Thông tin quan su thì sáng ngày 2 tháng 5, buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Việt Nam đã được tổ chức ở quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Cuộc mít tinh và duyệt binh này đã thu hút sự chú ý của truyền thông thế giới, đặc biệt là phía Trung Quốc…
Đây là Lễ diễu binh hải quân quy mô lớn hiếm có trong những năm gần đây của Việt Nam. Tại Lễ diễu binh, ngoài các khối quân nhân của các binh chủng thuộc quân chủng hải quân Việt Nam, rất nhiều loại vũ khí tiên tiến đã được huy động, trong đó, nhiều loại lần đầu tiên xuất hiện.
Thu hút sự chú ý là 3 tàu ngầm lớp Varshavyanka do Nga chế tạo (NATO gọi là Kilo) đã được biên chế cho Hải quân Việt Nam, lần đầu tiên xuất hiện tập thể trong Lễ diễu binh trên biển. Mối quan tâm về tàu ngầm của Hải quân Việt Nam cũng được truyền thông Trung Quốc liên tục đề cập trong thời gian qua.
Đội hình diễu binh trên biển của tàu ngầm Kilo Việt Nam
Bỏ qua những ý kiến hằn học kiểu như "hải quân Việt Nam diễu võ giương oai", giới phân tích và chuyên gia quân sự Trung Quốc có những cái nhìn và đánh giá khá nghiêm túc về hải quân Việt Nam. Trong đó, có thể bao quát lại thành 5 ý chính sau:
Thứ nhất: Hải quân Việt Nam được đầu tư mạnh, tiến thẳng lên hiện đại
Hầu hết các báo giấy và báo điện tử Trung Quốc đều thống nhất nhận định, hải quân Việt Nam đang được đầu tư mạnh mẽ để xây dựng lực lượng hải quân "tiến thẳng lên hiện đại", phát triển toàn diện cả về cơ cấu lực lượng lẫn trang bị, vũ khí.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng và gắn danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lên quân kỳ Quyết thắng của Quân chủng Hải quân
Hầu hết báo chí Trung Quốc đều trích dẫn phát biểu trong buổi lễ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, yêu cầu Hải quân Việt Nam "phát huy cao độ ý chí tự lực, tự cường, xây dựng hải quân nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ", theo định hướng "tiến thẳng lên hiện đại’.
Kể từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã liên tiếp mua sắm các phương tiện chiến đấu hiện đại, bao gồm cả tàu nổi, tàu ngầm, máy bay tuần tiễu, tên lửa bờ đối hạm…, của cả đối tác truyền thống là Nga lẫn các nước phương Tây nhằm nâng cao cấp tốc sức mạnh bảo vệ chủ quyền trên biển.
Đầu tư cho hải quân là một việc hết sức bình thường đối với 1 quốc gia có biển, nhất là đường bờ biển dài như Việt Nam.
Ngân sách quốc phòng hàng năm của Trung Quốc gấp vài chục lần Việt Nam, mỗi năm họ tăng cường cho hải quân vài chục tàu mặt nước và tàu ngầm nhưng mỗi khi các nước khác đầu tư ít ỏi cho hải quân thì Bắc Kinh lại luôn săm soi và luôn quan ngại chuyện "nước nhỏ uy hiếp nước lớn".
Thứ 2: Hải quân Việt Nam vẫn mang tính chất của một lực lượng phòng ngự
Có thể nhận thấy điều này là đúng bởi chiến lược quan su của quân đội nhân dân Việt Nam là thiên về phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam là một bộ phận cấu thành quân Quân đội nên việc mang tính chất này là điều tất nhiên.
nguồn: tintuc.vn
Đây là Lễ diễu binh hải quân quy mô lớn hiếm có trong những năm gần đây của Việt Nam. Tại Lễ diễu binh, ngoài các khối quân nhân của các binh chủng thuộc quân chủng hải quân Việt Nam, rất nhiều loại vũ khí tiên tiến đã được huy động, trong đó, nhiều loại lần đầu tiên xuất hiện.
Thu hút sự chú ý là 3 tàu ngầm lớp Varshavyanka do Nga chế tạo (NATO gọi là Kilo) đã được biên chế cho Hải quân Việt Nam, lần đầu tiên xuất hiện tập thể trong Lễ diễu binh trên biển. Mối quan tâm về tàu ngầm của Hải quân Việt Nam cũng được truyền thông Trung Quốc liên tục đề cập trong thời gian qua.
Tàu hộ vệ Project 159A lớp Petya của hải quân Việt Nam |
Bỏ qua những ý kiến hằn học kiểu như "hải quân Việt Nam diễu võ giương oai", giới phân tích và chuyên gia quân sự Trung Quốc có những cái nhìn và đánh giá khá nghiêm túc về hải quân Việt Nam. Trong đó, có thể bao quát lại thành 5 ý chính sau:
Thứ nhất: Hải quân Việt Nam được đầu tư mạnh, tiến thẳng lên hiện đại
Hầu hết các báo giấy và báo điện tử Trung Quốc đều thống nhất nhận định, hải quân Việt Nam đang được đầu tư mạnh mẽ để xây dựng lực lượng hải quân "tiến thẳng lên hiện đại", phát triển toàn diện cả về cơ cấu lực lượng lẫn trang bị, vũ khí.
Lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam |
Hầu hết báo chí Trung Quốc đều trích dẫn phát biểu trong buổi lễ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, yêu cầu Hải quân Việt Nam "phát huy cao độ ý chí tự lực, tự cường, xây dựng hải quân nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ", theo định hướng "tiến thẳng lên hiện đại’.
Kể từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã liên tiếp mua sắm các phương tiện chiến đấu hiện đại, bao gồm cả tàu nổi, tàu ngầm, máy bay tuần tiễu, tên lửa bờ đối hạm…, của cả đối tác truyền thống là Nga lẫn các nước phương Tây nhằm nâng cao cấp tốc sức mạnh bảo vệ chủ quyền trên biển.
Đầu tư cho hải quân là một việc hết sức bình thường đối với 1 quốc gia có biển, nhất là đường bờ biển dài như Việt Nam.
Ngân sách quốc phòng hàng năm của Trung Quốc gấp vài chục lần Việt Nam, mỗi năm họ tăng cường cho hải quân vài chục tàu mặt nước và tàu ngầm nhưng mỗi khi các nước khác đầu tư ít ỏi cho hải quân thì Bắc Kinh lại luôn săm soi và luôn quan ngại chuyện "nước nhỏ uy hiếp nước lớn".
Thứ 2: Hải quân Việt Nam vẫn mang tính chất của một lực lượng phòng ngự
Có thể nhận thấy điều này là đúng bởi chiến lược quan su của quân đội nhân dân Việt Nam là thiên về phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam là một bộ phận cấu thành quân Quân đội nên việc mang tính chất này là điều tất nhiên.
nguồn: tintuc.vn
0 comments:
Post a Comment