728x90 AdSpace

Latest News
Wednesday, March 11, 2015

Những trận pháo kích dữ dội nhất lịch sử

Chiến dịch Berlin 
Chiến dịch Berlin là chiến dịch tấn công cuối cùng của quân đội Xô Viết trong Chiến tranh Xô-Đức, diễn ra từ ngày 16/4 đến 8/5/1945.
Vành đai bảo vệ Berlin của quân Đức lúc này có chiều sâu 40 km, gồm 3 tuyến phòng thủ. Trong đó phòng tuyến thứ 1 là vùng đồng bằng và đầm lầy Oderbruch bên bờ đông của sông Oder.
Địa hình bình phẳng, với nhiều kênh đào, lạch nước cắt ngang, tạo lợi thế lớn cho người Đức.
Trung tâm của phòng tuyến thứ 2 là cao điểm Seelow, nơi quân Đức có vị trí thuận lợi để khai hỏa vào Hồng quân đang di chuyển ở Oderbruch.
Phòng tuyến thứ 3, phía sau Seelow, là nơi triển khai của những sư đoàn thiết giáp dự bị cuối cùng của quân đội Đức. Chỉ huy vành đai phòng thủ Berlin là đại tướng Heinrici.
Phương diện quân Belarus thứ nhất, do nguyên soái Zhukov chỉ huy, là lực lượng chính có vai trò tấn công Berlin.

Những trận pháo kích dữ dội nhất lịch sử

Tương tự với các chiến dịch trước đó, Hồng quân sẽ sử dụng ưu thế vượt trội về hỏa lực của mình để chọc thủng phòng tuyến của quân Đức.
Sau đó, các binh đoàn thiết giáp sẽ tràn qua đột phá khẩu và bao vây Berlin. Đóng vai trò trung tâm trong kế hoạch này của Zhukov là lực lượng pháo binh khổng lồ, với hơn 40.000 khẩu pháo đủ cỡ.
Chiến dịch tấn công Berlin sẽ được mở màn bằng đợt pháo kích ngắn nhưng dữ dội vào lúc rạng sáng.
Quy mô và mật độ tập trung pháo binh trong chiến dịch này là chưa từng có trong lịch sử. Trung bình mỗi kilomet mặt trận có 270 khẩu pháo với cỡ nòng từ 76mm trở lên.
Những trận pháo kích dữ dội nhất lịch sử
Đúng 3 giờ sáng ngày 16/4/1945, 40.000 khẩu đại pháo, súng cối, pháo hỏa tiễn cùng khai hỏa, nhắm vào phòng tuyến của người Đức.
Từ trên đỉnh Seelow, một sĩ quan Đức sau này đã thuật lại: "Khi cơn bão lửa chạm tới điểm cao, dường như cả mặt đất bị hất tung lên trời. Không ai trong chúng tôi từng trải qua điều gì tương tự, và chưa bao giờ nghĩ nó có thể xảy ra."
Một lính Đức khác kể lại: "…Đó không phải là pháo kích, mà là một trận cuồng phong, phá tan mọi thứ xung quanh chúng tôi… Mặt đất rung chuyển, lắc lư như một con tàu trong cơn bão cấp 12… Công sự nơi chúng tôi đang ẩn nấp trở nên nhỏ dần lại, khi lòng đất ép vào bên trong. Chúng tôi như cá mòi trong hộp…"
Trong ngày đầu tiên của chiến dịch, Hồng quân đã sử dụng 1.236.000 quả đạn pháo, tên lửa các loại.
Phần lớn được dùng trong đợt pháo kích đầu tiên này, kéo dài trong 20 phút. Số đạn pháo này chứa đầy trong 2.450 toa xe lửa.
Đến ngày 19/4/1945, Hồng quân chiếm được Seelow, và từ đó con đường dẫn đến Berlin đã hoàn toàn rộng mở. Thiệt hại của người Đức tại tại Seelow là 12.000 quân, con số này về phía Liên Xô là 20.000.
Tuy nhiên, sự chênh lệch này không có nhiều ý nghĩa khi mà Hồng quân vào lúc này đã hoàn toàn áp đảo so với quân đội Đức.

