thể cung cấp thêm phụ gia, dưỡng chất cần thiếttuỳ theo từng loài cây. Khi cây được trồng theo đúng kĩ thuật sẽ phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh”, TS Tùng nói.
Chuyên gia lâm nghiệp này cũng thẳng thắn phê phán việc trồng cây trên các tuyến phố ở Việt Nam hiện nay đều sai kĩ thuật, ông dẫn chứng: “Trồng cây đường phố không phải đào hố rồi dập cây xuống là xong.Trước đây người Pháp trồng cây ở Hà Nội là lúc đất đai còn màu mỡ, không gian thoáng; còn giờ đây mật độ đô thị cao, tốc độ bê tông hoá ngày càng tăng thì trồng cây theo kiểu truyền thống rất khó mang lại hiệu quả”.
Quay trở lại với đề án chặt cây của Hà Nội, TS Hưng cho biết Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật là cơ quan đầu ngành về cây trồng ở Việt Nam. Tuy nhiên các chuyên gia ở đây không hề được mời tham gia vào đề án thay thế cây đường phố của chính quyền Hà Nội.
Ông Hưng kiến nghị cần có những hội thảo về cây xanh đô thị, thực hiện đều đặn và tổ chức thực hiện thí điểm ở các TP trọng điểm, sau đó nhân rộng. Ông Hưng nhắc lại kỉ niệm khi tiến hành xây dựng Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có rất nhiều chuyên gia thực vật được mời về lập thành hội đồng tuyển chọn, tư vấn cây trồng xung quanh lăng.
Tiếc rằng mô hình này sau đó không được nhân rộng. “Hiện tại một số khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu công nghiệp người ta thực hiện rất tốt việc tuyển chọn, trồng và chăm sóc cây xanh. Ở những nơi này cây phát triển tốt, có quy hoạch sinh thái hài hoà. Vậy tại sao các cơ quan chức năng không học hỏi?” ông Hưng đặt câu hỏi.
Ở các nước phát triển, cây xanh được quy hoạch trồng và theo dõi chăm sóc kĩ lưỡng. Khi cây bị sâu bệnh sẽ được lắp biển báo, truyền chất dinh dưỡng và áp máy đo các thông số sinh học y hệt như một “bệnh nhân”. Các chuyên gia đầu ngành sinh vật, trong cuộc phỏng vấn, khẳng định Hà Nội hoàn toàn có thể học theo.
Ảnh minh họa. |
TS Đào Trọng Hưng thuộc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật- Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, cho biết cây xanh đóng vai trò quan trọng trong tổng thể kiến trúc sinh thái. Cây xanh có nhiều giá trị như: Tạo cảnh quan đô thị, cho bóng mát, điều tiết nhiệt độ, nước, tạo sự đa dạng sinh học, cung cấp gỗ. Ngoài ra cây xanh trên đường phố, đặc biệt những cây lâu năm còn mang giá trị lịch sử, văn hoá.
Ở TP lịch sử như Hà Nội, cây xanh góp phần tạo nên bản sắc riêng, được đánh giá là một trong những thủ đô xanh nhất thế giới. Quay lại thực tế, ông Hưng nhận xét Việt Nam hiện vẫn chưa chú ý đến các giá trị của cây xanh trong công tác chăm sóc. Mặc dù nói đến giá trị cây xanh ai cũng biết, trong các trường đại học giảng dạy hẳn hoi nhưng khi áp dụng hoàn toàn khác.
Theo các số liệu mà Viện thống kê, Hà Nội có tỉ lệ cây xanh quá thấp. Cụ thể ở New York (Mĩ) đạt 40-50m2 cây xanh/người, Hồng Kông đạt trên 30m2 cây xanh/người, Singapore đạt 30-40m2 cây xanh/người, còn ở Hà Nội con số trên chỉ khoảng 4m2 cây xanh/người (tính theo diện tích nội đô Hà Nội khi chưa mở rộng, hiện tại còn thấp hơn
- PV): “Như vậy lượng cây xanh ở Hà Nội quá thấp, cần phải tăng lên. Dù quy hoạch mới, mở mang đô thị, cũng phải chú ý đến mục tiêu tăng diện tích cây xanh cho thủ đô”, TS Hưng nói.
Theo ông Hưng, phải mất ít nhất 30 năm mới có thể tạo ra 1 cây xanh có bóng mát đạt 50-100m2. Đó là chưa kể đến các tiêu chuẩn như nước, thổ nhưỡng, không gian ngày càng xấu đi. Từ đó, ông Hưng nhận định việc Hà Nội chặt hạ đồng loạt cây xanh (đặc biệt cây lâu năm) là việc làm hoàn toàn không phù hợp, có thể gây mất cân bằng sinh thái trầm trọng.
Tokyo chăm cây như chăm bệnh nhân
Lí giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, TS Hưng cho rằng do ở Việt Nam chưa chú ý đến quy hoạch, phát triển cây xanh. Ở các nước tiên tiến, cây xanh được xem như 1 hạng mục ngang bằng với các hạng mục đường sá, cầu cống: “Ví dụ như ở Trung Quốc, trước khi quy hoạch đường sá người ta phân loại, quy hoạch từng loại cây, khảo sát kĩ và trồng thử nghiệm. Sau đó mới bắt đầu trồng đại trà”, TS Hưng nói.
