Tờ quan su "Tin tức Trung Quốc" ngày 5 tháng 5 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra rất cay cú về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines và ra sức xuyên tạc, lừa gạt về vấn đề Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose
Theo bài bao quan su, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose vừa cho biết, Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002 cần được coi là "điểm nút thời gian", hoạt động xây dựng của Philippines ở đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đều được tiến hành trước khi có DOC, sau đó chỉ tiến hành sửa chữa đối với đường băng sân bay.
Trong khi đó, hoạt động xây dựng đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc được triển khai sau năm 2002, cho nên, Philippines cho rằng, hoạt động bồi đắp xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc đã vi phạm DOC.
Ngày 4 tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngang nhiên cho rằng: "Trung Quốc nhiều lần bày tỏ lập trường về hoạt động xây dựng hợp pháp, hợp tình, hợp lý triển khai trên các đảo đá liên quan ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam)".
(GDVN) - Thôi Thiên Khải tuyên truyền "lập trường Trung Quốc" trong vấn đề Biển Đông, thừa nhận xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa, lòe bịp "dịch vụ công"...
Đối với quan điểm của Philippines, Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh:
“Một là, từ thập niên 70 thế kỷ trước đến nay, Philippines đã xâm chiếm phi pháp một phần đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Trung Quốc.
Đây là cốt lõi và căn nguyên của tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines.
Nhiều năm qua, Philippines triển khai xây dựng quy mô lớn ở một số đảo đá, thi công các cơ sở quân dụng và dân dụng như sân bay, bến cảng, doanh trại.
Những năm gần đây, Philippines đã đi ngược lại cam kết của mình, từ chối di dời tàu chiến trên bãi Cỏ Mây của Trung Quốc, đồng thời có ý đồ tiến hành gia cố để xâm chiếm đá ngầm này.
Năm 2013, Philippines làm trái cam kết trong Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông và đồng thuận đạt được giữa Trung Quốc và Philippines, đơn phương đưa tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines kiện lên tòa án trọng tài.
Cách đây không lâu, Philippines tuyên bố khôi phục hoạt động xây dựng phi pháp ở đảo Thị Tứ. Ngoài ra, Philippines còn không ngừng cản trở các bên triển khai hợp tác thiết thực trên biển trong khuôn khổ DOC, làm loạn tình hình Biển Đông, đồng thời ra sức tiến hành phỉ báng và bôi đen đối với phía Trung Quốc trong các hoạt động của khu vực và quốc tế”.
Hoa Xuân Oánh tuyên truyền: “Các hành động của Philippines đều rõ ràng vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông.
Họ một mặt tiến hành thanh minh về việc xâm chiếm phi pháp và hoạt động xây dựng trước khi ký kết DOC, mặt khác lại chủ động thừa nhận sự thật vẫn tiếp tục tiến hành hoạt động xây dựng phi pháp sau khi ký kết DOC. Sự ngụy biện của Philippines giấu đầu hở đuôi, ‘chưa đánh đã tan’”.
Hoa Xuân Oánh - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Theo Hoa Xuân Oánh: “Hai là, căn cứ vào nguyên tắc pháp lý cơ bản ‘hành vi phi pháp không sinh ra quyền lợi hợp pháp và hiệu lực’, Trung Quốc không thừa nhận hiện trạng các đảo đá ở quần đảo Trường Sa bị Philippines xâm chiếm phi pháp, cũng phản đối hoạt động xây dựng phi pháp mà Philippines triển khai ở các đảo đá trên quần đảo Trường Sa của Trung Quốc.
Trung Quốc tái khẳng định, yêu cầu Philippines lập tức chấm dứt hoạt động xây dựng phi pháp liên quan, đồng thời rút toàn bộ nhân viên và thiết bị trên các đảo đá của Trung Quốc”.
“Ba là, DOC cần được các bên cùng tuân thủ. Cùng với việc kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển, Trung Quốc luôn nỗ lực cùng các nước đương sự liên quan trực tiếp thông qua đàm phán, hiệp thương để giải quyết tranh chấp, điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và quy định của DOC.
Đồng thời, Trung Quốc nỗ lực cùng các nước ASEAN thực hiện toàn diện và có hiệu quả DOC, thúc đẩy hợp tác thiết thực trên biển, thúc đẩy vững chắc tiến trình tham vấn Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trung Quốc chưa từng và cũng sẽ không áp dụng các ‘hành động làm cho tranh chấp trở nên phức tạp, mở rộng và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định’. Nhưng, việc thực hiện DOC phải dựa vào nỗ lực chung của tất cả các bên”.