Trận chiến Somme
Chiến dịch tổng tấn công năm 1916 tại mặt trận Somme của quân đội viễn chinh Anh bắt đầu từ ngày 1/7 và trước đó được mở đầu bằng một đợt pháo kích kéo dài.
Các tướng lĩnh của Anh, gồm Tổng tư lệnh Douglas Haig và tư lệnh tập đoàn quân số 4, Henry Rawlinson, tin rằng hỏa lực pháo binh như vậy sẽ giúp dọn sạch mọi hàng rào thép gai, vật cản, chiến hào của người Đức và mở đường cho bộ binh.
Tổng cộng người Anh tập trung hơn 1.000 pháo dã chiến, với cỡ nòng dưới 120 mm, và 427 pháo hạng nặng, một số với cỡ nòng lên đến 380 mm.
Nhưng, điều đáng chú ý nhất không phải ở số lượng pháo mà ở việc đợt pháo kích này được lên kế hoạch sẽ kéo dài đến 5 ngày đêm liên tục.
Mỗi khẩu đội sẽ khai hỏa trong 2 tiếng, sau đó ngừng một thời gian trong lúc những khẩu đội khác thay thế.

Những trận pháo kích dữ dội nhất lịch sử

Vỏ đạn rỗng của quân Anh tại Somme

Theo kế hoạch, trong 2 ngày đầu tiên, mục tiêu chính là phá các lớp hàng rào thép gai của phòng tuyến quân Đức. Mục tiêu của 3 ngày tiếp theo là các chiến hào, công sự, và pháo binh của đối phương.
Các tuyến đường bộ, đường sắt sẽ bị pháo kích vào ban đêm để ngăn chặn tiếp viện. Ngày pháo kích đầu tiên là 24/6/1916.
Tuy nhiên, sau khi nhận thấy trong thực tế hiệu quả đạt được không như mong đợi, các tướng lĩnh Anh và Pháp đã quyết định kéo dài đợt pháo kích này thêm 2 ngày nữa. Tộng cộng có khoảng 1,7 triệu quả đạn pháo được sử dụng.
Các lớp hàng rào thép gai có nơi bị hủy diệt hoàn toàn, nhưng tại một số nơi khác lại gần như không hề hấn gì.
Đạn lép chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số đạn được bắn đi. Ngoài ra, đa số đạn pháo được dùng là đạn mảnh thay vì đạn công phá, do đó tác dụng đối với hệ thống công sự phòng ngự của quân Đức bị hạn chế.
Một thất bại nữa của pháo binh Anh là họ gây rất ít thiệt hại cho pháo binh Đức.
Một phần nguyên nhân là hạn chế trong tầm bắn của pháo binh Anh so với người Đức, và một phần vì kỹ thuật phản pháo kích khi đó vẫn trong giai đoạn sơ khai.
Bên cạnh đó, phần lớn binh lính Anh vào thời điểm 1916 vẫn còn thiếu kinh nghiệm.
Bộ binh của liên quân Anh, Pháp chính là những người phải trả giá cho thất bại của pháo binh.
Tổng cộng số thương vong của phe liên minh trong 5 tháng của chiến dịch Somme là hơn 600.000 người.

Chỉ riêng trong ngày 1/7, ngày tấn công đầu tiên sau đợt pháo kích, có đến 57.000 binh lính Anh thiệt mạng hay bị thương, con số thương vong cao nhất trong lịch sử quân đội Anh.

Theo nguon : quan su
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 comments:

Post a Comment

Item Reviewed: Những trận pháo kích dữ dội nhất lịch sử Rating: 5 Reviewed By: Hien Dinh