Tại Singapore, Tokyo (Nhật), Băng Cốc (Thái Lan), cây xanh trên đường phố được chăm sóc kĩ lưỡng. TS Hưng từng chứng kiến cảnh nhân viên đô thị lắp rào chắn bảo vệ xung quanh cây hoa anh đào bị bệnh trên đường phố Tokyo: “Họ gắn biển báo công bố cho người dân biết là cây được rào đang được chăm sóc đặc biệt. Người ta cũng truyền chất dinh dưỡng, áp các máy đo độ nhựa lên xuống trong thân cây, đo lượng khoáng, lượng mùn y hệt chữa bệnh trên bệnh nhân vậy”, TS Hưng kể lại.
Tại các nước tiên tiến hiếm khi có chuyện chặt hạ cây xanh tuỳ tiện. Nếu cây chỉ bị sâu mọt ở một số cành, sẽ được phục hồi, tái tạo. Hay như ở Băng Cốc, nhân các ngày lễ như sinh nhật đức vua, lễ kỉ niệm thành lập thành phố, người dân sẽ buộc dây nilon màu vàng hoặc màu đỏ vào các cây trên phố ngụ ý nhắc nhở những cây đó phải được theo dõi, nhắc nhở mọi người không chặt phá. Nhằm hạn chế tình trạng sâu bệnh cho cây đường phố, TS Hưng góp ý nên học tập kĩ thuật chăm sóc cây như ở nước ngoài. Nghĩa là theo dõi, lên kế hoạch chăm sóc theo từng cá thể cây xanh. Khi cây có dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng hoặc bị bệnh, phải bổ sung, can thiệp kịp thời.
TS Hưng khẳng định những kĩ thuật chăm sóc cây trên Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng thực hiện, nhưng lâu nay chưa thấy cơ quan nào đề cập đến. Bên cạnh đó, cần chú ý đến công tác cắt tỉa cây, đặc biệt trước mùa mưa bão phải neo, chằng nhằm tránh tình trạng gãy đổ. “Trong tương lai, các cơ quan chức năng cần ngồi lại bàn bạc, quy hoạch cây xanh như quy hoạch các công trình xây dựng. Đồng thời nâng cao nhận thức về giá trị cây xanh. Hà Nội chặt cây ồ ạt, theo tôi một phần do nhận thức lãnh đạo chưa cao”, TS Hưng kiến nghị và nhận định.
Đồng quan điểm với TS Hưng, TS.KTS Phó Đức Tùng (người gây dựng ngành lâm nghiệp đô thị và kiến trúc cảnh quan tại Đại Học lâm nghiệp Việt Nam), cho biết các thành phố văn minh trên thế giới đặc biệt chú trọng đến cây xanh đường phố.
Trước tiên giới lãnh đạo luôn đặt công tác quy hoạch cây xanh ngang bằng việc quy hoạch các công trình khác như đường sá, cầu cống. Việc trồng, chăm sóc cây đường phố được giao cho lực lượng chuyên môn hẳn hoi, đó có thể xem là các “bác sĩ cây trồng”. Cũng từ nhìn nhận trên, khái niệm “xa lộ rễ cây” xuất hiện ở các nước này.
“Khi xây đường, họ đồng thời xây các đường ống bằng bê tông kín để rễ cây phát triển trong đó. Nhờ vậy tránh tình trạng rễ cây ăn lan ra lòng đường, phá đường. Những đường ống đó được gọi là đường rễ cây”, TS Tùng giải thích.
Các TP hiện đại đều trồng cây bằng giá thể, ngoài ra còn có hệ thống máy móc giữ ẩm, hút nước. “Các giá thể có giá trị dinh dưỡng gấp cả trăm lần đất thường. Ngoài ra có thể cung cấp thêm phụ gia, dưỡng chất cần thiếttuỳ theo từng loài cây. Khi cây được trồng theo đúng kĩ thuật sẽ phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh”, TS Tùng nói.
Chuyên gia lâm nghiệp này cũng thẳng thắn phê phán việc trồng cây trên các tuyến phố ở Việt Nam hiện nay đều sai kĩ thuật, ông dẫn chứng: “Trồng cây đường phố không phải đào hố rồi dập cây xuống là xong.Trước đây người Pháp trồng cây ở Hà Nội là lúc đất đai còn màu mỡ, không gian thoáng; còn giờ đây mật độ đô thị cao, tốc độ bê tông hoá ngày càng tăng thì trồng cây theo kiểu truyền thống rất khó mang lại hiệu quả”.
Quay trở lại với đề án chặt cây của Hà Nội, TS Hưng cho biết Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật là cơ quan đầu ngành về cây trồng ở Việt Nam. Tuy nhiên các chuyên gia ở đây không hề được mời tham gia vào đề án thay thế cây đường phố của chính quyền Hà Nội.
Ông Hưng kiến nghị cần có những hội thảo về cây xanh đô thị, thực hiện đều đặn và tổ chức thực hiện thí điểm ở các TP trọng điểm, sau đó nhân rộng. Ông Hưng nhắc lại kỉ niệm khi tiến hành xây dựng Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có rất nhiều chuyên gia thực vật được mời về lập thành hội đồng tuyển chọn, tư vấn cây trồng xung quanh lăng.
Tiếc rằng mô hình này sau đó không được nhân rộng. “Hiện tại một số khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu công nghiệp người ta thực hiện rất tốt việc tuyển chọn, trồng và chăm sóc cây xanh. Ở những nơi này cây phát triển tốt, có quy hoạch sinh thái hài hoà. Vậy tại sao các cơ quan chức năng không học hỏi?” ông Hưng đặt câu hỏi.
0 comments:
Post a Comment