Hoa Xuân Oánh cho rằng: “Trung Quốc yêu cầu Philippines lập tức chấm dứt những thổi phồng và khiêu khích ác ý, cùng đi với Trung Quốc và đa số các nước ASEAN, cùng bảo vệ hòa bình và ổn định Biển Đông”.
Trên đây là toàn bộ những phát biểu tuyên truyền xuyên tạc của Trung Quốc liên quan đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trên thực tế, giới cầm quyền Trung Quốc đã cất quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995… và gây ra tranh chấp phức tạp hiện nay - PV.
Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý cơ bản ‘hành vi phi pháp không sinh ra quyền lợi hợp pháp và hiệu lực’, hành động xâm lược của Trung Quốc cũng như các hành động bồi đắp xây đảo phi pháp hiện nay sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với biển đảo theo “yêu sách đường lưỡi bò” lố bịch - PV.
Chính các hành vi bồi đắp xây đảo làm phá vỡ nguyên trạng của Trung Quốc hiện nay đã vi phạm nghiêm trọng DOC và bị cộng đồng quốc tế ngày càng lên án mạnh mẽ - PV.
Chính các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm loạn tình hình Biển Đông và khu vực, đang phá hoại DOC và cản trở tiến tới COC, theo đó phá hoại hòa bình, ổn định và an ninh khu vực - PV.
Chính giới cầm quyền Trung Quốc cần phải nhanh chóng rút quân và các loại vũ khí trang bị, phương tiện, thiết bị đang triển khai bất hợp pháp ở các đảo đá thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông - PV.
Trung Quốc đang kéo giàn khoan nước sâu thứ hai tên là Hưng Vượng xuống Biển Đông
Trung Quốc cần từ bỏ tham vọng “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, vô lý, vô nghĩa và lố bịch, biết tự kiềm chế, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, nhanh chóng xây dựng COC - PV.
Trung Quốc cần chấm dứt mọi hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi đen nước khác, tô hồng bản thân. Bất cứ hành động nào áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” đều sẽ bị lên án mạnh mẽ và cuối cùng chắc chắn sẽ ăn “quả đắng” - PV.
Đông Bình (nguồn Tin tức Trung Quốc)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose
Theo bài bao quan su, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose vừa cho biết, Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002 cần được coi là "điểm nút thời gian", hoạt động xây dựng của Philippines ở đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đều được tiến hành trước khi có DOC, sau đó chỉ tiến hành sửa chữa đối với đường băng sân bay.
Trong khi đó, hoạt động xây dựng đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc được triển khai sau năm 2002, cho nên, Philippines cho rằng, hoạt động bồi đắp xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc đã vi phạm DOC.
Ngày 4 tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngang nhiên cho rằng: "Trung Quốc nhiều lần bày tỏ lập trường về hoạt động xây dựng hợp pháp, hợp tình, hợp lý triển khai trên các đảo đá liên quan ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam)".
(GDVN) - Thôi Thiên Khải tuyên truyền "lập trường Trung Quốc" trong vấn đề Biển Đông, thừa nhận xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa, lòe bịp "dịch vụ công"...
Đối với quan điểm của Philippines, Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh:
“Một là, từ thập niên 70 thế kỷ trước đến nay, Philippines đã xâm chiếm phi pháp một phần đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Trung Quốc.
Đây là cốt lõi và căn nguyên của tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines.
Nhiều năm qua, Philippines triển khai xây dựng quy mô lớn ở một số đảo đá, thi công các cơ sở quân dụng và dân dụng như sân bay, bến cảng, doanh trại.
Những năm gần đây, Philippines đã đi ngược lại cam kết của mình, từ chối di dời tàu chiến trên bãi Cỏ Mây của Trung Quốc, đồng thời có ý đồ tiến hành gia cố để xâm chiếm đá ngầm này.
Năm 2013, Philippines làm trái cam kết trong Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông và đồng thuận đạt được giữa Trung Quốc và Philippines, đơn phương đưa tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines kiện lên tòa án trọng tài.
Cách đây không lâu, Philippines tuyên bố khôi phục hoạt động xây dựng phi pháp ở đảo Thị Tứ. Ngoài ra, Philippines còn không ngừng cản trở các bên triển khai hợp tác thiết thực trên biển trong khuôn khổ DOC, làm loạn tình hình Biển Đông, đồng thời ra sức tiến hành phỉ báng và bôi đen đối với phía Trung Quốc trong các hoạt động của khu vực và quốc tế”.
Hoa Xuân Oánh tuyên truyền: “Các hành động của Philippines đều rõ ràng vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông.
Họ một mặt tiến hành thanh minh về việc xâm chiếm phi pháp và hoạt động xây dựng trước khi ký kết DOC, mặt khác lại chủ động thừa nhận sự thật vẫn tiếp tục tiến hành hoạt động xây dựng phi pháp sau khi ký kết DOC. Sự ngụy biện của Philippines giấu đầu hở đuôi, ‘chưa đánh đã tan’”.
Hoa Xuân Oánh - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Theo Hoa Xuân Oánh: “Hai là, căn cứ vào nguyên tắc pháp lý cơ bản ‘hành vi phi pháp không sinh ra quyền lợi hợp pháp và hiệu lực’, Trung Quốc không thừa nhận hiện trạng các đảo đá ở quần đảo Trường Sa bị Philippines xâm chiếm phi pháp, cũng phản đối hoạt động xây dựng phi pháp mà Philippines triển khai ở các đảo đá trên quần đảo Trường Sa của Trung Quốc.
Trung Quốc tái khẳng định, yêu cầu Philippines lập tức chấm dứt hoạt động xây dựng phi pháp liên quan, đồng thời rút toàn bộ nhân viên và thiết bị trên các đảo đá của Trung Quốc”.
“Ba là, DOC cần được các bên cùng tuân thủ. Cùng với việc kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển, Trung Quốc luôn nỗ lực cùng các nước đương sự liên quan trực tiếp thông qua đàm phán, hiệp thương để giải quyết tranh chấp, điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và quy định của DOC.
Đồng thời, Trung Quốc nỗ lực cùng các nước ASEAN thực hiện toàn diện và có hiệu quả DOC, thúc đẩy hợp tác thiết thực trên biển, thúc đẩy vững chắc tiến trình tham vấn Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trung Quốc chưa từng và cũng sẽ không áp dụng các ‘hành động làm cho tranh chấp trở nên phức tạp, mở rộng và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định’. Nhưng, việc thực hiện DOC phải dựa vào nỗ lực chung của tất cả các bên”.
Hoa Xuân Oánh cho rằng: “Trung Quốc yêu cầu Philippines lập tức chấm dứt những thổi phồng và khiêu khích ác ý, cùng đi với Trung Quốc và đa số các nước ASEAN, cùng bảo vệ hòa bình và ổn định Biển Đông”.
Trên đây là toàn bộ những phát biểu tuyên truyền xuyên tạc của Trung Quốc liên quan đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trên thực tế, giới cầm quyền Trung Quốc đã cất quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995… và gây ra tranh chấp phức tạp hiện nay - PV.
Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý cơ bản ‘hành vi phi pháp không sinh ra quyền lợi hợp pháp và hiệu lực’, hành động xâm lược của Trung Quốc cũng như các hành động bồi đắp xây đảo phi pháp hiện nay sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với biển đảo theo “yêu sách đường lưỡi bò” lố bịch - PV.
Chính các hành vi bồi đắp xây đảo làm phá vỡ nguyên trạng của Trung Quốc hiện nay đã vi phạm nghiêm trọng DOC và bị cộng đồng quốc tế ngày càng lên án mạnh mẽ - PV.
Chính các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm loạn tình hình Biển Đông và khu vực, đang phá hoại DOC và cản trở tiến tới COC, theo đó phá hoại hòa bình, ổn định và an ninh khu vực - PV.
Chính giới cầm quyền Trung Quốc cần phải nhanh chóng rút quân và các loại vũ khí trang bị, phương tiện, thiết bị đang triển khai bất hợp pháp ở các đảo đá thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông - PV.
Trung Quốc đang kéo giàn khoan nước sâu thứ hai tên là Hưng Vượng xuống Biển Đông
Trung Quốc cần từ bỏ tham vọng “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, vô lý, vô nghĩa và lố bịch, biết tự kiềm chế, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, nhanh chóng xây dựng COC - PV.
Trung Quốc cần chấm dứt mọi hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi đen nước khác, tô hồng bản thân. Bất cứ hành động nào áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” đều sẽ bị lên án mạnh mẽ và cuối cùng chắc chắn sẽ ăn “quả đắng” - PV.
Đông Bình (nguồn Tin tức Trung Quốc)
0 comments:
Post a Comment